2.2.1 .Đặc điểmđịa chất
2.3. Tài nguyên thiên nhiên và nhân văn
2.3.5. Tài nguyên sinh vật
2.3.5.1. Đa dạng hệ sinh thái
- Vùng biển đảo Quan Lạn có các HST rừng nhiệt đới, TVNM, HST vùng triều, HST rạn san hô và HST cỏ biển. HST rừng nhiệt đới là HST lục địa, có độ phủ rộng trên các đảo của vùng biển đảo Quan Lạn, khá đa dạng và phong phú về thành phần
loài. HST RNM nhìn chung kém phát triển, số lượng loài ít, duy nhất có RNM khu vực đảo Ngọc Vừng là phát triển tốt.
- Hệ sinh thái vùng triều bao quanh các đảo với diện tích rất khác nhau, chia thành hai tiểu hệ hệ sinh thái bãi triều đá và hệ sinh thái bãi cát. Các bãi triều đá là nơi phân bố của của hệ sinh vật vùng triều rạn đá. Đáng chú ý những loài đặc sản quí hiếm như ốc Nón, ốc Nhảy, ốc Mắt, ốc Hương... Tiểu hệ bãi triều cát bùn phân bố chủ yếu ở khu bãi cao, bột có màu nâu xám, xám đen do nằm trong vùng có TVNM . Bãi triều có loại chất đáy này rất phù hợp cho sự phân bố của quần xã đáy mềm. Có thể tìm thấy các loài thuộc họ cua Bơi (Portunidae), họ tôm He (Peneidae), tôm Gõ mõ (Alpheidae) hoặc các loài vùng triều vùi mình trong nền đáy như Ngao, Ngán, Vọp, Phi...
- Rạn san hô là một dạng đặc thù của vùng biển nhiệt đới và cũng rất điển hình cho các đảo vùng Đông Bắc Việt Nam, khu vực Bái Tử Long đều có các rạn san hô phân bố như: Vạn Cảnh, Ngọc Vừng. Sự phân bố và phát triển của chúng bị hạn chế rất lớn bởi độ trong thấp và chịu ảnh hưởng của khối nước từ lục địa đổ ra (nhất là vào mùa mưa) và do vùng biển thường xuyên có sóng gió mạnh. Vì vậy trong cấu trúc thành phần loài, san hô dạng khối và bán khối chiếm số lượng chủ yếu, còn san hô cành chỉ có rất ít, chúng ít khi phân bố thành các rạn điển hình mà chủ yếu phân bố rải rác thành các mảng "đốm da báo" và độ phủ thấp chỉ đạt từ 20 - 30 %. Sinh vật sống kèm theo vùng rạn khá phong phú bao gồm đại diện của các nhóm rong biển, trai, ốc, cầu gai và hải sâm. Đáng chú ý hầu hết các loài động vật vùng rạn đều là các đối tượng kinh tế chủ yếu như cầu gai gai ngắn, Hải sâm đen, Hải sâm trắng, ốc Nón...
- Cỏ biển thường phát triển trên nền đáy cát ít bùn, phân bố từ vùng triều đến chân RSH. Giống như san hô, cỏ biển cũng phân bố theo kiểu da báo. Thành phần loài chủ yếu là cỏ Xoan (Halophylla ovalis) với độ phủ lo - 30 % và sinh khối đạt 30 - 50 g/m2 . Loài ĐVĐ điển hình của các thảm cỏ biển là Cerithidea cinguỉata, Cliothona owalaniensis. Ngoài ra thảm cỏ biến còn là nơi phân bố của nguồn giống hải sản thuộc tôm, cua, cá. Cùng với RSH, thảm TVNM , các thảm cỏ biển góp phần bảo tồn và phát tán nguồn giống ở vùng biển đảo.
2.3.5.2. Các nhóm động thực vật chính
- Nhóm động thực vật trên cạn:
Các kết quả nghiên cho thấy hầu hết các đảo đều được bao phủ từ 98 %-100 % bởi rừng nhiệt đới xanh tốt quanh năm. Thảm thực vật rừng là lá phổi xanh của đảo và là nguồn cung cấp dược liệu, thực phẩm, lâm sản rất có giá trị. Theo các số liệu nghiên cứu gần đây, riêng đảo Ba Mùn đã phát hiện tới 396 loài thực vật thuộc 109 họ khác nhau, trong đó có cây làm thuốc (63 loài), thức ăn cho người (39 loài) và gia súc (28 loài), cây cho gỗ (27 loài). Đã phát hiện một số cây làm thuốc quý như Bá bệnh, Ba chạc, Lá khôi tía, Quầng quầng, Đáng chân chim, Mã kích, Bạch truật, Sa nhân... Động vật rừng là những loài hoang dã và được coi là nguồn đặc sản của nước ta hiện vẫn còn Hoẵng, Lợn rừng, Nhím, Chồn, Cáo, Nai, Sơn dương, Gà lôi, Đại bàng đất, một số Lưỡng cư và Bò sát... tổng cộng khoảng 170 loài và chiếm 68 % số lượng động vật hoang dã của toàn tỉnh Quảng Ninh.
- Thực vật phù du:
Các kết quả nghiên cứu về cấu trúc thành phần loài TVPD từ Ba Mùn đến Hạ Mai cho thấy số loài TVPD biến đổi từ 147 loài đến 163 loài, ở vịnh Quan Lạn là 152 loài. Ưu thế thường thuộc về ngành tảo Silic (Bacillariophyta) chiếm từ 80% - 88% tổng số loài, ngành tảo Giáp (Pyrrophyta) chiếm khoảng l0-12%, ngành tảo Lam (Cyanophyta) có số loài ít nhất chỉ chiếm 1-2%. Các chi tảo chiếm ưu thế về số loài cũng như mật độ bao gồm chi: Chaetoceros, Rhizosolenia, Nitzschia, Coscinodiscus, bacteriastrum, Pleurosigma. Đặc biệt chi Cheatoceros, Rhiosolenia thường có số loài cao có khi đạt đến 43 loài. Sự biến đổi số loài và mật độ TVPD theo các mùa khác nhau.
Số loài thực vật phù du trung bình toàn khu vực mùa khô đạt 42 loài/trạm khảo sát, cao hơn so với mùa mưa toàn khu vực này khoảng 1 loài/trạm
Mật độ TVPD tương đối cao, trung bình toàn khu vực đạt từ 31.265 tế bào/lít (các trạm khảo sát tại các đảo nằm xa bờ) đến 47.068 tế bào/l (các trạm thuộc khu vực ven bờ từ Trà cổ đến Hòn Gai), cao hơn từ 31 - 47 lần so với vịnh Bắc Bộ (106 tb/m3 ) và khối lượng trung bình từ 2,118 - 3,387 mg/l, cao hơn khoảng 20 - 30 lần so với vùng khơi vịnh Bắc Bộ (100 mg/m3 ).
Chỉ số đa dạng TVPD: vịnh Quan Lạn và Vạn Cảnh - Ngọc Vừng đều có giá trị tổng đa dạng lớn hơn 3,00; trong đó vùng Vạn Cảnh - Ngọc Vừng có chỉ số đa dạng sinh học cao hơn vùng vịnh Quan Lạn.
- Động vật phù du:
Khu vực vịnh Quan Lạn mới chỉ phát hiện 47 loài ĐVPD, thuộc 5 ngành và phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào các giống Eucalanus, Oithona, Labiocera, Acartia với số loài từ 6 đến 8 loài/giống; Paracalanus, Sagitta, Corycaeus, Centropages có 4 loài mỗi giống; các giống còn lại, phần lớn chỉ có 1 loài. Các loài ưu thế bao gồm cả loài đặc trưng cho khối nước ven bờ, có khả năng thích nghi rộng nhiệt, rộng muối như Paracalanus aculeatus, Paracalanus parvus và đặc trưng cho khối nước biển khơi như Undinula vulgaris và Eucalanus subcrasus. số loài trung bình mùa mưa đạt 10,5 loài/trạm và mùa khô 8 loài/trạm . Kết quả phân tích cho thấy mật độ ĐVPD mùa mưa đạt trung bình 5.255 cá thể/m3 , khối lượng 547 mg/m3, cao nhất 12.510 con/m3 (trạm 163), thấp nhất 1.430 con/m3 (trạm 175). Mùa khô mật độ trung bình thấp hơn chỉ đạt 4.298 cá thể/m3 , khối lượng 257 mg/m3 .
Chỉ số đa dạng trung bình mùa mưa năm 2000 đạt 2,52 và mùa khô 2,20 thuộc vào mức độ trung bình so với các vùng khác thuộc khu vực các đảo Đông Bắc Việt Nam.
- Động vật đáy ĐVĐ là nguồn thức ăn chính của các loài cá sống ở tầng đáy và cũng là nguồn thức ăn của các loài đặc sản như tôm, cua sống đáy. Két quả nghiên cứu đã xác định được trên 800 loài ĐVĐ tại các đảo đông bắc Việt Nam. Riêng tại vịnh Quan Lạn là 125 loài. Kết quả nghiên cứu cũng đã chứng minh nhóm Thân mềm thường có số loài, mật độ, khối lượng cao nhất; tiếp sau là nhóm giun Nhiều tơ, Giáp xác, Da gai.
Kết quả khảo sát khu vực có độ sâu từ 10 m nước đến sát bờ đảo vào tháng 7/2001 cho thấy số loài ở khu vực này cao hơn hẳn số lượng loài ở độ sâu trên lo m nước, trung bình 10,5 loài/trạm. Vào mùa khô số lượng loài ĐVĐ có xu thế giảm đi (7,2 loài/trạm).
Mùa mưa, mật độ các loài ĐVĐ trung bình tại vịnh Quan Lạn đạt cao nhấtso với các trạm ven bờ khác, trịsố trung bình 416 con/m2 , cao nhất 1.026 con/m2 (trạm 187), thấp nhất 113 con/m2 (trạm 175). Vào mùa khô, mật độ cũng có xu thế giảm, trung bình chỉ còn 206,6 con/m2 và cao nhất 246 con/m2 , thấp nhất 166 con/m2 .
Tương tự như sự biến đổi về mật độ, khối lượng ĐVĐ về mùa mưa đạt giá trị 78 cao hơn so với mùa khô. Khối lượng bình mùa mưa 17.889 mg/m2 , cao nhất 51.945 mg/m2 và thấp nhất 1.742 mg/m2. Vào mùa mưa khối lượng trung bình của ĐVĐ giảm hẳn chỉ còn 7.534,8 mg/m2 , cao nhất 12.579 mg/m2 và thấp nhất 3.114 mg/m2 .
Chỉ số tổng đa dạng sinh học trung bình tại vịnh Quan Lạn đạt 2,62 và mùa khô thấp hơn đôi chút tương đương với giá trị 2,54.
2.3.5.3. Nguồn lợi sinh vật:
Vùng vịnh Quan Lạn có rất nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao đặc biệt là ĐVĐ. Thân mềm là nhóm quan trọng trong cấu trúc nguồn lợi ĐVĐ ở các đảo, cho đến nay chúng tôi đã thống kê được 59 loài Thân mềm có giá trị kinh tế và quý hiếm. Trong đó nhóm ốc (lớp một mảnh vỏ) chiếm 13 loài, lớp hai mảnh vỏ 37 loài, lớp Chân đầu 18 loài.
Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu đã thống kê được 13 loài giáp xác, 3 loài Da gai (Hải sâm Đen, Hải sâm Trắng và Dưa biển), Sá sùng (Sipunculus nudus) và Bông thùa (Phascosoma similis) có giá trị kinh tế cao. Trong nhóm Giáp xác có giá trị kinh tế nhất là loài ghẹ Xanh (Portunus pelagicus) và loài ghẹ Ba gai (Portunus trituberculatus).