Thực trạng phát triển kinh tếxã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho định hướng bảo vệ môi trường vùng biển đảo quan lạn huyện vân đồn tỉnh quảng ninh​ (Trang 42 - 45)

2.2.1 .Đặc điểmđịa chất

2.4. Thực trạng phát triển kinh tếxã hội

2.4.1 Dân cư, dân tộc và sự phát triển xã hội

Quan Lạn là một hòn đảo nhỏ, có số lượng dân cư không lớn. Năm 2017, Quan Lạn có 4825 người thuộc 2 xã đảo Quan Lạn và Minh Châu, tương ứng với hơn 1000 hộ. Cư dân trên đảo chủ yếu là người dân tộc Kinh. Mật độ dân số trung bình 42 người/km2, đạt 55 người/km2 tại Quan Lạn và 20 người/km2 tại Minh Châu, thấp hơn trung bình huyện Vân Đồn với 79 người/km2. Quan Lạn là khu vực có mật độ dân cư không quá thấp trong huyện Vân Đồn. Mật độ dân số tại Vạn Yên chỉ đạt 14 người/km2, bằng 1/3 của Quan Lạn[30].

Trong giai đoạn 2010-2017, dân số trên đảo Quan Lạn liên tục tăng, tuy nhiên tăng rất chậm. Trong 7 năm, dân số tăng thêm 246 người, trung bình mỗi năm tăng 49 người, tốc độ tăng dân số thấp: 1,03%, thấp hơn trung bình cả nước 0,05% năm 2017.Diện tích nhỏ và những hạn chế về đất canh tác, nguồn nước ngọt là nguyên nhân chủ yếu khiến dân cư ít sinh sống tại đây.

Các điều kiện chăm sóc sức khỏe của người dân như hệ thống bệnh viện, trạm y tế rất nghèo nàn. Tại đảo chỉ có duy nhất một bệnh viện đa khoa Vân Đồn và trung tâm y tế huyện phục vụ dân cư Quan Lạn và các hòn đảo trong huyện với quy mô 15 giường bệnh. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của dân số như tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử hay tuổi thọ trung bình của người dân.

Hình 2. 8. Dân số đảo Quan Lạn giai đoạn 2010-2017 (người)

Nguồn: Số liệu thống kê huyện Vân Đồn

3670 3687 3724 3782 3894 3780 933 922 946 953 973 1045 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 2010 2011 2012 2013 2014 2017 Xã Quan Lạn Xã Minh Châu

Vấn đề giáo dục- đào tạo còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên hiện nay đang được cải thiện đáng kể. Tỉnh Quảng Ninh và UBND huyện Vân Đồn đã tích cực khắc phục khó khăn dân cư phân tán, chú trọng đầu tư, xây dựng các trường học ở các khu dân cư, trong đó có đảo Quan Lạn. Trên đảo đã có các trường mầm non, tiểu học, trung học các cấp, đảm bảo các em nhỏ được hưởng đầy đủ hệ thống giáo dục như các vùng khác trên cả nước.

Tại Quan Lạn chỉ có những chợ nhỏ phục vụ người dân địa phương, vài năm trở lại đây khách du lịch cũng thường xuyên tham gia mua sắm. Quan Lạn được quy hoạch phát triển du lịch, cần thiết phải có những trung tâm thương mại góp phần giới thiệu các sản vật địa phương tới du khách mọi miền.

Các vấn đề bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc, văn hóa- thể dục thể thao đang được cải thiện nhanh chóng. Đảo Quan Lạn có 1 trong 2 trạm phát thanh- truyền hình chuyển tiếp của huyện, đồng thời cũng xây dựng điểm bưu điện và hệ thống thông tin liên lạc. Hồ chưa nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt xây dựng trên xã Quan Lạn cũng sắp hoàn thành.Các hộ dân trên đảo đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Mức sống dân cư ngày càng cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Quan Lạn hiện nay không còn là khu vực hải đảo xa xôi lạc hậu, đang dần bắt kịp với nhịp sống hiện đại của đất nước.

2.4.2 Các chỉ số phát triển kinh tế

Đảo Quan Lạn và Vân Đồn chưa phải là điểm sáng trong phát triển kinh tế, nền kinh tế còn lạc hậu, chủ yếu phụ thuộc vào nông- lâm- ngư nghiệp. Năm 2018, tỷ trọng ngành nông- lâm- ngư nghiệp chiếm 36,8% cơ cấu kinh tế huyện, lớn nhất trong 3 ngành. Giai đoạn 2011-2018, giá trị sản xuất bình quân hàng năm tăng trưởng ở mức 16,11% , trong đó các ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất với 20,8%/năm [7]. Khối ngành dịch vụ tăng trưởng theo xu hướng phát triển kinh tế chú trọng vào khai thác các tiềm năng du lịch Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh.

Hình 2 .9. Cơ cấu kinh tế huyện Vân Đồn năm 2018 (%)

Nguồn: Phòng thống kê UBND huyện Vân Đồn

36,8

32,5 30,7

Nông- lâm- ngư nghiệp Công nghiệp- Xây dựng Dịch vụ

Với hạn chế về diện tích và quy mô dân số nhỏ, Quan Lạn chưa có ngành kinh tế nổi bật. Các hoạt động kinh tế chủ yếu tại đây bao gồm: Hoạt động du lịch do công ty VIT Hạ Long, khai thác khoáng sản tại mỏ cát thủy tinh của Viglacera Hạ Long cùng một số ngành nghề truyền thống như đánh bắt hải sản,... UBND huyện Vân Đồn đang chú trọng quy hoạch đảo Quan Lạn theo hướng phát triển dịch vụ du lịch và nuôi trồng thủy hải sản [29].

Nhóm ngành nông- lâm- ngư nghiệp: Hiện nay, người dân trên đảo Quan Lạn đánh bắt hải sản phục vụ đời sống và cung cấp cho du khách sử dụng. Các hải sản nổi tiếng như tôm, cua, ghẹ, mực... và đặc sản sá sùng là những mặt hàng có giá trị lớn. UBND huyện Vân Đồn đang thực hiện phương án phát triển bền vững ngành thủy sản tại đây theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra các mặt hàng chất lượng cao. Quan Lạn cũng được quy hoạch nuôi trồng thủy hải sản dưới hình thức nuôi lồng bè, nuôi nhuyễn thể tập trung, nuôi sinh thái... Hiện nay, theo thống kê của phòng Nông nghiệp huyện Vân Đồn, tại Quan Lạn có 1 trong 5 trang trại sản xuất giống thủy hải sản trên toàn huyện tại xã Quan Lạn, và ngành thủy sản có 100 lao động đang làm việc.

Nhóm ngành công nghiệp- xây dựng: Nhóm ngành này trên đảo Quan Lạn khá mờ nhạt. Hoạt động công nghiệp lớn nhất của đảo là khai thác cát thủy tinh hiện nay đã bị đình chỉ khai thác do ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan môi trường và hoạt động khai thác chế biến sứa. Ngoài ra, hải sản cũng được sơ chế thành sản phẩm khô để bán cho khách du lịch. Hoạt động công nghiệp ở đây mới chỉ dừng lại ở mức khai thác và sơ chế, chưa thực sự tạo ra những sản phẩm mang thương hiệu, chất lượng tốt đặc trưng của khu vực.

Dưới ảnh hưởng của việc được quy hoạch phát triển du lịch, mạng lưới giao thông và các công trình mới phục vụ du khách tại Quan Lạn đang được xây dựng thêm. Đường ô tô đã xuất hiện tại các tuyến đường chính trên đảo. Các bến tàu thời xưa cũng đang được phục dựng để phục vụ phát triển du lịch nói riêng và kinh tế nói chung.

Nhóm ngành dịch vụ: Hiện tại, dịch vụ du lịch là nhóm ngành có tiềm năng rất lớn tại Quan Lạn, tuy nhiên chưa được khai thác có hiệu quả. Các bãi tắm được biết đến với đặc trưng “hoang sơ” đồng nghĩa với việc dịch vụ du lịch còn nghèo nàn. Do là một đảo, các điều kiện về cơ sở hạ tầng như điện- nước- giao thông tại Quan Lạn còn khó khăn. Trên đảo 100% hộ dân đều được sử dụng điện lưới quốc gia, nhưng nguồn nước ngọt chưa được đảm bảo. Hiện có nhiều tuyến tàu cao tốc, tàu chậm kết nối các đảo với đất liền nhưng số lượng chưa nhiều. UBND huyện Vân Đồn định hướng xây dựng các nhà nghỉ chất lượng cao theo truyền thống, đồng thời củng cố hệ thống giao thông đường nội bộ và xây dựng các cầu nối các đảo, giảm bớt khó khăn cho người dân và du khách. Hệ thống nhà nghỉ- khách sạn chưa phong phú, hiện nay mới chỉ có Minh Châu Resort là khu nghỉ dưỡng cao cấp dành cho khách du lịch. Các sản phẩm du lịch hiện tại bao gồm tắm biển, lễ hội, tham quan đảo bằng xe điện... sẽ được mở rộng thêm thể thao cảm giác mạnh, lướt ván, đồng thời trong quy hoạch của huyện cũng xuất hiện các khu vui chơi giải trí quốc tế, casino, khôi phục các thương cảng cổ phục vụ du khách.

Du lịch là ngành kinh tế đáng chú ý nhất tại Quan Lạn, trong tương lai cũng trở thành ngành kinh tế quan trọng nhất của đảo. Năm 2013, Quan Lạn có 54 cơ sở kinh doanh lưu trú, trong đó lớn nhất là Minh Châu Resort, Vân Hải Đỏ Resort [2]. Các cơ sở được kiểm tra và xếp hạng năm 2014 là 27/54 cơ sở, đạt chuẩn 396/1007 phòng, tương đương với tỷ lệ đạt chất lượng 50% cơ sở và 39,3% số buồng phòng, một con số không cao. Các hộ dân cũng tham gia kinh doanh lưu trú tự phát dưới hình thức homestay, được nhiều đối tượng du khách ưa thích bởi ưu thế về giá cả cũng như sự mến khách của gia chủ. Năm 2013, theo báo cáo kinh tế- xã hội hai xã thì số lượng khách du lịch tới Quan Lạn đạt 39589 lượt khách, tăng hơn 20% so với năm 2012.

Bảng 2 .2. Thực trạng kinh doanh lưu trú du lịch đảo Quan Lạn năm 2014[30]

Cơ sở lƣu trú(cơ sở) Buồng phòng(phòng)

Tổng số Đƣợc xếp hạng Tổng số Đạt chuẩn

Minh Châu 20 9 110 85

Quan Lạn 34 18 897 311

Nguồn: Phòng thống kê UBND huyện Vân Đồn

Quan Lạn không chỉ có hệ thống tài nguyên thiên nhiên đa dạng mà còn đang được các cấp chính quyền quan tâm. Trong tương lai không xa, khi Vân Đồn phát triển thành đặc khu kinh tế mới và hoàn thiện cơ sở vật chất- kỹ thuật mang tầm vóc lớn như cảng hàng không quốc tế Vân Đồn hay hoàn thiện dịch vụ du lịch, Quan Lạn cũng theo đó trở nên nhộn nhịp, giàu có hơn rất nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho định hướng bảo vệ môi trường vùng biển đảo quan lạn huyện vân đồn tỉnh quảng ninh​ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)