Dân cư, dân tộc và sự phát triển xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho định hướng bảo vệ môi trường vùng biển đảo quan lạn huyện vân đồn tỉnh quảng ninh​ (Trang 42 - 43)

6. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Dân cư, dân tộc và sự phát triển xã hội

Quan Lạn là một hòn đảo nhỏ, có số lượng dân cư không lớn. Năm 2017, Quan Lạn có 4825 người thuộc 2 xã đảo Quan Lạn và Minh Châu, tương ứng với hơn 1000 hộ. Cư dân trên đảo chủ yếu là người dân tộc Kinh. Mật độ dân số trung bình 42 người/km2, đạt 55 người/km2 tại Quan Lạn và 20 người/km2 tại Minh Châu, thấp hơn trung bình huyện Vân Đồn với 79 người/km2. Quan Lạn là khu vực có mật độ dân cư không quá thấp trong huyện Vân Đồn. Mật độ dân số tại Vạn Yên chỉ đạt 14 người/km2, bằng 1/3 của Quan Lạn[30].

Trong giai đoạn 2010-2017, dân số trên đảo Quan Lạn liên tục tăng, tuy nhiên tăng rất chậm. Trong 7 năm, dân số tăng thêm 246 người, trung bình mỗi năm tăng 49 người, tốc độ tăng dân số thấp: 1,03%, thấp hơn trung bình cả nước 0,05% năm 2017.Diện tích nhỏ và những hạn chế về đất canh tác, nguồn nước ngọt là nguyên nhân chủ yếu khiến dân cư ít sinh sống tại đây.

Các điều kiện chăm sóc sức khỏe của người dân như hệ thống bệnh viện, trạm y tế rất nghèo nàn. Tại đảo chỉ có duy nhất một bệnh viện đa khoa Vân Đồn và trung tâm y tế huyện phục vụ dân cư Quan Lạn và các hòn đảo trong huyện với quy mô 15 giường bệnh. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của dân số như tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử hay tuổi thọ trung bình của người dân.

Hình 2. 8. Dân số đảo Quan Lạn giai đoạn 2010-2017 (người)

Nguồn: Số liệu thống kê huyện Vân Đồn

3670 3687 3724 3782 3894 3780 933 922 946 953 973 1045 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 2010 2011 2012 2013 2014 2017 Xã Quan Lạn Xã Minh Châu

Vấn đề giáo dục- đào tạo còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên hiện nay đang được cải thiện đáng kể. Tỉnh Quảng Ninh và UBND huyện Vân Đồn đã tích cực khắc phục khó khăn dân cư phân tán, chú trọng đầu tư, xây dựng các trường học ở các khu dân cư, trong đó có đảo Quan Lạn. Trên đảo đã có các trường mầm non, tiểu học, trung học các cấp, đảm bảo các em nhỏ được hưởng đầy đủ hệ thống giáo dục như các vùng khác trên cả nước.

Tại Quan Lạn chỉ có những chợ nhỏ phục vụ người dân địa phương, vài năm trở lại đây khách du lịch cũng thường xuyên tham gia mua sắm. Quan Lạn được quy hoạch phát triển du lịch, cần thiết phải có những trung tâm thương mại góp phần giới thiệu các sản vật địa phương tới du khách mọi miền.

Các vấn đề bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc, văn hóa- thể dục thể thao đang được cải thiện nhanh chóng. Đảo Quan Lạn có 1 trong 2 trạm phát thanh- truyền hình chuyển tiếp của huyện, đồng thời cũng xây dựng điểm bưu điện và hệ thống thông tin liên lạc. Hồ chưa nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt xây dựng trên xã Quan Lạn cũng sắp hoàn thành.Các hộ dân trên đảo đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Mức sống dân cư ngày càng cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Quan Lạn hiện nay không còn là khu vực hải đảo xa xôi lạc hậu, đang dần bắt kịp với nhịp sống hiện đại của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho định hướng bảo vệ môi trường vùng biển đảo quan lạn huyện vân đồn tỉnh quảng ninh​ (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)