Đềxuất về cơ chế ưu đãi để thu hút đầu tư xây dựng vào HTTN khuvực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quy hoạch hệ thống tiêu nước khu vực nội đô hà nội (Trang 82 - 84)

CHƢƠNG 2 :PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

b) Đối với hệ thống cống TN trong khuvực Nội đô

4.3.1. Đềxuất về cơ chế ưu đãi để thu hút đầu tư xây dựng vào HTTN khuvực nghiên cứu

vực nghiên cứu.

Theo quan điểm của định hƣớng phát triển tiêu nƣớc đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì tiêu nƣớc đƣợc coi là ngành dịch vụ công ích.

Nhà nƣớc khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc tham gia đầu tƣ kinh doanh trong lĩnh vực tiêu nƣớc. Mặc dù vậy, trong những năm vừa qua, việc thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực tiêu nƣớc ở Việt Nam còn khá hạn chế. Có thể nhận thấy, rào cản lớn nhất cản trở việc đầu tƣ xây dựng vào HTTN đó là công trình tiêu nƣớc thƣờng có tổng mức đầu tƣ lớn trong khi việc thu hồi vốn đầu tƣ lại rất chậm do doanh thu từ phí nƣớc thải, phí bảo vệ môi trƣờng và các chi phí khác còn thấp cũng nhƣ việc thiếu đi những khung pháp lý tạo điều kiện cho ngƣời dân tham gia vào việc chi trả phí dịch vụ. Để có thể thu hút tốt hơn các thành phần là tổ chức, cá nhân ngoài Nhà nƣớc tham gia đầu tƣ vào lĩnh vực này, ngoài cơ chế ƣu đãi về đất đai và hỗ trợ xây dựng công trình HTKT ngoài hàng rào nhƣ điều 15 của Nghị định 80/2004/NĐ-CP. Luận văn đề xuất thêm một số những cơ chế và ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ nhƣ sau:

-Chủ đầu tƣ là các tổ chức, cá nhân khi tham gia đầu tƣ xây dựng HTTN cho các khu vực nội đô Hà Nội đƣợc giao đất sạch để xây dựng công trình;

-Xây dựng các chính sách mới hỗ trợ khối tƣ nhân tiếp cận nguồn vốn vay ƣu đãi hoặc nguồn vốn từ các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh môi trƣờng, xây dựng nông thôn mới... để xây dựng các công trình tiêu nƣớc;

-Hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ thông qua việc hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu công nghệ và ứng dụng mới vào lĩnh vực tiêu nƣớc và xử lý nƣớc thải cũng nhƣ hỗ trợ kinh phí sản xuất thử nghiệm;

-Hỗ trợ các dịch vụ tƣ vấn doanh nghiệp nếu cần thiết:

+ Đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin vào các đồ án quy hoạch HTTN .

+ Thƣờng xuyên tổ chức các khoá đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý tiêu nƣớc, bao gồm học tập các kinh nghiệm quản lý tiên tiến cũng nhƣ cập nhật các công nghệ xử lý mới...;

+ Bồi dƣỡng nâng cao năng lực lập kế hoạch tiêu nƣớc cho cán bộ quản lý tiêu nƣớc;

+ Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý HTTN của cán bộ quản lý

Hiện nay Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội là cơ quan đầu ngành tham mƣu cho Thành phố về các quy hoạch đã triển khai rộng rãi ứng dụng công nghệ thông tin vào nhƣ GIS, MAP Infor… vào những bƣớc đầu tiên của công tác lập quy hoạch trong đó có quy hoạch hệ thống tiêu nƣớc nhằm đánh giá chính xác tình hinh thực tế cũng nhƣ công tác quản lý dữ liệu đầu vào, đầu ra.

4.3.2. Đề xuất nâng cao quản lý cao độ nền và đấu nối hệ thống tiêu nước

Những phân tích và đánh giá về thực trạng quản lý cao độ nền tại đô thị trung tâm TP Hà Nội cho thấy, mặc dù hiện nay công tác quản lý cao độ nền đã có khá đầy đủ các cơ sở pháp lý để thực hiện nhƣng việc thực hiệncòn bộc lộ nhiều bất cập. Trong phạm vi Luận văn này, tác giả đề xuất một số nội dung nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đối với công tác này.

Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ, trên cơ sở các đồ án quy hoạch đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, cao độ nền đƣợc quản lý thông qua việc cung cấp số liệu phục vụ công tác thiết kế hoặc thông qua việc thẩm tra, thẩm định các dự án. Một số đề xuất sau đây có thể giúp nâng cao hiệu quả quản lý của công tác này:

- Tập trung trách nhiệm quản lý cao độ nền; cao độ các tuyến cống, rãnhtiêu nƣớc; cao độ mực nƣớc kênh mƣơng, ao hồ tại … một đầu mối duy nhất là phòng Quản lý đô thị. Các cơ quan khác có liên quan nhƣ Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch xây dựng chỉ hỗ trợ cung cấp và kiểm tra thông tin nếu cần thiết; - Xây dựng một cơ sở dữ liệu về HTTN với đầy đủ các số liệu thống kê,thông tin về cấu trúc HTTN, hoạt động tiêu nƣớc và về thông tin quản lý hành chính. Căn cứ vào CSDL này, cơ quan quản lý có thể truy xuất số liệu về HTTN để cung cấp cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Bên cạnh đó, CSDL này cũng có thể hỗ trợ công tác thẩm tra, thẩm định nhờ vào việc truy xuất kiểm tra dữ liệu nhanh chóng và trực quan. Hiện nay, việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS trong lĩnh vực quản lý hệ thống HTKT nói chung đang trở nên ngày một phổ biến và đem lại hiệu quả tốt. Có thể xem đây là một hƣớng đi khả thi khi nghiên cứu các giải pháp quản lý CSDL cho HTTN; - Đối với các khu vực mà đồ án quy hoạch xác định thiếu cao độ nền, cao độ cống tiêu nƣớc hoặc cao độ đƣợc xác định không phù họp với các điều kiện hiện trạng thì trong quá trình thẩm tra, thẩm định cán bộ quản lý cần tự mình đánh giá sự phù hợp với các điều kiện hiện trạng cũng nhƣ định hƣớng tiêu nƣớc chung để xác định. Cao độ tại các khu vực này cần lập thành các hồ sơ riêng để tiện quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quy hoạch hệ thống tiêu nước khu vực nội đô hà nội (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)