Bảng 1: Mô hình nhóm chiến lược trong ngành dược phẩm thế giớ

Một phần của tài liệu quản trị chiến lược- tập đoàn dược phẩm Pfizer ppsx (Trang 26 - 33)

III.3.Phân tích chu kỳ ngành

Trước 2008, giai đoạn mở rộng dược phẩm. Nhờ có các khoản thu chỉ từ một số thuốc “bom tấn” đã chiếm khoảng một phần ba giá trị thị trường dược phẩm, ngành công nghiệp dược phẩm ở Mỹ đã được mở rộng trong những năm 1990 đến 2000.

Các sản phẩm này bán chạy nhất tiếp tục kiếm được một tỷ lệ cao trong tổng doanh thu ngành Dược. Các thuốc "bom tấn" hàng đầu như Lipitor của Pfizer góp $12,2tỷ trong năm 2007. Plavix do Bristol-Myers Squibb và Sanofi-Aventis, Celebrex của Pfizer, Prilosec và Nexium của AstraZeneca và Lovenox bởi Sanofi-Aventis, đã kiếm được thêm $ 17 tỷ .

Ngành Công nghiệp dược Mỹ có tốc độ tăng trưởng khá cao trong những năm 2000 -2007 nhưng gần đây đã dần chậm lại. Nguyên nhân là sự kéo dài của suy giảm kinh tế tại thị trường Mỹ cộng với sự lão hóa dân số Mỹ và nhiều nguyên nhân khác.

Giai đoạn sau 2008. Ngành công nghiệp dược có vẻ dè dặt trong giai đoạn này, có một sự tăng trưởng giảm nhưng vẫn tích cực. Tăng trưởng trong ngành công nghiệp dược toàn cầu chậm lại trong năm 2008, đánh dấu bằng sự tăng trưởng chậm ở Hoa Kỳ và các thị trường lớn khác. Thị trường dược phẩm toàn cầu tăng từ 5 đến 6% trong

năm 2008 đạt mức 735-745 tỷ USD. Tốc độ này là giảm (tăng trưởng 6-7% trong năm 2007). Tại Mỹ và năm thị trường lớn nhất châu Âu, doanh số bán hàng tăng trưởng trong năm 2008 khoảng 4-5%, đánh dấu mức thấp lịch sử đối với thị trường Mỹ.

Trong một vài khía cạnh, năm 2008 đánh dấu một điểm uốn quan trọng cho thị trường dược phẩm toàn cầu cũng như dược phẩm Mỹ. Ngành công nghiệp dược phẩm và chăm sóc sức khỏe có lịch sử tương đối miễn nhiễm với sự suy giảm hay biến động kinh tế. Tuy nhiên, với sự suy giảm liên tục, hỗ trợ tài chính sẽ bị giảm. Nhìn chung, giai đoạn 2000-2010 là một điểm uốn của thị trường dược Mỹ. Thời gian đầu thì ngành đang ở cao trào phát triển, nhưng gần đây, thị trường dược Mỹ đang có dấu hiệu bão hòa.

III.4.Lực lượng dẫn dắt ngành

Qua suốt quá trình nghiên cứu các yếu tố bên ngoài tác động đến ngành dược phẩm, chúng tôi khám phá được hai nhân tố luôn song hành với ngành, là lực lượng dẫn dắt ngành, đó là những thay đổi về quy định, chính sách của Chính phủ và sự phát triển của công nghệ. Khi hai nhân tố này thay đổi sẽ làm cho ngành chịu ảnh hưởng theo. Cụ thể:

III.4.1. Những thay đổi về quy định và chính sách của Chính phủ

Chính phủ Hoa Kỳ quy định rất nghiêm ngặt về sự an toàn trong sử dụng dược phẩm, trong đó có quy định thời hạn của các bản quyền sáng chế các loại thuốc. Trong tình hình hiện nay, các loại thuốc gốc sẽ xuất hiện trên thị trường khi các bằng sáng chế bảo vệ dành cho các công ty dược ban đầu đã hết hạn. Khi sản phẩm này trở nên có sẵn, các thị trường cạnh tranh thường dẫn đến giá thấp hơn đáng kể cho cả các sản phẩm có thương hiệu gốc lẫn các loại thuốc chung (generics). Hiện nay, ở Hoa Kỳ bằng sáng chế về bảo vệ bản quyền của các loại thuốc có giá trị từ 7 đến 12 năm.

Năm 2010 sẽ là năm có nhiều dược phẩm hết thời hạn bảo hộ. Đó thật sự là một vấn đề đau đầu đối với các tập đoàn lớn. Sự mất cân bằng giữa việc ra đời các thuốc mới và thiệt hại của việc hết hiệu lực bằng phát minh sẽ là “nguyên nhân chính hạn chế sự tăng trưởng của thị trường dược phẩm toàn cầu cho đến năm 2013. Nhận thức được sự

mất mát của mình chính là thành công của các nhà bào chế generics, nhiều tập đoàn đang cố gắng đa dạng hóa và thâm nhập vào lĩnh vực của đối thủ cạnh tranh với họ.

Thêm vào đó, những dược phẩm đắt giá, mà ngày nay đang tạo ra một khoảng doanh thu khổng lồ chưa từng có 137 tỷ USD trên phạm vi toàn thế giới, sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các loại thuốc generics từ đây đến năm 2013 theo ước tính của IMS Health. Chúng bao gồm các thương hiệu “bom tấn” như Lipitor của Pfizer, Plavix của Bristol-Myers Squibb và Seretide của GSK.

Một số tập đoàn cũng có ý định mở rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực biosimilars – những dược phẩm generics của các dòng thuốc công nghệ sinh học, chúng có thành phần tương tự, nhưng không giống hoàn toàn thuốc gốc. Tiềm năng của thị trường này trong thực tế đang bị hạn chế bởi hiện nay FDA chưa hoàn thành hệ thống pháp lý để chấp thuận cho sự phát triển của chúng. Nhưng hy vọng lĩnh vực này sẽ là một phần trong chương trình cải cách hệ thống y tế hiện nay của Mỹ.

Tuy nhiên, khi càng nhiều công ty mở rộng ra lĩnh vực generics, sự cạnh tranh bắt đầu nóng lên. Bắt đầu thấy một sự giảm 9-10% mỗi năm về giá cả trong vài năm qua, có nghĩa là họ phải cố gắng tìm mới hơn phân nửa số lợi nhuận hàng năm để cho thấy rằng lợi nhuận của công ty vẫn đang tăng trưởng.

Chính vì những quy định về thời hạn bằng sáng chế mà các công ty thuốc thương hiệu phải tiến hành đẩy mạnh việc nghiên cứu, điều chế ra sản phẩm mới để không bị rơi vào tình trạng khủng hoảng.

III.4.2.Cải tiến sản phẩm, thay đổi công nghệ

• Ngành công nghệ dược phẩm đã bắt đầu ứng dụng các thiết bị siêu nhỏ vào trong sản xuất để cho ra đời những sản phẩm thuốc đặc biệt trong thập niên đầu của thế kỷ 21. Các nhà bào chế đã dùng những thiết bị siêu nhỏ này để chuyên chở hoạt chất vào trong cơ thể bệnh nhân. Những viên thuốc thông minh được tạo ra trong tương lai sẽ được đưa vào sử dụng tương tự như viên adalate với hoạt chất nifedipin dùng trong bệnh tăng huyết áp hiện nay.

• Phương pháp quét cộng hưởng từ trường MRI giúp khoa học tiến gần đến việc khám phá chức năng não bộ. Dựa vào phân tích sự thay đổi nồng độ ôxy và lượng máu

lưu thông trong não để phản ánh hoạt động của các khu vực não, phương pháp này đã giúp giới khoa học tìm ra cơ chế hoạt động của não, sự hoạt động của các tế bào thần kinh trong “trung tâm điều khiển” quan trọng nhất của con người. Ngày nay, phương pháp quét cộng hưởng từ trường MRI được ứng dụng rộng rãi trong việc khám chữa bệnh và nghiên cứu về bí mật bộ não người. Nhờ những tiến bộ đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một loại thuốc có thể giúp các tế bào não phát triển. Nghiên cứu này có thể mở ra các cách thức cải thiện thuốc thực nghiệm chữa bệnh Alzheimer.

• Ứng dụng công nghệ Nano trong các dòng thuốc điều trị mới. Các nhà khoa học Anh đã tìm ra cách để bảo quản sự nguyên vẹn cấu trúc và chức năng của các màng protein bằng cách gắn kết các màng protein với hạt phân tử nano SMALPs. Các màng protein có ý nghĩa rất lớn và là thành phần chính để sản xuất các dòng thuốc mới điều trị ung thư. Công nghệ phát triển và sản xuất thuốc điều trị mới trên cơ sở gắn kết các màng protein với hạt phân tử nano SMALPs là thành tựu rất to lớn trong quá trình phát triển các dòng thuốc điều trị mới tập trung vào các cơ quan thụ cảm trong cơ thể mà các phương pháp đang lưu hành và phổ biến hiện nay không thể phát triển và sản xuất được

Như vậy, những thay đổi trong công nghệ đã làm cho quá trình nghiên cứu, phát triển và điều trị bệnh trở nên dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

III.5.Động thái cạnh tranh

Dược phẩm là một ngành tập trung với sự dẫn đạo của các tập đoàn lớn như Pfizer, Merck, GlaxoSmithKline, … Đây là nhóm các công ty độc quyền, có nhiều sản phẩm được cấp bằng sáng chế nên họ giữ vị trí là những người đầu tàu. Các hãng này đã tiến hành nhiều vụ sáp nhập lớn nhằm mở rộng qui mô, chiếm lĩnh thị truờng, tranh giành tầm ảnh hưởng trong khu vực. Trong giai đoạn 2000- 2010 đã diễn ra các vụ sáp nhập lớn như vụ mua lại Wyeth của Pfizer, Schering của Merch, … Hiện tại, Pfizer đang là người dẫn đạo trong ngành, xếp thứ hai là tập đoàn Merck.

Trong thời gian này, do thời hạn của các bằng sáng chế một số loại thuốc đã sắp hết hạn mà hiện tại vẫn chưa có sản phẩm mới ra đời nên trên thị trường dược phẩm bắt đầu xuất hiện thêm hàng loạt những công ty generics như Teva, GlaxoSmithKline,

Barr (Mỹ) với giá hơn 7 tỉ đô-la Mỹ đã tiến đến mục tiêu đầy tham vọng như họ từng thông báo đầu năm 2010 là tăng gấp đôi doanh thu vào năm 2012, lên đến 20 tỉ đô-la Mỹ, để trở thành công ty sản xuất dược phẩm generics lớn nhất thế giới, đây có thể được xem là một rủi ro lớn đe dọa vị thế của các công ty thuốc độc quyền trong thị trường dược phẩm.

Thuốc generics đang bắt đầu chiếm giữ thị trường, các công ty trong ngành đổ xô vào sân chơi mới này, trong vòng 12 tháng tính đến cuối tháng 6/2009, doanh thu trong lĩnh vực generic đã tăng 8,2% tương đương với 80 tỷ USD, so với mức tăng trung bình của thị trường dược phẩm toàn cầu chỉ là 3,9% trong cùng kỳ. Trong năm 2009, 22 tỷ USD giá trị thuốc tại thị trường Mỹ sẽ không còn được bảo hộ độc quyền nữa, bao gồm cả Lipitor- thương hiệu “bom tấn” của Pfizer, đó là điều bất lợi đến vị thế của công ty chúng ta trong thị trường dược phẩm.

Với tình hình trên, cấu trúc ngành đang dần chuyển dịch từ ngành tập trung sang ngành phân tán, khi trên thị trường chỉ tồn tại các loại thuốc chung thì giá cả sẽ không còn cao nữa, không còn độc quyển và các sản phẩm đó có thể thay thế qua lại giữa các hãng.

Đó là thách thức lớn cho các công ty thuốc thương hiệu, đòi hỏi các công ty này phải đẩy mạnh việc nghiên cứu và đưa ra sản phẩm mới để có thể cân bằng lại thị trường một cách nhanh nhất.

III.6.Các nhân tố then chốt thành công trong ngành III.6.1. Quá trình nghiên cứu, sáng chế

Trong tình hình cạnh tranh hiện nay, nếu các công ty trong ngành không giữ vững trạng thái cân bằng giữa việc phát minh ra các loại thuốc mới với việc các thuốc hết hiệu lực bằng phát minh thì đó sẽ là nguyên nhân chính hạn chế sự tăng trưởng của công ty trong thị trường dược phẩm toàn cầu. Ở Hoa Kỳ, thời hạn có giá trị của một bằng sáng chế là 7 đến 12 năm, trong thời gian loại sản phẩm đó được FDA công nhận lưu thông trên thị trường thì cần phải đẩy mạnh việc nghiên cứu và sáng chế ra một sản phẩm mới với một tính năng mới tiếp theo, một công ty cho ra đời các sản phẩm

liên tục qua các thời kì, và các sản phẩm đó được phép lưu hành trên thị trường thì đó sẽ là có một ưu thế lớn trong ngành dược phẩm.

III.6.2. Chiếm lĩnh thị trường

Với tình hình cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các công ty trong ngành không ngừng mở rộng thị trường bằng cách sáp nhập, mua lại các công ty con để nâng cao tầm ảnh hưởng của mình, bằng chứng là xảy ra các vụ sáp nhập lớn chưa từng có trong lịch sử như các vụ sáp nhập Wyeth của Pfizer, Schering của Merch...Với ngành dược phẩm, chiếm lĩnh được thị trường , mở rộng phân phối sản phẩm để đưa đến tay người tiêu dùng càng nhiều sẽ là một lợi thế lớn trong cạnh tranh, một nhân tố then chốt dẫn đến thành công

III.7.Kết luận về tính hấp dẫn ngành

Tiềm năng tăng trưởng: Trước năm 2008, ngành có mức tăng trưởng cao từ 6-7%. Tuy nhiên, sau hàng loạt các biến động cùng với sự lão hóa dân số tại Mỹ, giai đoạn sau 2008, ngành sẽ có mức tăng trưởng chậm lại từ 4-5%. Ngành chuyển sang giai đoạn bão hòa.

Lợi nhuận: Vào khoảng năm 2004, ngành có mức lợi nhuận đứng thứ 3 (15,8%) ở thị trường Mỹ sau ngành khai thác khoáng sản, dầu (22,1%). So với mức lợi nhuận trung bình của tất cả các ngành là 5,2% thì ngành dược cao gấp 3 lần. Và trong tương lai, lợi nhuận ngành sẽ có giảm nhưng không đáng kể.

Mức rủi ro: Ngành công nghiệp dược phẩm có lịch sử tương đối miễn nhiễm với sự suy giảm hay biến động kinh tế. Dù môi trường có biến động thì tác động đến ngành thuốc cũng ít chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu biến động là lâu dài thì có thể sẽ suy dịch ngành với mức rất nhỏ, không đáng kể.

Tình trạng cạnh tranh: Cạnh tranh ngành còn khá gay gắt.

Một phần của tài liệu quản trị chiến lược- tập đoàn dược phẩm Pfizer ppsx (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w