Giải pháp về phát triển thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên (Trang 80 - 81)

3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp tỉnh Hƣng Yên

3.2.3. Giải pháp về phát triển thị trường

- Mở rộng và tìm kiếm thị trƣờng trong và ngoài nƣớc; chú trọng mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, thị trƣờng trong vùng; đẩy mạnh khai thác triệt để thị trƣờng sản phẩm công nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của Tỉnh để mở rộng thị trƣờng, đặc biệt là nhu cầu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, của các thành phố lớn trong vùng nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; khai thác lợi thế của tỉnh nằm trong 2 hành lang kinh tế Việt -Trung; đồng thời quan tâm đặc biệt đến sức mua của thị

trƣờng nông thôn rộng lớn để tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của nhân dân;

làm tốt công tác xúc tiến đầu tƣ và quảng bá sản phẩm hàng hóa sản xuất trên địa bàn Tỉnh với thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

- Củng cố mạng lƣới thƣơng mại, phát triển hệ thống chợ, khuyến khích các hoạt động thƣơng mại, bán buôn, bán lẻ hàng hóa. Thu hút các doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại lớn đầu tƣ các trung tâm thƣơng mại dịch vụ, trung tâm triển lãm, trung chuyển hàng hoá lớn của vùng trên địa bàn Tỉnh.

- Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm thị trƣờng, đặc biệt thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm có lợi thế của Tỉnh, thúc đẩy đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao chất lƣợng hàng hóa, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nhằm gián tiếp thúc đẩy sản xuất phát triển

- Tăng cƣờng đầu tƣ cho công tác điều tra nghiên cứu, dự báo thị trƣờng và xúc tiến thƣơng mại để có các dữ liệu đầy đủ, chính xác và kịp thời về thị trƣờng, mục tiêu của các doanh nghiệp sản xuất; hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghiệp thông tin thị trƣờng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, tiếp xúc với thị trƣờng trong nƣớc và thế giới. Khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu áp dụng thƣơng mại điện tử

- Hình thành và phát triển kết cấu hạ tầng thƣơng mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá. Tạo lập mối liên kết liên ngành, liên kết ngƣợc từ các nhà tƣ vấn thị trƣờng đến các doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại với nhà sản xuất, liên kết ngang theo hình thức hiệp hội hoặc câu lạc bộ. Khuyến khích doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)