Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 31 - 33)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn

1.2.4. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực

phải đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung tuyên truyền, vận động để ngƣời dân hiểu về cơ chế, chính sách và tự nguyện thực hiện các chính sách về quản lý bảo vệ rừng, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

1.2.4. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh nghiệp trên địa bàn tỉnh

1.2.4.1. Tính sát thực và phù hợp:

Các chủ trƣơng, chính sách, giải pháp thực hiện về quản lý Nhà nƣớc đối với lâm nghiệp phải phù hợp phù hợp với khả năng nhân sách, nguồn lực con ngƣời, điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhƣỡng, phong tục tập quán và sự ủng hộ của ngƣời dân trên địa bàn tỉnh. Phù hợp với các chính sách của cơ quan quản lý Nhà nƣớc cấp trên đã ban hành, phù hợp với thuần phong mỹ tục, tập quán của ngƣời dân, đƣợc sự ủng hộ trên địa bàn tỉnh. Chính sách phải dễ đọc, dễ hiểu, dễ áp dụng và triển khai trong thực tiễn quản lý, tiêu chí này đảm bảo cho các chính sách về lâm nghiệp phát huy lợi thế tại địa phƣơng.

1.2.4.2. Tính hiệu lực:

Tính hiệu lực của chính sách về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực lâm nghiệp đòi hỏi phải có sự tuân thủ, chấp hành đầy đủ các quy định thuộc về chính sách đó, chính sách phải đƣợc thực thi nghiêm minh. Tiêu chí này đƣợc đánh gia thông qua các nội dung: sự tuân thủ, chấp hành đầy đủ các quy định thuộc về chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về lâm nghiệp và ngƣời dân trên địa bàn tỉnh; mức độ đáp ứng các nguồn lực, kỹ thuật, phƣơng tiện để triển khai đƣợc chính sách và nhận đƣợc sự đồng thuận, chấp hành của đối tƣợng thực hiện chính sách. Việc triển khai chính sách trong thực tế và những điều kiện kỹ thuật, nguồn lực, quy trình và đặc biệt là đảm bảo sự chấp hành chính sách của các đối tƣợng áp dụng để đạt đƣợc mục tiêu chính sách đề ra trên địa bàn tỉnh.

1.2.4.3. Tính hiệu quả:

Tính hiệu quả của chính sách về lâm nghiệp là độ lớn của kết quả thu đƣợc từ việc sử dụng nguồn lực cố định. Đƣợc đánh giá thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nƣớc về lâm nghiệp, sự chấp hành chính sách của ngƣời dân trên địa bàn tỉnh. Kết quả của công tác quản lý bảo vệ rừng, độ che phủ rừng, phá rừng, lấn chiếm rừng, ngăn chặn và xử lý vi phạm; tạo việc làm, tăng thu nhập ngƣời dân địa phƣơng từ phát triển kinh tế lâm nghiệp, hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng nói chung của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)