Định hướng lâu dài gắn với quy hoạch phát triển vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho định hướng bảo vệ môi trường vùng biển đảo quan lạn huyện vân đồn tỉnh quảng ninh​ (Trang 77 - 79)

2.2.1 .Đặc điểmđịa chất

3.2. Phân tích định hƣớng phát triển kinh tếxã hội và xu hƣớng biến đổ

3.2.4.2. Định hướng lâu dài gắn với quy hoạch phát triển vùng

Các định hướng về quản lý, bảo vệ môi trường trong khu vực đã được các quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội, quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Vân Đồn đề xuất và hiện đang bắt đầu thực hiện những bước đi đầu tiên. Theo đó, các mục tiêu cần đạt được xoay quanh vấn đề phát triển bền vững, phát triển kinh tế- xã hội nhưng không làm ảnh hưởng tới môi trường được liệt kê rất rõ ràng, mạch lạc. Các chỉ tiêu đưa ra đều gắn với hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên- đa dạng sinh học: Các chỉ tiêu về quản lý rác thải- nước thải; về phát triển du lịch bền vững kết hợp nâng cao nhận thức môi trường; về xây dựng đô thị đảm bảo diện tích cây xanh và xử lý tốt các vấn đề ô nhiễm... Nhóm giải pháp đưa ra đầy đủ, chi tiết cho từng khu vực, liên quan đến quản lý nước thải, môi trường không khí, chất thải rắn, quản lý rừng- nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng.

Cũng trong quy hoạch tổng thể, khu vực Quan Lạn nằm trong phân khu có chức năng môi trường như sau: Bảo tồn rừng đặc dụng, các khu vực giàu hải sản, bảo vệ- cải thiện chất lượng môi trường nước. Đây cũng là những vấn đề nổi bật cần lưu ý trong hiện tại và tương lai, khi hoạt động khai thác của con người bắt đầu gia tăng nhưng chưa có sự quản lý chặt chẽ của các cấp ngành, hoặc có quản lý nhưng chưa khắc phục được những ảnh hưởng đến môi trường; định hướng phát triển đô thị và du lịch nhưng nguồn nước- nguồn cung cấp điều kiện sống cơ bản cho người dân và du khách còn nghèo nàn, chất lượng kém. Những định hướng quản lý đưa ra theo hướng xây dựng khu vực có chất lượng cao trong hoạt động du lịch, nâng cao cơ sở hạ tầng, tích cực bảo vệ tài nguyên- đặc biệt là đa dạng sinh học; đồng thời các hoạt động quản lý môi trường cũng phải đạt những quy chuẩn quốc tế để đáp ứng được sự phát triển lớn mạnh về dịch vụ của khu vực trong tương lai.

Những định hướng và mục tiêu trên đặt ra ở một tương lai khá xa so với hiện trạng: Tương lai là một khu đô thị du lịch chất lượng quốc tế, trong khi hiện tại chỉ là khu vực hải đảo nông thôn còn nghèo nàn, thiếu thốn. Mặc dù vậy, tương lai này hoàn toàn có thể đạt được khi được đầu tư nguồn vốn đủ lớn và các quy hoạch dứt khoát, thống nhất. Nguyên nhân đến từ chính hiện tại của đảo: Sự đơn giản trong kinh tế- xã hội khiến việc chuyển hướng hoạt động ít gặp khó khăn, dễ dàng ổn định đời sống người dân, việc chuyển hướng hệ thống cũng không gây nhiều xáo trộn như các khu vực nông thôn đông dân cư, kinh tế đa dạng- phức tạp khác. Quy mô đảo không lớn cũng là một thuận lợi. Những vấn đề về môi trường khá nghiêm trọng so với trình độ kinh tế- xã hội thực tế nhưng khi được đầu tư công nghệ, nguồn vốn sẽ nhanh chóng được giải quyết. Bên cạnh đó, du lịch được xem là một ngành sử dụng ít tài nguyên, hiệu quả mang lại lớn, người dân dễ dàng thích nghi với những sinh kế mới mà không đặt quá nặng vấn đề đất ruộng- đất làm ăn. Ngành này cũng mang lại những ý thức cần có về bảo vệ môi trường: Du lịch chỉ hấp dẫn khi môi trường tại khu vực xanh- sạch- đẹp. Ngành dịch vụ này sẽ mang lại đời sống mới ổn định hơn cho người dân trên đảo Quan Lạn, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của huyện Vân Đồn và cả nước,

Định hướng về các không gian bảo tồn cụ thể cũng được đưa ra, trong đó nổi bật nhất là không gian bảo vệ các hệ sinh thái rừng đặc thù như rừng Trâm (Chõi), rừng ngập mặn và các khu vực bảo vệ nguồn lợi hải sản. Tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên sinh vật có vị trí quan trọng trong môi trường, là yếu tố hấp thụ các chất dư thừa, ngăn cản ô nhiễm, làm sạch môi trường, đồng thời cũng là thành phần có sức hấp dẫn lớn trong du lịch- ngành kinh tế quan trọng nhất trong quy hoạch Quan Lạn tương lai. Bảo vệ tài nguyên sinh vật cũng chính là bảo vệ môi trường tự nhiên cho con người và các sinh vật sống khác. Những không gian bảo vệ đặc thù được học viên thống kê từ các quy hoạch môi trường, quy hoạch kinh tế của huyện cùng mục đích của hoạt động, cụ thể dưới bảng sau:

Bảng 3.12. Quy hoạch bảo vệ tài nguyên tại Quan Lạn đến năm 2020

Đối tƣợng Khu vực Mục đích Minh Châu Hệ sinh thái rừng Trâm

Phía bắc xã Minh Châu, đông đảo Trà Bản

Phục vụ du lịch Rừng phòng hộ

Đa dạng sinh học (gen, cây giống)

Sá Sùng Trương Sam kéo dài từ gần cảng Cồn Trụ đến giáp Quan Lạn

Nguồn lợi hải sản giá trị lớn

Đa dạng sinh học Cân bằng sinh thái Khu vực

giàu mực

Khu vực biển phía đông Minh Châu, kéo dài từ phía bắc đảo Cao Lô về phía nam đến giáp Quan Lạn

Quan Lạn

Sá Sùng Khu vực trương cát kéo dài từ Minh Châu đến phía nam đảo Cảnh Cước. Sá Sùng,

Những định hướng này được đi kèm với các biện pháp giải quyết vấn đề. Trong hoạt động bảo vệ môi trường, các giải pháp tập trung vào việc xử lý nước thải, giảm thiểu nguồn xả thải. Cụ thể, xử lý nước thải và chất thải được đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến; các hoạt động giảm thiểu nguồn phát thải được đưa ra là sử dụng năng lượng sạch, phương tiện giao thông không gây ô nhiễm và các công trình du lịch được xây dựng hòa hợp với thiên nhiên. Giảm nguồn xả thải trước hết được sử dụng trong các nhà hàng khách sạn, các khu du lịch- nơi dễ dàng hơn trong việc huy động nguồn vốn và thu hồi vốn, đồng thời có số lượng người sử dụng lớn, tần suất cao hơn các khu dân cư.Những giải pháp này có tính khả thi cao, cũng được nhiều nơi đang áp dụng như Huế với các khách sạn Park View, khách sạn Sài Gòn Morin Huế... hay bãi đỗ xe sử dụng năng lượng mặt trời tại sân bay quốc tế Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho định hướng bảo vệ môi trường vùng biển đảo quan lạn huyện vân đồn tỉnh quảng ninh​ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)