CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tài chính của công
4.3.6. Huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau
Trong thị trường hội nhập như hiện nay, DN có thêm nhiều kênh để thu hút vốn đầu tư hơn. Thông thường, khi thiếu vốn, các DN thường tính đến giải pháp đi vay ngân hàng. Trên thực tế, nguồn từ tín dụng ngân hàng cũng có nhiều cách để tiếp cận chứ không hẳn có một cách đưa đơn vay. Nếu trong tình trạng không đủ điều kiện vay thì DN có thể thuê tài chính, sử dụng quỹ đầu tư, các kênh của thị trường tiền tệ, có thể vay của cán bộ nhân viên, hay tham gia vào thị trường chứng khoán. Hay như doanh nghiệp có thể tính đến việc liên doanh, liên kết để tạo sức mạnh vốn, khắc phục khó khăn về vốn. Hình thức liên doanh liên kết đã trở nên phổ biến hơn do có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã nhận thấy tiềm lực kinh tế của Việt Nam trong tương lai. Đây
là một cơ hội tốt cho DN mở rộng quy mô vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong tương lai.
4.3.7. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ quản lý tài chính
Đội ngũ quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Do đó công ty cần phải phát huy được sức mạnh của độ ngũ lao động khơi dậy trong họ tiềm năng to lớn tạo cho họ động lực để họ phát huy được hết khả năng. Khi đó công việc được giao cho họ sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Tiêu chuẩn tối ưu của lao động đòi hỏi phải có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ và phải đào tạo có hệ thống. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty cần phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động :
Thứ nhất, công ty cần nâng cao tiêu chuẩn tuyển chọn lao động, đảm bảo
chất lượng lao động tuyển thêm. Mặt khác do yêu cầu đổi mới công nghệ nên công ty cần khuyến khích người lao động không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.
Thứ hai, người lao động chỉ có thể phát huy có hiệu quả khả năng và
trình độ của họ khi được khuyến khích và đánh giá đúng khả năng vì vậy bên cạnh chính sách đào tạo bồi dưỡng trình độ, công ty cần phải chú ý đến việc phân phối thù lao lao động và thu nhập đúng với khả năng và công sức của người lao động. Làm được như vậy sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người lao động tự nâng cao trình độ và năng lực để tiến hành công việc có chất lượng và hiệu quả cao góp phần tăng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Hiệu quả của việc bồi dưỡng đội ngũ lao động là rất lớn. Việc công ty quan tâm đến đào tạo con người chắc chắn sẽ ảnh hưởng tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực tài chính cho công ty.
Tóm lại: việc đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty có thể đem lại hiệu quả vô cùng lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng có vai trò như những người trèo lái con thuyền công ty, nếu được đào tạo bồi dưỡng có đủ năng lực trình độ sẽ đưa được con thuyền đến những đích chiến lược đó vạch ra bằng con đường ngắn nhất ít sóng gió nhất và trong thời gian ngắn nhất.
Để làm được như vậy, công ty cần:
- Trích lập ngân quỹ phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, người lao động.
- Có chính sách khuyên khích và hỗ trợ đối với cán bộ công nhân viên có điều kiện tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.
- Có chính sách sử dụng hợp lý những cán bộ công nhân viên đã qua đào tạo trình độ được nâng cao lên như đề bạt tăng bậc lương, tuyên chuyển vị trí công tác đến nơi phù hợp có trình độ cao hơn...
KẾT LUẬN
Nâng cao năng lực cạnh tranh tài chính là nội dung quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Các công ty Việt Nam hiện nay là những đơn vị kinh doanh tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, các công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như sự biến động liên tục của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong và ngoài nước.... Vì thế, hoạt động phân tích đánh giá năng lực tài chính nói riêng và năng lực cạnh tranh nói chung nhằm đánh giá thực trạng công ty để từ đó có những quyết định kinh doanh phù hợp trở thành một trong những vấn đề sống còn đối với công ty.
Quá trình thực hiện đề tài, nội dung của luận văn đã làm rõ:
- Khái niệm năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tài chính của doanh nghiệp, các yếu tố môi trường tác động đến năng lực cạnh tranh tài chính của doanh nghiệp, những tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh tài chính của doanh nghiệp cũng như vai trò của tài chính trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Xuân Cương. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh tài chính của Công ty. So sánh năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Xuân Cương với một doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh tài chính của Công ty TNHH Xuân Cương.
- Từ những nội dung trên, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tài chính của Công ty TNHH Xuân Cương trong thời gian tới.
Hoàn thành được luận văn này là sự cố gắng lớn của bản thân với sự giúp đỡ của Lãnh đạo, cán bộ nhân viên Công ty TNHH Xuân Cương và sự
chỉ dẫn của Thầy, Cô giáo trong Khoa Tài chính Ngân hàng, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu người đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian nghiên cứu. Vì thời gian và khả năng có hạn, tin chắc không tránh khỏi những hạn chế, tác giả rất mong nhận được các ý kiến của Quý Thầy, Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty TNHH Xuân Cương, Báo cáo tổng kết, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các báo cáo nội bộ khác 2011, 2012, 2013, 2014, 2015. Lạng Sơn: Lưu hành nội bộ.
2. Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Hà, 2009. Giáo trình Phân tích tài
chính doanh nghiệp lý thuyết – lý thuyết và thực hàn. Hà Nội: Nhà xuất bản
Tài chính.
3. Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Hà, 2015. Phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
4. Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam, 2008. Chiến lược &
chính sách kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.
5. David F.R, 2006. Khái luận về quản trị chiến lược, người dịch Trương Công Minh, Trần Tuấn Thạc, Trần Thị Tường Như, 2006. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
6. Trần Kim Dung, 2009. Quản trị nguồn nhân lực. Hà Nội : Nhà xuất bản Thống kê.
7. Trần Minh Đạo, 2013. Giáo trình Marketing. Hà Nội: Nhà xuất bản
Đại học Kinh tế Quốc dân.
8. Phạm Thị Minh Hiền, 2011. Sử dụng công cụ tài chính nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO. Luận án tiến sĩ. Học viện Tài Chính.
9. Nguyễn Ngọc Huyền, 2013. Quản trị kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất
bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
10.Hoàng Lan Hương, 2014. Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT-CA của Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC).
Luận văn thạc sĩ. Học viện Tài chính.
doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
12. Nguyễn Năng Phúc, 2008. Phân tích báo cáo tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
13. Bùi Hữu Phước, 2009. Tài chính doanh nghiệp. TP Hồ Chí Minh: Nhà
xuất bản Tài chính.
14. Nguyễn Hải Sản, 2001. Quản trị Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội:
Nhà xuất bản Thống kê.
15. Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005. Nâng cao năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – xã hội.
16. Tôn Thất Nguyễn Thiêm, 2010. Thị trường, Chiến lược, Cạnh tranh về giá trị gia tăng, Định vị và phát triển doanh nghiệp. TP Hồ
Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM.
17. Đoàn Mạnh Thịnh, 2010. Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty thương mại Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn
thạc sĩ. Trường Đại học Ngoại thương.
18. Phạm Xuân Thủy, 2013. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Thái Nguyên.
19. Phạm Quang Trung, 2012. Quản trị tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
20. Vũ Anh Tuấn, 2013. Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trường đại
học Kinh tế Quốc dân.
21. Vũ Duy Vĩnh, 2009. Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty Giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án tiến sĩ. Trường Học viện Tài Chính.