CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh tài chính của Công ty TNHH Xuân Cương
Cƣơng so với một số đối thủ cạnh tranh trên địa bàn
3.4.1 Môi trƣờng ngành dịch vụ vận tải và xuất nhập khẩu tại Lạng Sơn Cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng trong những
năm gần đây, ngành kinh doanh dịch vụ vận tải và xuất nhập khẩu là một trong những ngành được chú trọng phát triển. Cùng với sự đầu tư ngày càng mạnh mẽ của chính quyền địa phương vào cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu như cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Chi Ma, cửa khẩu Tân Thanh, …hàng loạt các công ty lớn nhỏ hoạt động trong ngành kinh doanh vận tải và xuất nhập khẩu ra đời tạo nên một môi trường cạnh tranh gay gắt.
Các công ty xuất nhập khẩu tại Lạng Sơn hiện nay chủ yếu quy mô còn nhỏ, còn thiếu khá nhiều nhân viên có trình độ, đặc biệt là những nhân viên thông thạo tiếng Trung gây bất lợi trong quá trình giao thương với bạn hàng Trung Quốc. Các công ty cạnh tranh chủ yếu về giá chưa nâng cao được chất lượng dịch vụ.
Mặc dù các công ty xuất nhập khẩu trên địa bàn hiện nay đang có lợi thế về mặt vị trí địa lý, thuận tiện hơn trong việc sử dụng bến bãi cũng như làm thủ tục. Tuy nhiên với xu hướng phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong cả nước, nếu như các công ty trên địa bản tỉnh không có chiến lược phù hợp, nhận thức đúng điểm mạnh điểm yếu của mình sẽ bị mất lợi thế cạnh tranh và nhường miếng bánh thị trường đang ngày một lớn cho các đối thủ khác.
Từ thực trạng hoạt động, trên địa bàn công ty TNHH Xuân Cương đã xác định được nhóm đối thủ cạnh tranh dựa trên các tiêu chí về quy mô tổng tài sản tương đương và thị phần kinh doanh dịch vụ vận tải, bến bãi và xuất nhập khẩu như sau: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Lạng Sơn, Công ty TNHH thương mại và vận tải Đại Thành, Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Tiến Thành Lạng Sơn.
Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Lạng Sơn địa chỉ tại Số 125, đường Trần Đăng Ninh, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Công ty hoạt động đa lĩnh vực trong đó có vận tải hàng hóa bằng đường bộ, bốc xếp hàng hóa, hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải (bao gồm hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan). Với quy mô tổng tài sản lên đến 145 tỷ, đây được coi là một trong những công ty lớn nhất tại Lang Sơn về vận tải hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu
Công ty TNHH thương mại và vận tải Đại Thành địa chỉ tại số 19, khối 5 Ngạn Sơn, Đường Chu Văn An, Phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn, Lạng Sơn. Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng. Quy mô tổng tài sản 115 tỷ, có văn phòng tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đội ngũ nhân viên nhanh nhẹn và có nghiệp vụ vững trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu An Phú Hưng địa chỉ tại số 1 đường Ba Sơn, xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn, Lạng Sơn. Là một công ty mới thành lập vào năm 2012 nhưng đã tạo được uy tín trong hoạt động xuất nhập khẩu. Với quy mô tổng tài sản 98 tỷ đồng, công ty có quy mô khá nhỏ so với công ty TNHH Xuân Cương do chưa đầu tư nhiều vào tài sản cố định, tuy nhiên công ty đã chú trọng đầu tư đào tạo nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các dịch vụ chăm sóc khách hàng.
3.4.2 So sánh các chỉ tiêu tài chính của công ty TNHH Xuân Cƣơng với các đối thủ cạnh tranh
Nhóm chỉ số I: Phân tích năng lực hoạt động của tài sản
Bảng 3.14 So sánh năng lực hoạt động tài sản
của công ty TNHH Xuân Cƣơng với ba đối thủ cạnh tranh
Chỉ số Xuân
Cƣơng CPSX&TM LS Thành Đại An Phú Hƣng
Vòng quay các khoản phải thu 2,25 1,96 2,04 1,83 Vòng quay hàng tồn kho 9,86 9,35 7,43 9,32 Hiệu suất sử dụng TSCĐ bình quân 2,47 3,15 3,05 2,56 Hiệu suất sử dụng tài sản bình quân 1,04 2,23 2,01 1,89
( Nguồn: Kết quả tính toán từ BCTC của các công ty)
Nhận xét: Mức độ đầu tư vào khoản phải thu để duy trì mức doanh thu của công ty TNHH Xuân Cương cao hơn so với các công ty cùng ngành. Đây có thể là một trong những chính sách tín dụng của công ty, tuy nhiên vốn của công ty bị ứ đọng trong khâu thanh toán cũng nhiều hơn so với ba doanh nghiệp còn lại.
Vòng quay hàng tồn kho của công ty TNHH Xuân Cương cũng cao nhất trong các doanh nghiệp được phân tích, vốn ứ đọng nhiều hơn ở hàng tồn kho kéo theo nhu cầu vốn của công ty cũng tăng.
Cứ một đồng tài sản cố định đưa vào hoạt động kinh doanh trong một năm thì công ty TNHH Xuân Cương tạo ra được 2,47 đồng doanh thu, thấp nhất trong bốn công ty. Điều này thể hiện công tác quản lý tài sản cố định của công ty chưa tốt. Không chỉ trong quản lý tài sản cố định, mà hiệu quả đầu tư chung của công ty vào tổng tài sản chưa cao và luôn thấp nhất trong các công ty cùng ngành trên địa bàn được phân tích.
Nhóm chỉ số II: Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn
Bảng 3.15 So sánh khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty TNHH Xuân Cƣơng với ba đối thủ cạnh tranh
Chỉ số Xuân Cƣơng CPSX&TM LS Đại Thành An Phú Hƣng Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 0,73 1,96 1,32 1,45 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,57 1,914 1,21 1,38 Hệ số khả năng thanh toán ngay 0,01 1,515 1,01 1,18
Nhận xét: Với khả năng thanh toán hiện hành tức là xét đến khả năng thanh toán chỉ sử dụng Tài sản lưu động để trả các khoản nợ ngắn hạn trong năm. Nhận thấy trong năm 2015, hệ sô thanh toán hiện hành của công ty TNHH Xuân Cương là 0,73, con số này nhỏ hơn nhiều so với các công ty đối thủ cạnh tranh. Nhận thấy công ty TNHH Xuân Cương không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ NH trong năm.
- Với khả năng thanh toán nhanh là xét đến khả năng thanh toán không tính đến giá trị Hàng tồn kho thì công ty TNHH Xuân Cương trong năm 2015 là 0,57 , một chỉ số rất thấp. Điều này càng thể hiện rõ , nếu như công ty Lạng Sơn luôn chủ động trong các khoản nợ ngắn hạn của mình thì công ty Xuân Cương đang đứng trước khả năng không đủ điều kiện để trả các khoản nợ NH của mình.
- Xét đến khả năng thanh toán ngay thì thực sự đây là một điểm rất yếu của công ty TNHH Xuân Cương. Nếu như các công ty đối thủ cạnh tranh có khả năng thanh toán ngay đều lớn hơn 1. Tức là công ty đó có đủ tiền mặt trong kinh doanh đủ để trang trải các khoản nợ ngắn hạn của họ trong năm 2015. Thì công ty TNHH Xuân Cương đã thể hiện rất rõ mặt yếu kém của mình trong vấn đề quản lý. Gần như khả năng thanh toán các khoản nợ NH bằng Tiền mặt của công ty bằng 0 ( 0,01) . Điều đó cho thấy công ty không có tiền mặt tại công ty, công ty không kiểm soát được lượng tiền mặt lưu thông trong công ty, thường xuyên để tình trạng không có khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn bằng Tiền mặt diễn ra. Điều này rất bất lợi cho công ty TNHH Xuân Cương, bởi trong hoạt động kinh doanh, nếu không chủ động trong vấn đề quản lý tiền thì công ty khó lòng chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình được. Đây có thể được coi là một điểm yếu rất lớn so với đối thủ cạnh tranh.
Bảng 3.16 So sánh khả năng sinh lời
của công ty TNHH Xuân Cƣơng với ba đối thủ cạnh tranh
Chỉ số Xuân Cƣơng CPSX&TM LS Đại Thành An Phú Hƣng
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
(0,11) 0,014 0,007 0,013
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(1,5) 0,044 0,038 0,052
( Nguồn: Kết quả tính toán từ BCTC của các công ty)
Nhận xét:
Các tỷ số về khả năng sinh lời của các công ty xuất nhập khẩu tại Lạng Sơn khá thấp. Tuy nhiên, chỉ riêng công ty TNHH Xuân Cương kinh doanh thua lỗ nên cả 2 tỷ số ROA và ROE đều âm. Cụ thể:
- Xét đến chỉ tiêu ROE là chỉ tiêu thể hiện sức sinh lời từ vốn chủ sở hữu. Vì lợi nhuận các năm gần đây của công ty TNHH Xuân Cương là âm nên ROE của các năm cũng âm. Năm 2015 ROE của công ty TNHH Xuân Cương là (1,5), Trong khi của các đối thủ cạnh tranh tỷ số này đều dương mặc dù rất thấp. Điều đó có nghĩa sức sinh lời từ vốn chủ sở hữu của công ty TNHH Xuân Cương kém hơn rất nhiều . Nói cách khác công ty sử dụng vốn chủ sở hữu chưa hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận sau thuế.
- Xét đến chỉ tiêu ROA là chỉ tiêu thể hiện sức sinh lời từ tài sản của công ty.Công ty TNHH Xuân Cương là (0,11. Chứng tỏ có sự chênh lệch rất lớn trong việc sử dụng tài sản kinh doanh công ty TNHH Xuân Cương với các công ty khác trong việc tạo ra lợi nhuân. Có nghĩa đây là điểm rất yếu kém trong sử dụng tài sản của công ty.
Theo tính toán nhận thấy nếu so sánh với công ty cùng quy mô kinh doanh và cùng chức năng kinh doanh trên địa bàn hoạt động thì công ty
TNHH Xuân Cương có năng lực cạnh tranh rất thấp. Mặc dù hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty được phân tích trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cũng không phải quá cao (ROA và ROE cũng ở mức thấp). Trong khi đó, mọi chỉ tiêu tài chính của công tu TNHH Xuân Cượng đều thấp hơn so với công ty đối thủ cạnh tranh.
Điều đó cho thấy công ty TNHH Xuân Cương cần phải có biện pháp chấn chỉnh ngay lại hoạt đông, sắp xêp cơ cấu tài chính cho hợp lý thì mới thay đổi được những hạn chế khó khăn đang diễn ra.
3.4.3 Phân tích SWOT năng lực cạnh tranh tài chính của công ty TNHH Xuân Cƣơng Xuân Cƣơng
Dựa trên những phân tích về tài chính, tác giả tiến hành phân tích cụ thể các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Xuân Cương và từ đó rút ra điểm mạnh, điểm yếu của công ty TNHH Xuân Cương so với đối thủ cạnh tranh.
a) Điểm mạnh của công ty TNHH Xuân Cƣơng so với đối thủ cạnh tranh
Công ty đã áp dụng mô hình tổ chức quản lý theo chức năng với các phòng ban. Theo đó mỗi phòng ban có một chức năng nhiệm vụ cụ thể. Phòng tổ chức, phòng tài chính – kế toán, phòng maketing, phòng chăm sóc khách hàng và các Đội xe.
Công ty có đội ngũ nhân viên làm việc lâu năm giàu kinh nghiệm cùng với việc công ty vừa đầu tư mua sắm thêm các phương tiện vận tải hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, kết hợp với công ty có một số kho bãi tại các điểm tập kết hàng, thuận lợi cho việc bốc dỡ, bảo quản, di dời hàng.
Công ty được thành lập từ năm 2006, có uy tín trên thị trường và lượng khách hàng truyền thống lớn đảm bảo doanh thu hàng năm theo kế hoạch.
Vị trí địa lý thuận lợi, có văn phòng tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bằng Tường, Trung Quốc, đây là lợi thế quan trọng để công ty cạnh tranh với các công ty xuất nhập khẩu ngoài địa bàn.
b) Điểm yếu của công ty TNHH Xuân Cƣơng so với đối thủ cạnh tranh
Bên cạnh một số điểm mạnh, công ty có rất nhiều điểm yếu kém trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong năng lực tài chính nói riêng. Cụ thể:
Giữa các phòng ban, các chi nhánh chưa kết nối với nhau bằng một hệ thống xuyên suốt, thống nhất nên việc quản lý thông tin giữa các bộ phận trong công ty đôi lúc chưa thông suốt, việc triển khai các chiến lược chính sách của công ty đôi lúc bị gián đoạn dẫn đến việc chậm trễ trong trong trong triển khai các chiến lược kinh doanh.
Tình hình tài chính của công ty TNHH Xuân Cương rất kém đặc biệt trong công tác quản lý chi phí và cơ cấu vốn mạo hiểm, các tỉ số về thanh toán đều dưới mức an toàn. Chịu lãi vay rất cao, chi phí lãi vay quá lớn. Cụ thể:
Quy mô tổng tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2015 đã giảm 25.8% so với năm 2014. Mức độ sử dụng vốn và khả năng huy động vốn của công ty giảm đáng kể . Cơ cấu tài sản và nguồn vốn chưa thật hợp lý thể hiện ở vốn lưu động thường xuyên và vốn bằng tiền đều âm, công nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn dài hạn không đủ để tài trợ TSDH, khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp không cao, mức độ độc lập và tự chủ trong kinh doanh thấp. Việc sử dụng quá nhiều vốn chiếm dụng có thể khiến cho việc kinh doanh của công ty gặp phải rủi ro trong tương lai.
Qua phân tích tình hình sử dụng TSLĐ, ta thấy rằng năm 2015 các chỉ số như tốc độ luân chuyển các khoản phải thu giảm, kỳ luân chuyển tăng, hiệu suất sử dụng tài sản không được cải thiện, Công tác quản lý TS của công ty
còn yếu, chưa mang lại lợi nhuận kinh doanh.
Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ ta thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty ngày càng giảm thể hiện qua các chỉ số của năm 2015 như sức sản xuất, sức sinh lợi, hiệu suất sử dụng TSCĐ,…đều thấp hơn so với năm 2014. Nguyên giá bình quân TSCĐ và giá trị tổng TSCĐ bình quân đều tăng nhưng hiệu quả sử dụng tài sản cố định chưa cao. Như vậy, muốn khả năng kinh doanh trong dài hạn của công ty được nâng cao, công ty phải lưu ý cải thiện các hệ số này để TSCĐ được sử dụng tiết kiệm và đạt hiệu quả cao.
Công ty năm vừa quá có nhiều công nợ, khả năng thanh toán hạn chế. Số lượng vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng lớn, nợ phải thu, phải trả dây dưa kéo dài. Tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả cao, số vòng luân chuyển các khoản phải thu thấp đồng nghĩa với việc số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu cao, hệ số nợ có giảm nhưng vẫn ở mức cao, tỷ suất thanh toán nhanh thấp. Trước mắt. công ty đang trong tình trạng không có khả năng trang trải hết công nợ. Như vậy, để có thể tồn tại và phát triển trong thời gian tới, công ty cần phải có những chính sách tín dụng phù hợp.
Các chỉ số về khả năng sinh lợi của công ty đều âm do trong 4 năm vừa qua công ty hoạt động không hiệu quả, bị thua lỗ ảnh hưởng đến lợi ích hiện tại và tương lai của chủ doanh nghiệp cũng như các tổ chức có quan hệ kinh tế với công ty.
Nhìn chung, xu thế về tình hình tài chính của công ty TNHH Xuân Cương đang gặp rất nhiều khó khăn. Với tình trạng công ty thiếu vốn nghiêm trọng và những nhu cầu cần bức thiết phải có thêm vốn cổ phần để đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài của nó. Ngoài ra, Công ty cũng cần phải chú ý nhiều hơn trong lĩnh vực kiểm soát chi phí.
Công ty đưa giá cao so với đối thủ cạnh tranh dẫn đến trở ngại khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng. Bên cạnh đó công ty chưa có khuyến
mãi với khách hàng, chưa chăm sóc khách hàng trung thành bằng các biện pháp thích hợp, nên việc tìm kiếm thêm bạn hàng và đối tác còn ở mức hạn chế.
3.4.4. Nguyên nhân những yếu kém trong năng lực cạnh tranh tài chính của công ty của công ty
3.4.4.1. Nguyên nhân khách quan