Tổ chức thực hiện chính sách và kế hoạch phát triển lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 58 - 68)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích hoạt động QLNN trong lĩnh vực lâm nghiệpcủa tỉnh Vĩnh Phúc

3.2.4. Tổ chức thực hiện chính sách và kế hoạch phát triển lâm nghiệp

Tổ chức thực hiện chính sách và kế hoạch phát triển lâm nghiệp là tổng hợp nguồn nhân lực, vật lực và khoa học kỹ thuật để thực hiện các nội dung công việc đƣợc chính phủ và HĐND, UBND tỉnh đã đề ra, nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ANQP và môi trƣờng bền vững.

3.2.4.1. Giao rừng, giao đ t lâm nghiệp:

Tính đến nay, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã cơ bản hoàn thành việc giao rừng, giao đất lâm nghiệp cho các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Rừng và đất lâm nghiệp đã có chủ quản lý, sử dụng. Kết quả những năm qua đã giao, khoán đƣợc 32.092 ha đất lâm nghiệp cho 7.005 hộ gia đình, 08 tổ chức, doanh nghiệp, trong đó:

* Giao đất lâm nghiệp theo Nghị định số 02 - CP ngày 15/01/1994 và Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ: 11.893 ha/5.348 hộ.

* Giao đất lâm nghiệp cho 04 đơn vị quốc doanh quản lý sử dụng, gồm:

Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch (đợt 1 - năm 2009): 1.393,8 ha, trong đó: huyện

Sông Lô: 725,9 ha, ở 04 xã (Quang Yên, Đồng Quế, Lãng Công, Tân Lập); huyện Lập Thạch: 668,0 ha, ở 06 xã (Vân Trục, Ngọc Mỹ, Xuân Hòa, Hợp Lý, Quang Sơn, Thái Hòa).

Vườn Quốc gia Tam Đảo trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp (đợt 1 - năm 2013): 14.211,4 ha, trong đó: huyện Tam Đảo: 11.959,2 ha, ở 6 xã (Đạo Trù, Đại

Đình, Hồ Sơn, Hợp Châu, Minh Quang, Tam Quan); huyện Bình Xuyên: 2.252,2 ha (trên địa bàn xã Trung Mỹ).

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ (đợt 1 - 2013): 589,1 ha tại

xã Ngọc Thanh,thành phố Phúc Yên.

Trung tâm Phát triển lâm nông nghiệp Vĩnh Phúc (đợt 1 - 2013): 286,6 ha,

trên địa bàn các huyện thị sau: 5,6 ha tại xã Trung Mỹ,huyện Bình Xuyên; 281,0 ha thuộchuyện Tam Đảo(xã Đại Đình, Hồ Sơn, Hợp Châu, Minh Quang, Tam Quan).

Bảng 3.11. Diện tích đất lâm nghiệp theo chủ quản lý đến đầu năm 2016

Đơn vị tính: ha. TT Hạng mục Cộng Đất có rừng Đất chƣa có rừng Cộng Rừng tự nhiên Rừng trồng Cộng Đất có khả năng LN Đất khác Cộng 33.928,6 29.818,6 11.941,9 17.876,7 4.110,0 1.404,2 2.705,8 1 Đặc dụng 15.807,4 15.446,2 10.626,9 4.819,3 361,2 220,3 140,9 Tổ chức 15.184,6 14.833,2 10.626,9 4.206,3 351,4 211,8 139,6 UBND xã 622,8 613,0 - 613,0 9,8 8,5 1,3 2 Phòng hộ 4.170,9 3.765,3 1.122,4 2.642,9 405,6 326,3 79,3 Tổ chức 419,0 402,6 45,9 356,7 16,4 7,6 8,8 UBND xã 112,8 99,2 16,1 83,1 13,6 13,6 - Hộ gia đình 3.639,1 3.263,5 1.060,4 2.203,1 375,6 305,1 70,5 3 Sản xuất 13.950,9 10.609,5 192,6 10.416,9 3.341,4 855,8 2.485,6 Tổ chức 1.028,7 844,6 94,1 750,5 184,1 95,1 89,0 UBND xã 1.935,5 466,6 38,8 427,8 1.468,9 377,6 1.091,3 Hộ gia đình 8.664,1 7.257,4 59,7 7.197,7 1.406,7 342,8 1.063,9 DNNN 2.322,6 2.040,9 - 2.040,9 281,7 40,3 241,4

Nguồn: Kiểm kê rừng tỉnh Vĩnh Phúc tại Quyết định số 667/QĐ - CT ngày 01/3/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

* Giao rừng cho các tổ chức, cá nhân hộ gia đình quản lý năm 2010-2011:

6.107,6 ha, gồm 1.197 lô/807 hộ. Diện tích giao cho tổ chức 703,5 ha, giao cho hộ gia đình 5.405,1 ha, gồm:

Huyện Sông Lô: 2.058,7 ha, ở 6 xã (Lãng Công, Bạch Lƣu, Hải Lựu, Quang Yên, Tân Lập, Đồng Quế); Huyện Lập Thạch: 1.013 ha, ở 6 xã (Bắc Bình, Vân Trục, Ngọc Mỹ, Quang Sơn, Liễn Sơn, Hoa Sơn).

Huyện Tam Dƣơng: 79,3 ha, ở 4 xã (Hƣớng Đạo, Kim Long, Đồng Tĩnh, Duy Phiên).

Huyện Bình Xuyên: 104,8ha, ở 2 xã (Trung Mỹ, Hƣơng Sơn).

Huyện Tam Đảo: 472,5 ha, ở 5 xã (Bồ Lý, Yến Dƣơng, Đạo Trù, Tam Quan, Đại Đình, thị trấn Tam Đảo).

Thành phố Phúc Yên: 1.832,1 ha, ở 3 xã phƣờng (Ngọc Thanh, Đồng Xuân, Xuân Hòa).

* Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh: 167,7 ha tại xã Ngọc Thanh, thành phố

Phúc Yên.

* Huyện đội Sông Lô: 20,0 ha, tại xã Lãng Công, huyện Sông Lô.

* Thiền viện Trúc lâm Tuệ Đức: 3,0 ha tại xã Đồng Quế, huyện Sông Lô. * Trung tâm Phát triển lâm nông nghiệp Vĩnh Phúc(đợt 2): 357,2 ha tại 03

xã: Đại Đình, Trung Mỹ, Minh Quang, huyện Tam Đảo.

Đến nay 100% diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã đƣợc giao cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.

Nguồn: Báo cáo của Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc năm 2016, 2017.

3.2.4.2. Quản lý, bảo vệ rừng:

* Tham mưu ban hành các văn bản về bảo vệ rừng và PCCCR:

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Kiểm lâm đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tham mƣu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành: Kế hoạch số 2953/KH-UBND ngày 07/7/2010 về hoạt động tìm kiếm cứu nạn, PCCCR, bảo vệ rừng tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2010-2015; Kế hoạch số 6644/KH- BCH ngày

15/11/2013 về triển khai công tác PCCCR, BVR năm 2013-2014; Ban chỉ đạo tỉnh ban hành một số văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hƣớng dẫn, kiểm tra trong hoạt động quản lý Nhà nƣớc về lâm nghiệp;

Tại các huyện, thị xã có rừng: các Hạt Kiểm lâm đã tham mƣu cho UBND huyện chỉ đạo cấp xã và chủ rừng xây dựng phƣơng án, tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp về PCCCR,BVR tại cơ sở. Kiện toàn 06 Ban chỉ huy TKCN&PCCCR-BVR cấp huyện; xây dựng đƣợc 40 km đƣờng bảo vệ rừng PCCCR kết hợp dân sinh tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bảo vệ rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp nông thôn.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban chỉ huy Quân sự huyện, thị xã có rừng hiệp đồng với các đơn vị đóng quân trên địa bàn tỉnh tham gia PCCCR, BVR.

Kiểm lâm, Công an tỉnh, Cảnh sát PC&CC các huyện/thị xã có rừng, Vƣờn quốc gia Tam Đảo đã xây dựng phƣơng án phối hợp về PCCCR, BVR điều tra nguyên nhân, thủ phạm các vụ cháy rừng.

Ban hành Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 16/12/2011 của UBND tỉnh là văn bản cụ thể, đầy đủ có tác dụng rất kịp thời do đó đã đƣợc phổ biến, tuyên truyền sâu rộng, thƣờng xuyên nên đã tạo đƣợc sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và thực hiện khá nghiêm túc.

Hàng năm vào mùa khô tham mƣu UBND các cấp ban hành các chỉ thị, văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác PCCCR.

* Phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật ch t bảo vệ rừng, PCCCR:

Theo số liệu thống kê của Phòng Quản lý bảo vệ rừng - Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc, hiện trạng về trang thiết bị, phƣơng tiện phục vụ bảo vệ rừng và PCCC của lực lƣợng Kiểm lâm tỉnh nhƣ sau:

Bảng 3.12. Số lƣợng phƣơng tiện, trang thiết bị phục vụ bảo vệ rừng và PCCCR đến năm 2017

TT Hạng mục Đơn vị tính Số lƣợng

1 Ô tô Chiếc 08

2 Mô tô tuần tra Chiếc 06

3 Máy cƣa xăng Chiếc 07

4 Máy phát điện Chiếc 02

5 Máy chiếu Chiếc 03

6 Nhà bạt Chiếc 04

7 Bộ đàm cầm tay Chiếc 10

8 Máy thổi gió Chiếc 12

9 Máy cắt thực bì Chiếc 11

10 Dao phát Con 521

11 Bàn dập lửa Cái 150

12 Loa cầm tay Chiếc 16

13 Ống nhòm Chiếc 11

14 Quần áo chịu lửa Bộ 07

15 Máy định vị Chiếc 08

16 Bi đông nƣớc Chiếc 216

Nguồn: Báo cáo của Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc năm 2017

Các công cụ, phƣơng tiện hiện tại đã cũ, một số đã hử hỏng, khấu hao không còn sử dụng đƣợc đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động quản lý bảo vệ rừng và PCCCR.

* Cơ sở hạ tầng phục vụ bảo vệ rừng và PCCCR:

Bảng 3.13. Cơ sở hạ tầng phục vụ PCCCR tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2017

TT Hạng mục Đơn vị tính Số lƣợng

1 Đƣờng lâm nghiệp km 13.27

2 Chòi canh lửa chiếc 02

3 Trạm dự báo KTTV chiếc 01

4 Bảng tin tuyên truyền cái 37

5 Bảng báo cấp cháy rừng cái 04

Cơ sở hạ tầng, công trình PCCCR đã đƣợc thi công, xây dựng. Tuy nhiên, số lƣợng còn hạn chế, chƣa đƣợc duy tu, bảo dƣỡng thƣờng xuyên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hạn chế hiệu quả về PCCCR.

* Công tác dự báo cháy rừng:

Mùa cháy rừng trong tỉnh thƣờng bắt đầu từ tháng 10 năm trƣớc đến hết tháng 4 năm sau. Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Trung tâm Khí tƣợng thuỷ văn tỉnh tiến hành dự báo cháy rừng 10 ngày/lần vào đầu mùa khô hàng năm. Kết quả dự báo đƣợc gửi kịp thời về Cơ quan thƣờng trực PCCCR- BVR cấp huyện, xã, chủ rừng... ở nơi có báo động cháy cấp III, IV, V và lƣu trữ thông tin, phân vùng trọng điểm cháy. Dự báo theo khối lƣợng, độ ẩm vật liệu cháyở quy mô hẹp theo hiện trƣờng khai thác rừng, địa điểm phát thực bì chuẩn bị trồng rừng...;

Phối hợp với Đài PTTH các huyện, hệ thống đài truyền thanh các xã thƣờng xuyên thông báo cấp dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, phổ biến các quy định về PCCCR, bảo vệ rừng để các chủ rừng và các hộ gia đình chủ động trong công tác phòng chống và tổ chức thực hiện.

* Công tác phòng cháy chữa cháy của các chủ rừng:

Lực lƣợng Kiểm lâm đã phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở xây dựng kế hoạch phối hợp về quản lý bảo vệ rừng, PCCCR. Hƣớng dẫn tổ chức cho các thôn xây dựng các quy ƣớc bảo vệ rừng và các hộ gia đình ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR. Duy trì cảnh báo cháy rừng 10 ngày/đợt trên đài truyền hình tỉnh, tại 24 điểm trực cửa rừng.

Các chủ rừng nhà nƣớc (công ty lâm nghiệp, trung tâm, trạm, trại) đóng trên địa bàn đã quan tâm đến công tác PCCCR, thành lập đƣợc Ban chỉ huy và các tổ công tác PCCCR, tuy nhiên đầu tƣ cho phòng cháy rừng còn ít (dụng cụ và phương

tiện, trang thiết bị PCCCR còn thiếu nhiều). Diện tích rừng do các tổ chức quản lý

vẫn để xảy ra cháy rừng, việc thiết kế trồng rừng chƣa đi đôi với việc thiết kế các công trình PCCCR. Các hộ gia đình nhìn chung ít quan tâm đến công tác phòng chống cháy rừng, nhiều hộ gia đình còn vi phạm các quy định trong việc xử lý thực bì bằng phƣơng pháp đốt, làm nƣơng rẫy không có kiểm soát gây cháy rừng.

* Cháy rừng và công tác chữa cháy:

Cháy rừng: Công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh luôn đƣợc chỉ đạo tích cực, nguy cơ cháy rừng đƣợc cảnh báo thƣờng xuyên, song do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu thời tiết nắng nóng, khô hanh kéo dài là điều kiện thuận lợi cho cháy rừng bùng phát, mặt khác ý thức bảo vệ rừng của ngƣời dân có lúc, có nơi còn chƣa cao.

Từ năm 2013 đến 2017, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã xảy ra 37 vụ cháy rừng trên 325,43 ha, gây thiệt hại 71,28 ha rừng trồng, ƣớc tính thiệt hại khoảng hơn 09 tỷ đồng. Số nhân lực huy động tham gia vào chữa cháy rừng là 1.978 ngƣời.

Công tác chữa cháy rừng: Do chủ động trong công tác PCCCR và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hơn nữa rừng đã có chủ quản lý cụ thể nên các vụ cháy rừng xảy ra đều đƣợc phát hiện và huy động lực lƣợng, dụng cụ tổ chức cứu chữa kịp thời, ứng dụng, phát huy tốt phƣơng châm 04 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương

tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ) nên đã hạn chế đƣợc đáng kể thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Ngoài lực lƣợng bảo vệ rừng chuyên trách của các tổ chức nhƣ Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch, Trung tâm Phát triển Lâm nông nghiệp Vĩnh Phúc, Vƣờn Quốc gia Tam Đảo, Trung tâm Khoa học lâm nghiệp Đông Bắc Bộ, Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, các đơn vị quốc phòng, ... Chi cục Kiểm lâm tỉnh có hệ thống tổ chức quản lý bảo vệ rừng đƣợc chỉ đạo thống nhất từ tỉnh xuống huyện, xã, phƣờng, thị trấn. Lực lƣợng Kiểm lâm phối hợp chặt chẽ và tham mƣu cho chính quyền địa phƣơng trong việc quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ rừng, PCCCR; Đội Kiểm lâm cơ động & PCCCR thuộc Chi cục Kiểm lâm là lực lƣợng nòng cốt, chuyên trách về phòng cháy, chữa cháy rừng, thƣờng xuyên tổ chức lực lƣợng tuần tra, thông tin, tuyên truyền vận động nhân dân phòng chống lửa rừng, khai thác lâm sản trái phép. Kết quả cho thấy toàn bộ diện tích rừng hiện có đƣợc quản lý bảo vệ chặt chẽ.

3.2.4.3. Trồng rừng, chăm sóc rừng:

Giai đoạn 2013- 2017, bình quân toàn tỉnh Vĩnh Phúc trồng đƣợc 758,4 ha rừng tập trung/năm; 381,6 nghìn cây phân tán/năm và chăm sóc 658,9 ha rừng/năm. Khối lƣợng thực hiện có xu hƣớng giảm dần từ năm 2013 đến năm 2017 (từ 878,6ha

giảm xuống còn 754,0ha (năm 2015) và 643,0ha năm 2017. Riêng khối lƣợng trồng cây phân tán đƣợc duy trì ổn định và có xu hƣớng tăng mạnh trong những năm gần đây.

Bảng 3.14. Kết quả trồng, chăm sóc rừng giai đoạn 2013-2017

TT Hạng mục Phân theo năm (đơn vị: ha)

2013 2014 2015 2016 2017

1 Trồng rừng tập trung 878,6 829,5 754,0 633,0 643,0

Sản xuất 854,4 825,5 740,0 592,0 559,0

Phòng hộ 24,2 20,0 58,0

Đặc dụng 4,0 14,0 21,0 26,0

2 Trồng cây phân tán (1000 cây) 123 265,5 203,7 604 600 3 Chăm sóc rừng 971,9 946,4 591,8 413,6 463,5 4 Khoanh nuôi rừng 534 493 158,2 158,2 158,2

Nguồn: Báo cáo Chi cục Kiểm lâm tỉnh từ năm 2013 đến năm 2017;

3.2.4.4. Khai thác, chế biến lâm sản:

Sản lƣợng khai thác gỗ bình quân đạt 28,0 nghìn m3/năm, trong đó: gỗ làm nguyên liệu giấy đạt 16,2 nghìn m3/năm, chiếm 57,85% tổng sản lƣợng gỗ khai thác của tỉnh.

Sản phẩm gỗ khai thác chủ yếu là gỗ Bạch đàn, Keo, Thông có đƣờng kính nhỏ từ 08 cm ÷ 24 cm đƣợc bán trong và ngoài tỉnh làm nguyên liệu thô cho các nhà máy ván bóc, băm dăm, xẻ nan công nghiệp và sử dụng làm gỗ xây dựng, cọc chống, giàn giáo, ...

Bảng 3.15. Kết quả khai thác lâm sản giai đoạn 2013-2017

TT Hạng mục Đơn

vị tính

Phân theo năm

2013 2014 2015 2016 2017 1 Gỗ tròn m3 76.630 60.588 60.810 60.197 61.002 Trong đó NLG m3 20.394 8.600 8.848 9.200 8.912 2 Củi ste 54.660 50.618 50.605 49.618 50.719 3 Tre, luồng 1000 cây 974,9 878,7 826,2 881,7 837,5 4 Lá cọ 1000 lá 432,7 330,3 381,3 338,9 379,9 5 Song mây tấn 58,2 55,6 46,1 43,5 47,7 6 Măng tƣơi tấn 110,4 105,6 103,2 114,7 105,8 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm.

Trên địa bàn tỉnh có ít cơ sở chế biến gỗ, lâm sản quy mô lớn, các cơ sở sản xuất chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể. Năm 2017, toàn tỉnh có 5.627 cơ sở chế biến lâm sản, trong đó: 4.319 cơ sở chế biến gỗ, 1.308 cơ sở chế biến lâm sản khác (mây tre đan, chổi chít). Những cơ sở này đã tạo việc làm cho khoảng 19.741 lao động, đem lại giá trị sản xuất theo giá thực tế 489 tỷ đồng phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đạt giá trị trung bình 1,65 triệu USD (giai đoạn 2013-2017).

Chế biến gỗ tập trung ở các làng nghề truyền thống, cụ thể:

Huyện Bình Xuyên: thị trấn Thanh Lãng (03 làng nghề mộc, 1.713 cơ sở). Huyện Vĩnh Tƣờng: xã An Tƣờng (có 02 làng nghề với 863 cơ sở).

Huyện Yên Lạc: Thị trấn Yên Lạc (04 làng nghề với 1.276 cơ sở).

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh ở một số địa phƣơng có nghề mộc phát triển nhƣ: xã Cao Minh (Phúc Yên) có 01 làng nghề (50 hộ) và hầu hết các xã, thị trấn đều có trên 10 cơ sở làm nghề mộc. Nghề mây tre đan (mây tre đan và đan lát truyền thống) đƣợc phát triển rộng rãi ở một số nơi trong tỉnh nhƣ ở các xã: Cao Phong,

Đồng Thịnh (huyện Sông Lô); xã Triệu Đề, Đồng Ích, Văn Quán, Ngọc Mỹ, Vân Trục (huyện Lập Thạch); xã Trung Kiên, Trung Hà (huyện Yên Lạc); xã Minh Quang (huyện Tam Đảo): 1.126 cơ sở.

Nguồn: Quy hoạch phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

3.2.4.5. Hoạt động Dự án lâm nghiệp giai đoạn 2011- 2017:

Dự án Trồng mới 05 triệu ha rừng (Dự án 661) kết thúc, công tác bảo vệ và phát triển của tỉnh thực hiện theo đề án Bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020, cụ thể nhƣ sau:

* Dự án do tỉnh tổ chức thực hiện:

- Dự án nâng cao năng lực PCCCR giai đoạn 2013-2015; - Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất các huyện/thị trong tỉnh; - Dự án trồng và phát triển cây phân tán;

- Lập Quy hoạch Bảo tồn và Phát triển bền vững rừng đặc dụng tỉnh Vĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)