Xu hướng biến đổi môi trường từ quy hoạch kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho định hướng bảo vệ môi trường vùng biển đảo quan lạn huyện vân đồn tỉnh quảng ninh​ (Trang 71 - 74)

2.2.1 .Đặc điểmđịa chất

3.2. Phân tích định hƣớng phát triển kinh tếxã hội và xu hƣớng biến đổ

3.2.2. Xu hướng biến đổi môi trường từ quy hoạch kinh tế-xã hội

Việc môi trường xuống cấp một cách từ từ và các chất ô nhiễm nguy hiểm chưa xuất hiện sẽ là cơ hội tốt cho bảo vệ môi trường toàn diện, dễ dàng. Tuy nhiên, Quan Lạn đang được quy hoạch đẩy mạnh phát triển kinh tế, nằm trong đặc khu kinh tế Vân Đồn đang được Nhà nước quan tâm đầu tư, việc dừng lại ở mức hiện tại là không thể. Giai đoạn nền kinh tế bắt đầu phát triển mạnh sẽ tác động rất lớn tới môi trường khi không có sự quản lý chặt chẽ. Cụ thể, trong quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội Vân Đồn tới năm 2020, tầm nhìn ngoài 2030 và các quy hoạch khác, Quan Lạn sẽ được xây dựng thành khu đô thị với hai lĩnh vực kinh tế trọng điểm tại Quan Lạn là nuôi trồng thủy hải sản và phát triển du lịch cao cấp.

Nuôi trồng thủy hải sản:Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản khu kinh tế Vân Đồn giai đoạn 2010- 2020 [29] chỉ ra những mục tiêu chung trong ngành thủy sản huyện Vân Đồn, cũng như các chỉ tiêu cần phải đạt được như sau:

- Mục tiêu: Gồm có 3 mục tiêu kinh tế- xã hội- môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Về kinh tế, cần đảm bảo “bảo an ninh thực phẩm cho địa phương,

tạo nguồn hàng xuất khẩu và nguyên liệu chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu”, sử dụng

tài nguyên đất, nước hiệu quả, tiết kiệm. Về xã hội, thu nhập và việc làm của người dân cần được chú ý, ổn định đời sống nhân dân, trật tự trị an. Về môi trường, cần đảm bảo tính bền vững, giảm thiểu các tác động xấu gây suy thoái môi trường, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh và các rủi ro.

- Các chỉ tiêu cần đạt: Đến năm 2020, hai xã Minh Châu và Quan Lạn trên đảo cần đạt chỉ tiêu 200 tấn hải sản/68ha lồng bè, 1020 tấn nhuyễn thể/496ha và 600 tấn hải sản khác/320ha nuôi trồng còn lại.

Bản thân ngành thủy sản cũng cần phải chuyển đổi sang ngành khác, cụ thể là du lịch ở một số khu vực để nâng cao hiệu quả về kinh tế, phát triển đa dạng ngành nghề. Tại xã Quan Lạn, khu Đồng Muối, thôn Đông Nam, khu ranh giới đảo Mang và Trà Bản, đầm Gò Đậu được chuyển đổi từ nuôi tôm sang đất ở và khu Resort, 137ha nuôi tôm sẽ được thay thế bằng các khu dân cư, khách sạn... Tại xã Minh Châu, chân núi Bể Thích và khu vực Đầu Cào cũng cần chuyển đổi 39ha nuôi tôm sang đất xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho ngành du lịch.

Phát triển du lịch: Trong quy hoạch của UBND huyện Vân Đồn, Quan Lạn sẽ “Phát triển các loại hình du lịch độc đáo, du lịch sinh thái, du lịch tham quan di tích

lịch sử biển-đảo, tham quan mô hình làng nghề, du lịch nông nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, tham gia du lịch cảm giác mạnh... Xây dựng đủ, hiện đại các phương tiện phục vụ du lịch biển-đảo”. Trong tương lai, du lịch sẽ trở

thành ngành kinh tế chủ yếu của Quan Lạn, được tập trung phần lớn vốn đầu tư và tiềm lực trong phát triển, đóng góp lớn cho GDP. Với những định hướng trên, ngành du lịch của đảo sẽ tập trung khai thác thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên: Vẻ đẹp của các bãi biển, rùng ngập mặn, nguồn lợi hải sản. Mức sử dụng tài nguyên sẽ tăng, tuy nhiên các tài nguyên đều thuộc nhóm có độ hao mòn nhỏ, không nhanh chóng cạn kiệt và mất mỹ quan, ô nhiễm như khai thác khoáng sản hay nuôi trồng thủy hải sản. Mặc dù vậy, sự phát triển của du lịch sẽ mang về đảo một số lượng lớn du khách, kéo theo những vấn đề về phát triển cơ sở hạ tầng như hệ thống đường xá và phương tiện giao thông, các cơ sở phục vụ ăn uống- nghỉ ngơi- vui chơi giải trí của du khách.

So với nuôi trồng thủy hải sản, ngành du lịch tác động tới môi trường gián tiếp thông qua rác thải và khói bụi, bên cạnh đó là khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt khi hệ thống cung cấp nước trên đảo không đủ. Ngành khai thác thủy hải sản cũng qua đó mà gia tăng tần suất, khối lượng đánh bắt để cung cấp cho du khách. Các ngành nghề khác cũng phát triển mạnh hơn, tài nguyên khi đó được sử dụng nhiều hơn. Du lịch tác động tới môi trường bằng cách kích thích các ngành khác phát triển.

Phát triển đô thị: Kinh tế phát triển, đặc biệt là quy hoạch du lịch cao cấp sẽ khiến các mặt xã hội của Quan Lạn biến đổi nhanh chóng. Quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội huyện cũng đưa việc xây dựng Quan Lạn trở thành đô thị mới là vấn đề quan trọng. Sự tăng trưởng của dân số, chất lượng đời sống từ nông thôn lên tiêu chuẩn đô thị cũng gây sức ép lớn cho môi trường. Rác thải từ dân sinh được dự báo theo bảng 10. Như vậy, khối lượng rác thải sẽ không dừng lại ở con số 6,1 tấn/ngày mà tăng lên nhiều lần- 182,3 tấn/ngày vào năm 2020, môi trường sẽ trở nên ô nhiễm nặng nếu rác thải không được xử lý tốt.

Bảng 3.10. Dự báo khối lượng và các thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên đảo Quan Lạn đến năm 2020

Địa điểm Ngƣời

Tải lƣợng (kg/ngày) Khối lƣợng (tấn/ngày) Chất thải hữu cơ (tấn/ngày) Giấy, bìa carton (tấn/ngày) Đô thị Quan Lạn 8500 1 8,5 4,7 1,7 Quan Lạn 2000 0,8 1,6 0,9 0,3 Minh Châu 2500 0,8 2,0 1,1 0,4 Tổng 13000 - 182,3 100,3 36,5

Môi trường biến đổi theo xu hướng: Quy hoạch kinh tế- xã hội với định hướng đẩy mạnh phát triển ngành nuôi trồng thủy sản và du lịch. Đây cũng là hướng phát triển chủ yếu của đảo trong hiện tại, tuy nhiên sẽ được quy hoạch phát triển ở quy mô lớn hơn nhiều lần, và tác động tới môi trường vì thế cũng lớn hơn nhiều lần. Dưới cái nhìn của Quan điểm hệ thống, đảo Quan Lạn khi xuất hiện những thay đổi về kinh tế thì xã hội và các vấn đề tài nguyên, môi trường cũng sẽ thay đổi theo để đạt đến sự cân bằng. Khi các tác động tiêu cực không chỉ dừng lại ở ảnh hưởng mà có thể hủy diệt một số thành phần, hệ thống này sẽ biến đổi theo xu hướng tiêu cực và không thể mang lại lợi ích như con người đã dự định, thậm chí có thể không còn sinh lợi nhuận.

- Ngành thủy sản: Ngành thủy sản có mang tới một tác động tích cực khá lớn cho môi trường Quan Lạn, đó là làm phong phú tài nguyên sinh vật và giảm áp lực lên ngành khai thác hải sản. Đặc biệt, khi du lịch phát triển, nhu cầu sử dụng các hải sản, đặc sản của du khách tăng cao, nuôi trồng sẽ phát huy tối đa vai trò của mình. Tuy nhiên, những hệ lụy nó mang lại cho môi trường cũng không hề nhỏ, đó là những chất ô nhiễm trong quá trình chăn nuôi sẽ được đưa trực tiếp vào môi trường qua thức ăn, các hóa chất trị bệnh... hay việc nuôi trồng với mật độ lớn hơn ngoài tự nhiên sẽ khiến môi trường tại nơi nuôi trồng xuống cấp bởi chất thải của chính loài thủy hải sản đó. Việc tăng diện tích nuôi trồng sẽ kéo theo hệ quả giảm đất rừng ngập mặn, suy giảm tài nguyên rừng và hạn chế việc cây xanh thanh lọc không khí, giữ đất chống xói mòn.

- Ngành du lịch: Tương tự như ngành thủy sản, du lịch tác động tới môi trường qua 2 mặt tiêu cực và tích cực. Về mặt tích cực, phát triển du lịch sẽ khiến người dân và các doanh nghiệp hoạt động trên đảo cũng như các cấp lãnh đạo chú ý đặc biệt về bảo vệ môi trường, gìn giữ cảnh quan. Du lịch là ngành dịch vụ đặc biệt hoạt động dựa vào sức hấp dẫn tài nguyên và sự trong sạch của môi trường, khi rác thải và ô nhiễm khiến môi trường biến đổi, du lịch tại Quan Lạn sẽ mất sức hấp dẫn và không còn thu hút được du khách. Về mặt tiêu cực, du lịch gây sức ép lên môi trường ở nhiều khía cạnh. Cụ thể: Du lịch xả thải trực tiếp ra môi trường rác thải của du khách, rác thải và nước thải phục vụ du khách...; số lượng du khách đến đảo càng lớn, lượng rác thải càng tăng, đặc biệt khó khăn khi lò đốt rác tại xã Quan Lạn chưa thể xử lý hết rác thải sinh hoạt trên đảo. Bên cạnh đó, nhu cầu của du khách về thực phẩm, nguồn nước... khiến các ngành khai thác thủy hải sản và hệ thống cung cấp nước sạch phải phát triển mạnh, trong điều kiện không đáp ứng đủ du khách sẽ phải sử dụng nước ngầm- nguồn nước chưa đảm bảo chất lượng và không dồi dào, khiến nước ngầm trên đảo có nguy cơ cạn kiệt. Việc xây dựng thêm hệ thống giao thông, các phương tiện đi lại và các khách sạn, nhà hàng... không chỉ khiến tài nguyên đất đai bị thu hẹp mà còn gia tăng lượng khói bụi, đồng thời khiến nhiệt độ mùa hè tăng lên. Đất đai sau khi bị bê tông hóa không còn trồng trọt, sản xuất được trong thời gian rất dài, ngay cả khi ngành du lịch không còn hoạt động tài nguyên đất cũng không thể quay trở lại trạng thái ban đầu. Các khu du lịch xây dựng trên đất chuyển đổi từ rừng phòng hộ thường có cảnh quan đẹp hơn, đồng thời cũng khiến diện tích rừng suy giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho định hướng bảo vệ môi trường vùng biển đảo quan lạn huyện vân đồn tỉnh quảng ninh​ (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)