Sử dụng hợp lý chính sách bán chịu để tăng doanh thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH xuân cương (Trang 89 - 91)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tài chính của công

4.3.3. Sử dụng hợp lý chính sách bán chịu để tăng doanh thu

Như đã phân tích ở chương 3. Công ty TNHH Xuân Cương kinh doanh các loại hình dịch vụ chủ yếu của Công ty bao gồm: Dịch vụ vận tải chuyên chở hàng hóa, Dịch vụ xe điện chuyên chở khách trong khu vực Cửa khẩu (Cự ly 500m); Dịch vụ bốc xếp sang tải hàng hóa bằng Cơ giới và Thủ công, dịch vụ kho bãi; Dịch vụ khai thuê Đại lý hải quan; Dịch vụ nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống…Ngoài ra công ty còn mở rộng kinh doanh một số mặt hàng như máy móc thiết bị sản xuất, các loại hàng hóa nông sản phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của địa phương.

Kinh doanh trong cơ chế thị trường, việc bán chịu hàng hoá trở thành một thứ công cụ khuyến mại của người bán mà vai trò của nó là không thể phủ nhận được trong việc thu hút thêm khách hàng mới và tăng doanh thu bán hàng. Vì vậy, công ty cần phải:

- Xác định mục tiêu bán chịu: Nhằm thúc đẩy tăng doanh thu, giải toả hàng tồn kho, gây uy tín về năng lực tài chính của doanh nghiệp.

- Xây dựng các điều kiện bán chịu: thông thường căn cứ vào mức giá, lãi suất nợ vay và thời hạn bán chịu.

- Tính toán hiệu quả của chính sách bán chịu: thực chất là so sánh giữa các chi phí phát sinh do bán chịu với lợi nhuận mà chúng mang lại.

Trong cơ chế thị trường hiện nay, bán chịu được coi như là một trong những biện pháp để đẩy nhanh tiêu thụ.

Nhờ bán chịu hàng hoá, sản phẩm cho khách hàng, công ty có thể tiêu thụ được một lượng hàng lớn hơn so với không bán chịu cho khách hàng. Do đó doanh thu tiêu thụ tăng thêm làm cho các chỉ tiêu có liên quan đến doanh thu tiêu thụ cũng được cải thiện như vòng quay tiền, vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng vốn cố định. Tuy nhiên mặt trái của chính sách này là làm giảm một số chỉ tiêu như vòng quay vốn lưu động, kỳ thu tiền bình quân, doanh lợi tiêu thụ. Nhưng chính sách bán chịu cũng

đem lại lợi ích thực tế cho công ty, mặc dù con số này nhỏ bé nhưng cũng góp phần cải thiện các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của công ty.

Để thực hiện được chính sách này, công ty cần phải:

- Giao trách nhiệm cho một bộ phận trong phòng kinh doanh chuyên giải quyết các vấn đề xung quanh chính sách bán chịu.

- Có phương án xử lý cụ thể đối với từng khoản bán chịu sao cho giảm được các chi phí thu tiền, nợ khó đòi... đồng thời vẫn phải đảm bảo bù đắp được mọi rủi ro công ty có thể phải gánh chịu khi áp dụng việc bán chịu.

- Thời hạn bán chịu không quá dài.

- Khách hàng có khả năng thanh toán nợ trong tương lai. - Lãi suất nợ vay thấp.

- Mức giá bán chịu phải cao hơn mức giá bán thanh toán ngay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH xuân cương (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)