2.2.1 .Đặc điểmđịa chất
2.3. Tài nguyên thiên nhiên và nhân văn
2.3.6. Giá trị văn hóa lịch sử
Giá trị văn hóa- lịch sử của Quan Lạn khá đa dạng. Theo guồng quay của bánh xe lịch sử, nơi đây đã chứng kiến nhiều sự kiện lớn gắn với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta từ bao đời, đồng thời cũng để lại nhiều di tích văn hóa- lịch sử. Trong mỗi thời kì, Quan Lạn cùng với Vân Đồn luôn chứng minh được vị trí quan trọng của mình trên bản đồ đất nước.
Từ thế kỉ XI, Quan Lạn đã là thương cảng sầm uất bậc nhất cả nước, đến nay còn để lại nhiều di vật có ý nghĩa khảo cổ học. Nhắc đến Thương cảng Vân Đồn là nhắc đến khu vực giao thương nhộn nhịp, sầm uất bậc nhất thời Lý- Trần, bao gồm nhiều bến cảng trên nhiều hòn đảo tạo thành một hệ thống, trong đó lớn nhất là bến Cái Làng và Cống Cái trên đảo Quan Lạn. Các bến thuyền trước đây tấp nập thuyền ghe còn giấu trong lòng những đồ sứ, đồ sành có niên đại gần 1000 năm từ thời Đường- Tống của Trung Quốc, thời Lý- Trần của Đại Việt. Người dân trên đảo qua hàng thế kỉ dài vẫn giữ truyền thống đạo đức tốt đẹp, đền thờ vua Lý Anh Tông- vị vua
thành lập thương cảng được xây dựng từ thế kỉ XVIII vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Cũng tại nơi này, quân dân nhà Trần đã chiến thắng quân Nguyên- Mông lần thứ 3 xâm lược năm 1288, đền thờ tướng Trần Khánh Dư được xây dựng để ghi dấu chiến thắng này. Hàng năm, lễ hội của người Quan Lạn diễn ra vào 10-20/06 âm lịch vừa để kỷ niệm chiến thắng chống giặc ngoại xâm, vừa để tế thành hoàng làng, cầu mùa cho ngư dân miền biển. Những giá trị văn hóa- lịch sử này cũng là một trong những tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn của đảo Quan Lạn.