Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH xuân cương (Trang 44)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Quy trình nghiên cứu

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin, dữ liệu

Phân tích hoạt động tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán, đánh giá, lập kế hoạch. Nó bao gồm với những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng và giá trị... Trong đó các thông tin kế toán là quan trọng nhất, được phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Tổng quan cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh tài chính của công ty

Thu thập các thông tin cần thiết tác động đến hoạt động doanh nghiệp và dữ liệu thứ cấp về tình hình tài chính của doanh nghiệp

Nghiên cứu sơ bộ

Chọn lọc và xử lý thông tin

Tiến hành phân tích xử lý thông tin

doanh nghiệp, đó là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy, phân tích hoạt động tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp để tham khảo và phân tích phục vụ cho việc tiến hành nghiên cứu.

Do việc nghiên cứu đề tài chỉ trong phạm vi doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các thông tin không được công bố rộng rãi trên mạng. Do vậy, việc thu thập số liệu chỉ được lấy từ phòng tổng hợp và phòng tài chính kế toán của công ty, các báo cáo tổng kết tại địa phương nhằm thống kê các chỉ tiêu cần đánh giá. Ngoài ra, tác giả sử dụng thêm các thông tin về năng lực tài chính và khách hàng của Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Lạng Sơn để so sánh phân tích đánh giá.

2.3.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích thông tin, dữ liệu

Giai đoạn tiếp theo của phân tích hoạt động tài chính là quá trình xử lý thông tin đã thu thập. Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra. Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được nhằm phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định

Phương pháp thống kê là phương pháp được sử dụng phổ biến trong

hầu hết các sách, tạp chí, luận văn, công trình nghiên cứu khoa học. Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. Luận văn chủ yếu sử dụng thống kê mô tả với các kỹ thuật thường sử dụng như: Biểu diễn dữ liệu bằng các bảng biểu, đồ thị, so sánh dữ liệu, biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu

tóm tắt về dữ liệu.

Phương pháp thống kê dữ liệu dựa trên các số liệu hiện có của công ty TNHH Xuân Cương trên các sổ sách, báo cáo và một số thông tin, số liệu thu thập được trên internet, sách báo. Các phương pháp thống kê thu thập số liệu, tài liệu và các thông tin có liên quan là những phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng, được áp dụng xuyên suốt quá trình phân tích.

Luận văn được hoàn thành trên cơ sở các phân tích báo cáo tài chính và các so sánh đối chiếu từ số liệu của công ty TNHH Xuân Cương với số liệu thu thập được từ đối thủ cạnh tranh của công ty trên địa bàn.

2.3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Từ các số liệu đã thu thập được xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tich, số liệu thu thập được xử lý bằng Excel. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng là số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình các chỉ tiêu phân tích.

2.3.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều trong các phân tích báo cáo tài chính. Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích các chỉ tiêu tài chính phản ánh sự phát triển của năng lực tài chính của công ty theo thời gian và so với các đối thủ cùng ngành. Phương pháp so sánh trong bài luận văn này không chỉ để thấy được tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính trong một khoản thời gian (so sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước, so sánh theo chiều dọc, so sánh theo chiều ngang,...), chỉ ra được tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu tài chính cơ bản mà còn so sánh số liệu của công ty với một công ty cùng ngành để thấy được năng lực cạnh tranh của đối tượng nghiên cứu.

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình

hình tài chính được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy tình hình tài chính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với doanh nghiệp cùng ngành.

- So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng tổng số ở mỗi bản báo cáo và qua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các loại các mục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh.

- So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.

Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện sau:

- Điều kiện một: Phải xác định rõ “gốc so sánh” và “kỳ phân tích”. - Điều kiện hai: Các chỉ tiêu so sánh (Hoặc các trị số của chỉ tiêu so sánh) phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau. Muốn vậy, chúng phải thống nhất với nhau về nội dung kinh tế, về phương pháp tính toán, thời gian tính toán.

2.3.3.3. Phương pháp tỷ lệ

Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.

Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Vì:

- Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.

- Việc áp dụng tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ.

- Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.

2.3.3.4. Phương pháp SWOT

Với phương pháp này tác giả căn cứ vào số liệu thu thập trong giai đoạn từ năm 2013 đên 2015, tiến hành phân tích thông qua các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính như chỉ hệ số thanh toán, chỉ số cơ cấu tài chính, chỉ số đánh giá năng lực hoạt động, chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời. Cũng như phân tích điểm mạnh điểm yếu của công ty, cơ hội và đe dọa từ môi trường bên ngoài từ đó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tài chính của công ty. Phân tích từng thời điểm, giai đoạn của về năng lực tài chính của công ty. Thông qua quá trình phân tích tác giả chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong năng lực tài chính của công ty. Từ đó tác giả phân tích hai nhóm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan tác động đến năng lực tài chính của công ty cũng như đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính của công ty TNHH Xuân Cương.

Qua phương pháp phân tích tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của công ty TNHH Xuân Cương trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay.

Kết luận:

Đề tài “nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Xuân Cương” được xây dựng trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu truyền thống: Phương

pháp phân tích, thống kê so sánh, phân tích tổng hợp số liệu, ... Quá trình nghiên cứu được tiến hành với các tài liệu chủ yếu là thứ cấp được cung cấp trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu như các văn bản, tài liệu, báo cáo tài chính kết hợp với việc nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo, thông tin trên mạng internet để tìm hiểu về năng lực cạnh tranh trên phương diện tài chính của công ty, từ đó tìm ra nguyên nhân và các giải pháp để nâng cao hơn nữa vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp dưới góc độ tài chính.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUÂN CƢƠNG 3.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Xuân Cƣơng

Tên công ty: Công ty TNHH Xuân Cương

Trụ sở chính: 175 Trần Đăng Ninh, P.Tam Thanh, TP Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn. Vốn điều lệ: 29.800.000.000đ

Công ty TNHH Xuân Cương được thành lập vào năm 2006 đã xin các cấp Thẩm quyền được đầu tư xây dựng Bãi đỗ xe tại khu vực cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị tại Thị trấn Đồng Đăng - Tỉnh Lạng Sơn và đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư số 14121000151 ngày 13 tháng 05 năm 2009 với diện tích là 17ha với các hạng mục đầu tư Bãi đỗ xe hàng hoá nhập khẩu; bãi đỗ xe hàng hoá xuất khẩu; trạm xe điện; dịch vụ đưa đón khách bằng xe điện trong khu vực cửa khẩu và một số công trình phụ trợ cho vận tải...

Từ ngày 16 tháng 01 năm 2010 bãi đỗ xe Cửa khẩu Hữu Nghị chính thức đưa vào hoạt động và dần ổn định, đảm bảo an ninh trật tự, tạo cảnh quan, văn minh lịch sự cho khu vực Cửa khẩu Quốc tế. Đến nay Công ty đã đầu tư xây dựng và hoàn chỉnh các hạng mục như sau: Khu nhà điều hành, khu nhà chờ, nhà hàng ăn uống với diện tích bằng 500m2, khu vệ sinh công cộng... với trang thiết bị đồng bộ, tiên tiến và sang trọng, đảm bảo chỗ ngồi cho khách Xuất nhập cảnh từ 200 đến 300 khách cùng một lúc.

Bên cạnh đó, tại thời điểm 30/6/2011, Công ty được UBND tỉnh Lạng Sơn cấp giấy phép khai thác khoáng sản, tại Mỏ atimon Khòn Rẹ, xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên đến thời điểm này công ty chưa khai thác được sản phẩm mà vẫn đang trong giai đoạn thăm dò khoáng sản…

Giữa năm 2012 Công ty TNHH Xuân Cương đang hoàn thiện một số hồ sơ để thành lập địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại

cửa khẩu Quốc tế Hữu nghị thuộc khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn.

Công ty đã và đang tạo ra công ăn việc làm cho lao động tại địa phương, thu hút thêm thương nhân đến kinh doanh tại cửa khẩu; chung sức góp phần xây dựng địa phương và đất nước ngày càng phát triển vững mạnh phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Công ty TNHH Xuân Cương đang phấn đấu trở thành Công ty lớn mạnh trong lĩnh vực Bến bãi vận tải và xuất nhập khẩu, đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển kinh tế của Lạng Sơn.

Các loại hình dịch vụ chủ yếu của Công ty bao gồm: Dịch vụ vận tải chuyên chở hàng hóa, Dịch vụ xe điện chuyên chở khách trong khu vực Cửa khẩu (Cự ly 500m); Dịch vụ bốc xếp sang tải hàng hóa bằng Cơ giới và Thủ công, dịch vụ kho bãi; Dịch vụ khai thuê Đại lý hải quan; Dịch vụ nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống…

Công ty TNHH Xuân Cương đang trong quá trình hoàn thiện khâu đầu tư xây dựng để Bãi đỗ xe đủ điều kiện thành Bãi Kiểm hóa hải quan và Trạm trung chuyển khách Quốc Tế.

Ngoài ra công ty còn mở rộng kinh doanh một số mặt hàng như máy móc thiết bị sản xuất, các loại hàng hóa nông sản phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của địa phương.

Bước vào thời kỳ hội nhập, Lạng Sơn luôn khẳng định vị thế chiến lược của mình trong sự phát triển của vùng Đông Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Vị thế của nơi địa đầu Tổ quốc với những khu buôn bán sầm uất càng được nâng lên khi Lạng Sơn được thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. Với quyết tâm thu hút đầu tư, ngay say khi Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn được thành lập,

Lạng Sơn đã từng bước hoàn thiên chế độ ưu đãi, đẩy mạnh cải cách hành chính, nỗ lực giải phóng mặt bằng cùng tháo gỡ kịp thời để tạo điều kiện thuận lợi triển khai các dự án.

Mỗi năm có thêm trên 200 doanh nghiệp đăng ký và hoạt động trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký và hoạt động hiện nay lên trên 1000 doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc, sức ép cạnh tranh lên những doanh nghiệp như công ty TNHH Xuân Cương ngày càng lớn. Ban kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng cho biết bình quân mỗi ngày Lạng Sơn thu hơn một tỷ đồng tiền phí phương tiện vận tải chở hàng hóa ra vào trong khu vực cửa khẩu và có khoảng từ 800 đến 900 lượt xe ô tô làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa qua lại biên giới. Với nhu cầu dịch vụ ngày một tăng cao như vậy, công ty đã xác định được một số đối thủ cạnh tranh lớn như: Công ty Tân Thanh container, công ty cổ phần dịch vụ Tân Thanh tại cửa khẩu Tân Thanh, công ty TNHH Quang tâm tại cửa khẩu Cốc Nam - Văn Lãng, … Chiến lược cạnh tranh hiện nay của công ty TNHH Xuân Cương là cùng với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, công ty cần có những chính sách thương mại phù hợp để thu hút và giữ chân khách hàng là những công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu và các đối tượng có nhu cầu sang tải hàng hóa tại địa phương.

Đối với thị trường ngoài nước mà ở đây chủ yếu là phía Trung Quốc, công ty TNHH Xuân Cương đang tiếp nhận dịch vụ vận tải cho các đối tác chính như: Công ty Hữu hạn Mậu Dịch Càn Hưng (Trung Quốc) Công ty HH XNK Bảo Lai (Bằng Tường – Trung Quốc), Công ty Suzhou Eagle Electric Vehicle Manufaturing; Công ty HH Mậu Dịch Hoa Uy…

Ngoài ra, công ty còn phục vụ cho nhu cầu qua lại biên giới của khách du lịch trong và ngoài nước.

điều lệ là 29,8 tỷ đồng và vốn đầu tư xây dựng là 80 tỷ đồng. Công ty TNHH Xuân Cương sử dụng chủ yếu là nguồn vốn vay từ bên ngoài để tài trợ cho nhu cầu đầu tư thay vì gia tăng vốn chủ sở hữu. Với tổng nguồn vốn khác lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH xuân cương (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)