CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tài chính của công
4.3.5. Chủ động dàn xếp khoản nợ sắp đến hạn và tích cực thu hồi nợ
Như đã phân tích ở trên công ty đang nắm giữ rất ít tiền mặt, tỷ số khả năng thanh toán ngay rất thấp, chìa khóa để vượt qua sự thâm hụt về tiền là việc nhận biết những vấn đề càng sớm và càng chính xác càng tốt. Điều này
đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần lập kế hoạch cho việc chi tiêu tiền mặt trong kỳ sắp tới. Các ngân hàng thường cảnh giác đối với những công ty khan hiếm về tiền. Họ thường chỉ thích cho vay khi những công ty chưa thực sự cần tiền, khoảng một tháng trước khi công ty cần tiền để chi tiêu. Nếu công ty không phát hiện và dự đoán được sự thâm hụt ngân quỹ, ngân hàng rất khó có thể cho công ty vay khi công ty đang lâm vào tình trạng thâm hụt. Nếu công ty bạn dự đoán được sẽ thâm hụt tiền, bạn có thể đàm phán một hạn mức tín dụng với ngân hàng. Điều này cho phép công ty có thể vay tiền khi cần. Thực sự cần thiết khi công ty có được hạn mực tín dụng trước khi gặp phải khó khăn về tiền.
Nếu ngân hàng không cho vay tiền, công ty buộc phải cầu viện đến nhà cung cấp. Các chủ nợ thường mong muốn công ty tiếp tục tồn tại và kinh doanh để trả tiền hơn là các ngân hàng, và họ có thể hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh của công ty. Công ty có thể có được những điều khoản gia hạn từ nhà cung cấp, đó gần như là những khoản vay chi phí rất thấp. Điều đó chỉ có thể nếu công ty có quan hệ tín dụng tốt trong quá khứ và đã thông báo tình hình tài chính cho nhà cung cấp.
Tuy nhiên, hiện thời công ty đã chiếm dụng khá nhiều vốn của khách hàng. Bằng chứng là vốn lưu động thực tế của công ty đang bị âm. Do vậy một mặt công ty cần thúc đẩy việc thu tiền từ các khoản bán chịu, một mặt phải chủ động dàn xếp trả bớt các khoản nợ đã có tuổi nợ dài để duy trì quan hệ và niềm tin của khách hàng cả bên bán và bên mua.
Công ty cần tích cực hơn trong công tác thu hồi nợ, mặc dù khách hàng chiếm dụng của công ty không nhiều bằng việc công ty chiếm dụng từ các đơn vị khác nhưng nếu không thu hồi được sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình kế hoạch tài chính của công ty. Muốn vậy, công ty phải có các chính sách tín dụng thương mại thích hợp trong đó đề ra những chính sách khuyến
khích, thưởng phạt trong việc thanh toán các khoản tín dụng hàng ngày. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường việc mua bán chịu là không thể thiếu, nó có thể làm cho công ty đứng vững trên thị trường và thu được nhiều lợi nhuận nhưng cũng có thể đem đến cho công ty những rủi ro trong kinh doanh. Vì vậy, để phát huy mặt tích cực của công việc này, công ty cần phải nắm bắt được năng lực trả nợ của bạn hàng, tinh thần trách nhiệm trả nợ của bạn hàng, các tài sản riêng có thể dùng để đảm bảo cho các khoản nợ, khả năng phát triển và xu thế phát triển của ngành nghề kinh doanh của bạn hàng. Làm tốt công tác này sẽ giúp cho công ty thu hồi được vốn và nâng cao được hiệu quả sử dụng VLĐ.
Hiện nay công ty chưa lập các khoản dự phòng, đặc biệt là các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Vì thế trong thực tế mặc dù công ty thực hiện giám sát nợ của khách hàng rất chặt chẽ nhưng còn các khoản phải thu khác của công ty không thể giám sát được. Thực tế, dự phòng này chỉ làm tăng tính thận trọng trong kinh doanh giúp công ty tránh được rủi ro đáng tiếc.