Đặcđiểmđiều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho định hướng bảo vệ môi trường vùng biển đảo quan lạn huyện vân đồn tỉnh quảng ninh​ (Trang 26 - 28)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Đặcđiểmđiều kiện tự nhiên

2.2.1. Đặc điểm địa chất

Quan Lạn được hình thành trong giai đoạn Cổ kiến tạo cách đây khoảng 542 triệu năm, thời kì hình thành đại bộ phận lãnh thổ đất nước.Trong giai đoạn này, thềm lục địa được mở rộng, đặc biệt là khu vực miền Bắc với thềm lục địa rộng, nông, đồng thời vận động kiến tạo Hecxini và Caledoni nâng cao địa hình, tạo nên các dãy núi hình cánh cung khu vực phía Bắc và các bể trầm tích than antraxit tại Quảng Ninh. Do cường độ nâng không đồng đều,Quan Lạn và Vân Đồn nằm tại điểm cuối của khu vực chịu ảnh hưởng nâng cao địa hình nên chưa được tách rời hẳn với biển Đông mà được tạo thành những quần đảo ven bờ với các eo biển nông, hẹp ngăn cách giữa các đảo. Đá vôi trên đảo có tuổi Devon- tuổi phổ biến của đá vôi Việt Nam, thuộc hệ tầng Sông Cầu với các trầm tích lục nguyên. Ngoài đá vôi, đảo còn được cấu tạo bởi các trầm tích bở rời Đệ Tứ- đảo đất [10]. Chính vì vậy nên thổ nhưỡng và sinh vật trên đảo khác biệt so với đảo đá vôi thuộc hệ sinh thái Hạ Long, phong phú và đa dạng hơn rất nhiều. Khu vực nghiên cứu phân bố 3 thành tạo đá gốc trước Kainozoi (hình 2.2) gồm:

1. Hệ tầng Sông Cầu (D1sc) được chia làm hai phần như sau: i) Phần dưới:

cuội kết hỗn tạp, cát kết xen bột kết màu tím, nâu vàng; ii) Phần trên: bột kết xen cát bột kết, sạn kết thạch anh silic, cát kết thạch anh, cát kết dạng quarzit và trên cùng là đá phiến sét vôi màu xám đen.

2. Hệ tầng Dưỡng Động (D1-2dđ): Thành phần trầm tích của hệ tầng gồm 4 tập:

i) Tập 1: cát kết dạng quarzit; ii) Tập 2: cát kết xen bột kết màu xám; iii) Tập 3: cát kết thạch anh phân lớp dày; iv) Tập 4: bột kết màu xám; Chiều dày 100-1.300m.

Hình 2.2. Các thành tạo địa chất vùng Quan Lạn (Theo Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000, Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam)

3. Hệ tầng Bản Páp (D2bp): Nằm rìa phía bắc khu vực nghiên cứu, gồm chủ

yếu là đá vôi, từ dưới lên gồm: i) Phần dưới: đá vôi phân lớp mỏng màu xám tái kết tinh; ii) Phần giữa: đá vôi phân lớp trung bình màu xám tái kết tinh có chứa san hô; iii) Phần trên: đá vôi phân lớp trung bình đến dày màu xám nhạt, tái kết tinh yếu.

Các trầm tích Đệ tứ phân bố rất rộng trong vùng nghiên cứu cả trên bờ lẫn dưới đáy biển với thành phần và nguồn gốc rất khác nhau, nhưng đều dưới dạng chưa gắn kết. Do đó, độ bền vững không cao, rất dễ bị bào mòn, di chuyển và tái trầm đọng tùy thuộc vào kích thước, hình dạng và tỷ trọng.

Đặc điểm trầm tích tầng mặt vùng biển đảo Quan Lạn

Tổng hợp kết quả nghiên cứu trầm tích tầng mặt vùng biển đảo Quan Lạn cho thấy tồn tại 4 trường trầm tích cát sạn, cát, cát bùn và bùn cát. Trong đó trầm tích bùn cát và cát bùn chiếm diện tích chủ yếu trên đáy vịnh.

Các trường trầm tích cát, cát sạn, cát lẫn sạn phân bố ở một số khu vực bãi triều ven bờ vịnh là những bãi cát sạch và đẹp có tiềm năng làm bãi tắm phục vụ du lịch.Các trường trầm tích hạt thô ở xa bờ hơn có thể khai thác làm vật liệu san lấp, đặc biệt là san lấp các bãi biển du lịch bị xói lở mạnh trong khu vực.

Nhìn chung, vùng biển đảo Quan Lạn được cấu tạo chủ yếu bởi trầm tích hạt mịn (cát bùn, bùn cát, bùn). Đây là các trầm tích có khả năng tích lũy độc tố cao, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường trầm tích biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho định hướng bảo vệ môi trường vùng biển đảo quan lạn huyện vân đồn tỉnh quảng ninh​ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)