Thực trạng kinh doanh lưu trú du lịch đảoQuan Lạn năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho định hướng bảo vệ môi trường vùng biển đảo quan lạn huyện vân đồn tỉnh quảng ninh​ (Trang 45 - 51)

Cơ sở lƣu trú(cơ sở) Buồng phòng(phòng)

Tổng số Đƣợc xếp hạng Tổng số Đạt chuẩn

Minh Châu 20 9 110 85

Quan Lạn 34 18 897 311

Nguồn: Phòng thống kê UBND huyện Vân Đồn

Quan Lạn không chỉ có hệ thống tài nguyên thiên nhiên đa dạng mà còn đang được các cấp chính quyền quan tâm. Trong tương lai không xa, khi Vân Đồn phát triển thành đặc khu kinh tế mới và hoàn thiện cơ sở vật chất- kỹ thuật mang tầm vóc lớn như cảng hàng không quốc tế Vân Đồn hay hoàn thiện dịch vụ du lịch, Quan Lạn cũng theo đó trở nên nhộn nhịp, giàu có hơn rất nhiều.

2.5. Phân vùng địa lý tự nhiên vùng biển đảo Quan Lạn

Tổng hợp cácđiều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, theo nguyên tắc phân vùngđịa lý tự nhiên với nhân tố trội làđịa hình, vùng biểnđảo Quan Lạn thuộc vùngđịa lý biểnđảo Bái Tử Long với 4 tiểu vùng (hình 2.10) sau: i) Tiểu vùng đảo Quan Lạn – Minh Châu; ii) Tiểu vùng đất ngập nước và vịnh Quan Lạn; iii) Tiểu vùng biển ven bờ đông Quan Lạn và iv) Tiểu vùng biển mở tây bắc vịnh Bắc Bộ. Một số đặcđiểmđịa lý các tiểu vùng là:

I. Tiểu vùng đảo Quan Lạn – Minh Châu

Tiểu vùng gồm phầnđảo nổiở trung tâm hành chính các xã Quan Lạn và Minh Châu. Đảo kéo dài theo phương đông bắc – tây nam, theo phương cấu trúcđịa chất của cácđá trầm tích hệ tầng Sông Cầu tuổi Devon cấu tạo nên đảo này. Tuy nhiên, đảo không phải được cấu tạo bởiđá gốc mà chúng chỉ tạo nên các khối núi sót vớiđịa hình cấu trúc bóc mòn. Các núi có sườn dốc trên 120, hiệnđã được phủ bởi thảm thực vật trồng nên hạn chế xói mòn.

Trên đảo chủ yếu phân bố bề mặt thềm được cấu tạo bởi cát biển với các bậc độ cao 8-12m, 3-6m nhưđã nóiở phần trên. Các bãi biển vàđụn cát với cảnh quan thiên nhiên đa dạng, bờ biển mở với nước biển trong xanh đã tạo nên tài nguyên du lịch quý giá, là tiền đề cho phát triển Quan Lạn – Minh Châu.

Dân cư tập trung lâu đời trên các thành tạo cát biển. Hoạt động sản xuất nông nghiệp trên cát vẫn được duy trì, bên cạch hoạt động ngư nghiệp và du lịchđang được phát triển.

II. Tiểu vùng đất ngập nước và vịnh Quan Lạn

Phía tây đảo Quan Lạn là vùng đất ngập nước (độ sâu <6m) và vịnh Quan Lạn. Về bản chất, đất ngập nước quanh đảo cũng thuộc phạm vi vịnh Quan Lạn, song do diện tích và tính đặc thù vềđiều kiện tự nhiên của vùng đất ngập nước này nên vẫn để tên gọi cho tiểu vùng.

Phần đất ngập nước gồm bãi triều cao và bãi triều thấp. Các bãi triều cao phân bốở sát bờ tây đảo Quan Lạn, là không gian phân bố rừng ngập mặn. Trong những năm gầnđây, diện tích rừng ngập mặn suy giảm do đắp bờ tạo đầm nuôi. Phần ngoài của bãi triều cao và bãi triều thấp có diện tích phân bố rộng, cấu tạo chủ yếu bởi cát hạt nhỏ lẫn ít bùn sét, chịu tác động của thủy triều với biên độ cao. Đây là nơi thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là khai thác sá sùng.

Phía ngoài bãi triều, trong phạm vi độ sâu trên 5m nước, hoạt động dòng chảy do thủy triều mạnh, đây cũng là nơi thuận lợi cho hoạt động thủy sản. Hai hệ sinh tháiđiển hình của vùng là:

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Là hệ sinh thái có diện tích lớn nhất trên đảo, nằm ở khu vực phía tây và tây nam. Rừng thuần loài với thực vật sú, đâng, mắm, bàn chua và rừng hỗn giao với đâng, trang, sú vẹt... đều xuất hiện. Đây cũng là khu vực rừng có giá trị cao nhất trong kinh tế và đa dạng sinh học của Quan Lạn.

Hình 2.10. Bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên vùng biển đảo Quan Lạn

- Hệ sinh thái vùng triều: Hệ sinh thái này phân bố gần khu vực rừng ngập mặn, cũng là khu vực được phát triển nuôi trồng thủy hải sản. Đặc biệt, tại đây có nguồn lợi hải sản phong phú và giá trị kinh tế rất cao, nổi bật nhất trong khu vực Vân Đồn. Sá Sùng, Tôm, Mực... là các loại hải sản nổi tiếng từ lâu tại vùng triều Quan Lạn.

III. Tiểu vùng biển ven bờ đông Quan Lạn

Bờđông đảo Quan Lạn là bờ biển mở, được chia thành 2 tiểu vùng. Tiểu vùng biển ven bờ phân bố tới độ sâu 10m, là vùng biển với tác động mạnh của sóng. Đây là không gian mở cho phát triển du lịch.

IV. Tiểu vùng biển mở tây bắc vịnh Bắc Bộ

Vùng biển mở vớiđáy biển thoải, động lực yếu, chủ yếu cho hoạt động giao thông.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2, học viên đã phân tích và đánh giá các điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của Quan Lạn với 2 đơn vị hành chính là xã Quan Lạn và xã Minh Châu. Đảo Quan Lạn có thế mạnh trong phát triển du lịch biển đảo, du lịch nghỉ dưỡng và khai thác- nuôi trồng thủy hải sản dựa vào nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn, đa dạng sinh học cao. Kinh tế- xã hội tại đây còn đơn giản, ít ngành nghề, dân cư ít, phân bố tập trung tại các khu vực phía Tây. Những phân tích, đánh giá tại chương này sẽ phục vụ cho quá trình định hướng khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường tại chương 3.

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VÙNG BIỂN ĐẢO QUAN LẠN 3.1. Hiện trạng môi trƣờng đảo Quan Lạn

3.1.1. Thực trạng nguồn thải tại đảo Quan Lạn

3.1.1.1 Chất thải sinh hoạt

Chất thải sinh hoạt tại đảo Quan Lạn đến từ các hộ dân sinh sống trên đảo và khách du lịch, bao gồm chất thải rắn, rác thải và nước thải và chủ yếu xả thải trực tiếp ra môi trường. Lượng chất thải sinh hoạt là vấn đề chính của môi trường Quan Lạn hiện nay. Chất thải sinh hoạt được gom về lò đốt rác tại xã Quan Lạn khu vực Cống Cái, được xử lý không tốt. Lượng chất thải được xử lý 1 ngày chỉ chiếm 20%, số còn lại chất đống và gây ô nhiễm nước biển, không khí…Quan Lạn là đảo có tỷ lệ người dân sinh sống bằng nghề biển cao nên thành phần rác thải có 20% là sinh vật có vỏ (sò, ốc…); 10% xỉ than- chất thải rắn; 55% rác hữu cơ khác; vật liệu xây dựng và thành phần khác chiếm 15%. Quan Lạn cần đầu tư xây dựng một cơ sở xử lý chất thải đạt chuẩn về chất lượng và quy mô để có thể khắc phục tình trạng này.

Lượng chất thải sinh hoạt tính trung bình trên địa bàn Vân Đồn và Quan Lạn hiện nay đạt 3-5kg/hộ/ngày và 1-1,2kg/khách du lịch/ngày.Trung bình 1 ngày dân cư trên địa phận đảo đưa vào môi trường 3,6- 6,1 tấn rác thải sinh hoạt- một con số không nhỏ. Thành phần rác thải cũng khác nhau, với rác đến từ các hộ dân trong vùng chủ yếu là các chất hữu cơ như thức ăn thừa và lá cây, chất vô cơ như bao bì bọc thực phẩm- đồ dùng, túi nilon, … Xỉ than được sử dụng để đốt lửa cũng mang lại một nguồn thải lớn. Rác thải từ du khách có thành phần vô cơ nhiều hơn, trong đó nhiều nhất là giấy ăn, bao bì,… được mang theo và sử dụng trong chuyến đi của họ. Vào mùa hè, lượng du khách tới đảo nhiều hơn, lượng rác thải đi kèm cũng nhiều hơn mùa đông. Do đó mà các cơ sở kinh doanh du lịch- khách sạn trên đảo trong mùa đông cũng giảm lượng chất thải so với mùa hè.

Các nguồn thải sinh hoạt khác như từ các bệnh viện, các cơ sở y tế, các trường học… trong khu vực cũng tiềm ẩn những nguy cơ ô nhiễm lớn. Khu vực bệnh viện với chất thải độc hại, mang mầm bệnh và vi khuẩn, vi trùng có hại (vỏ lọ còn cặn thuốc, dung dịch; băng gạc y tế đã qua sử dụng, bơm kim tiêm…) không được xử lý theo quy trình có thể phát tán, lây lan sẽ gây tác hại lớn tới môi trường và sức khỏe người dân.

3.1.1.2 Chất thải sản xuất- dịch vụ

Chất thải trong quá trình hoạt động kinh tế của người dân tại Quan Lạn là mối lo ngại lớn đối với môi trường, do hoạt động kinh tế thường mang lại nguồn thải lớn với nhiều chất độc hại. Kinh tế càng mở rộng, nguồn thải càng trở nên lớn, đặc biệt khi nền kinh tế bắt đầu phát triển theo chiều rộng. Đảo Quan Lạn hiện nay có nền kinh tế còn khá đơn giản, tuy nhiên những độc hại nó gây ra cho môi trường đã bắt đầu xuất hiện.

- Nguồn thải ngành nông nghiệp:Trên đảo Quan Lạn, ngành nông nghiệp bao

gồm đầy đủ các nhóm trồng trọt- chăn nuôi- dịch vụ nông nghiệp. Trong đó, ngành chăn nuôi nuôi trồng thủy hải sản là ngành gây tác động nhiều nhất tới môi trường. Nông nghiệp xả thải các chất hữu cơ- sản phẩm từ cây trồng, vật nuôi trong quá trình phát triển và khi người dân thu hoạch, hóa chất bảo vệ thực vật và chai lọ chứa đựng, bao bì đựng thức ăn chăn nuôi… Hoạt động nuôi trồng thủy hải sản gây tác động nhiều hơn bởi các lồng bè chăn nuôi đều được đặt trực tiếp trên biển/ vùng nước ven bờ, đồng thời những hóa chất trị bệnh cho thủy sản và thức ăn cũng được đưa trực tiếp vào vùng nước. Điều này khiến vùng nước nuôi trồng bị ảnh hưởng nặng nề, dư thừa nhiều chất có hại và theo sự chuyển động của dòng nước lan tỏa khiến các khu vực khác cũng trở nên ô nhiễm. Các chất độc của thuốc bảo vệ thực vật không chỉ tích lũy trong sản phẩm khiến sức khỏe người sử dụng suy giảm mà còn theo gió, nước,… ngấm vào môi trường đất, nước ngầm, nước mặt, không khí… Khi các chất này không được sử dụng hợp lý và quản lý chặt chẽ, môi trường tại Quan Lạn sẽ ngày càng độc hại.

- Nguồn thải từ các chợ:Hoạt động buôn bán trên các chợ thường xả thải ra các

loại túi nilon, thực phẩm thừa, xỉ than… Các chợ sau mỗi buổi họp cần được dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt nước thải tại đây thường được đổ tràn trên nền đất, xi măng mà chưa có hệ thống thoát nước riêng. Do đó, môi trường tại các chợ có chất lượng kém, nhiều mùi khó chịu, rác thải xuất hiện ở nhiều nơi gây mất mỹ quan. Du khách hiện nay đã tham gia mua bán sản vật, chủ yếu là hải sản tại các chợ này. Vì vậy, nguồn rác thải tại đây cần được thu gom triệt để, giữ gìn hình ảnh của Quan Lạn trong mắt du khách.

- Nguồn thải từ hoạt động nạo vét cống, kênh mương:Nguồn thải này chiếm số

lượng rất ít tuy nhiên lại mang nhiều chất gây ô nhiễm khó xử lý như các kim loại nặng, các vi khuẩn. Khi nạo vét, công nhân/người dân địa phương thường để các chất chải này trực tiếp lên hai bên kênh, cống, chúng phát mùi khó chịu và tiếp tục ngấm xuống vùng đất lân cận. Quan Lạn hiện nay chưa gia cố, hiện đại hệ thống kênh, cống này, chưa quản lý được nguồn thải của người dân thải xuống đây. Các kênh, cống cần được quan tâm nâng cấp, sửa chữa để tránh tình trạng trở thành những kênh nước thải lộ thiên ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và đời sống dân cư.

3.1.1.3Chất thải từ khu vực khác

Chất thải từ các khu vực khác, đặc biệt là các khu vực lân cận ảnh hưởng tới Quan Lạn chủ yếu thông qua dòng chảy, gió… Quan Lạn được ngăn cách với các đảo khác bởi dòng nước, tuy nhiên nước lại là môi trường phát tán các chất ô nhiễm rất nhanh, do vậy biên giới trong ô nhiễm môi trường tại đây không tồn tại. Các chất thải tử chăn nuôi xả thải trực tiếp ra môi trường tại các khu vực khác cũng góp phần làm cho Quan Lạn bị ảnh hưởng tiêu rực. Năm 2017, huyện Vân Đồn có 400 cơ sở chăn nuôi gia súc, có những cơ sở nuôi 100- 200 con lợn và chủ yếu đều tự xử lý chất thải (thu gom chất thải rắn, chất thải lỏng xả ra các cống thoát nước đổ ra biển và ngấm vào đất), lượng chất thải này sẽ trở thành vấn đề nan giải cho việc gìn giữ môi trường.

Tổng tải lượng chất gây ô nhiễm đưa vào Vịnh Hạ Long – Bái Tử Long từ các tiểu vực được thống kê trong năm 2017 là rất lớn. Cụ thể, các chất ô nhiễm bao gồm COD, BOD5, N- T, P-T… được tính bằng đơn vị nghìn tấn và chất thải kim loại As, Hg, Pb… được tính bằng đơn vị tấn- một sức ép rất lớn cho môi trường vịnh Hạ Long- Bái Tử Long nói cung và ảnh hưởng tới vùng biển Quan Lạn. Đây cũng là các chất chính gây hại cho các sinh vật trong đất, nước… và làm môi trường suy thoái. Các chất này được chứa trong nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất- dịch vụ, nước chảy ra từ các bãi rác ngấm xuống các tầng đất và chảy xuống biển, một phần không nhỏ thuộc về các chất thải rắn không được thu gom mà du khách và người dân- đặc biệt ở các khu vực nông thôn chưa có các hoạt động quản lý chặt chẽ vệ sinh môi trường xả thải, hoặc chưa được thu gom xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho định hướng bảo vệ môi trường vùng biển đảo quan lạn huyện vân đồn tỉnh quảng ninh​ (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)