CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.3. Kinh tế xã hội
Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 11 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với 95,72% dân số, còn lại là đồng bào các dân tộc thiểu số nhƣ: Sán Dìu, Cao Lan, Nùng, Dao, Tày, Mƣờng, Sán Ngài (Ngái), Lào, Hoa, Thái... chiếm 4,28% dân số. Trong số các dân tộc thiểu số có dân tộc Sán Dìu chiếm tỷ lệ dân số cao nhất (3,93% tổng số dân), còn lại các dân tộc khác chỉ chiếm dƣới 0,08% dân số. Dân tộc tiểu số sống chủ yếu phụ thuộc vào rừng.
Dân tộc Kinh sống ở vùng thấp, thành thị và đồng bằng. Các dân tộc khác thƣờng sống ở vùng núi trên địa bàn huyện Sông Lô, Lập Thạch, Tam Dƣơng, Tam Đảo, Bình Xuyên và thành phố Phúc Yên.
Bảng 3.7. Dân số tỉnh Vĩnh Phúc 2013 - 2017 TT Chỉ tiêu Đơn vị 2013 2014 2015 2016 2017 1 Dân số trung bình 103 ng 1014.5 1022.4 1029. 4 1041.9 1054.5 2 Tỷ lệ tăng tự nhiên % 10.6 11.4 11.4 13.6 13.5 3 Lao động từ 15 tuổi trở lên 10 3 ng 608.4 607.2 615.8 621.1 631.4
4 Cơ cấu dân số % 100 100 100 100 100
Dân số đô thị % 20.1 20.1 20.4 20.3 20.5 Dân số nông thôn % 79.9 79.9 79.6 79.7 79.5
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm
* Lao động, việc làm:
Năm 2017, lao động từ 15 tuổi trở lên là 645,4 nghìn ngƣời, chiếm 60,3% tổng dân số. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 620,1 nghìn ngƣời, chiếm 58,8% tổng dân số và 98,2% số lao động trong độ tuổi.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 66,0%, trong đó lao động qua đào tạo đƣợc cấp chứng chỉ là 23,0%.
Năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp trong toàn tỉnh là 2,3%, trong đó ở thành thị là 0,7%, nông thôn 1,6%; tỷ lệ lao động nữ thất nghiệp cao hơn nam giới.
Lao động có trình độ chuyên môn cao chủ yếu tập trung ở đô thị, khu vực kinh tế Nhà nƣớc và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (Văn kiện Đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ XVI)
Bảng 3.8. Hiện trạng sử dụng lao động tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2017
TT Hạng mục Đơn vị 2013 2014 2015 2016 2017 1 Nguồn lao động 103 ng 608.4 607.2 615.8 621.1 631.4 2 LĐ làm việc ở các ngành 103 ng 596.7 601.2 609.9 613 620.1 So với % dân số % 58.8 58.8 59.2 58.8 58.8
3 Cơ cấu LĐ theo khu vực % 100 100 100 100 100
Nông thôn % 79.8 79.8 78.6 78.7 79.6
Thành thị % 20.2 20.2 21.4 21.3 20.4
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm.
* Thực trạng kinh tế xã hội:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Giai đoạn 2013-2017, kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc tăng trƣởng cao hơn so với bình quân chung của cả nƣớc. Tăng trƣởng kinh tế thể hiện rõ xu thế phục hồi, tính chung trong cả giai đoạn duy trì ở mức khá, chất lƣợng đƣợc cải thiện, bình quân giai đoạn 2013-2017, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt khoảng 5,91%, mặc dù thấp hơn so với giai đoạn 2006-2010, nhƣng đặt trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và kinh tế thế giới thƣờng xuyên xuất hiện nhiều nhân tố bất lợi thì đây vẫn là mức tăng tƣơng đối tốt. Hơn thế nữa, xu hƣớng phục hồi kinh tế ngày càng rõ nét kể từ năm 2013, tốc độ tăng trƣởng năm sau cao hơn năm trƣớc. Tăng trƣởng năm 2015 đạt 6,68%, vƣợt mục tiêu đề ra là 6,2% và là mức cao nhất trong cả giai đoạn 2013-2017; trong đó, công nghiệp và xây dựng với tốc độ tăng 9,64% là ngành đóng góp nhiều nhất vào tăng trƣởng năm 2015.
Lạm phát đƣợc kiểm soát nhờ thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp về tiền tệ tín dụng và tài khóa cũng nhƣ cơ chế phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Chỉ số CPI giảm từ 18,13% năm 2011 xuống 1,84% năm 2014 và 0,6% năm 2015 - thấp nhất trong vòng 14 năm qua.
Chuyển dịch cơ c u kinh tế:
Bảng 3.9. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2016
TT Năm 2013 2014 2015 2016
Giá trị tăng thêm (Giá hiện hành, Tỷ đồng)
Tổng số 30.530 46.906 51.045 57.365
1
Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 3.428 4.734 4.983 5.374 2 Công nghiệp - xây dựng 18.707 29.807 31.924 35.637
3 Dịch vụ 8.394 12.365 14.138 16.317
Cơ cấu GTTT (%) 100,0 100,0 100,0 100,0
1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 11,2 10,1 9,8 9,4 2 Công nghiệp – xây dựng 61,3 63,5 62,5 62,1
3 Dịch vụ 27,5 26,4 27,7 28,5
Nguồn: Niên gián thống kê tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm
Ngành công nghiệp-xây dựng tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị tăng thêm của tỉnh Vĩnh Phúc. Cụ thể, công nghiệp - xây dựng duy trì tỷ trọng 61 - 62% trong tổng giá trị tăng thêm của tỉnh. Nông nghiệp và dịch vụ có thay đổi theo hƣớng giảm tỷ trọng khối ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng của khối ngành dịch vụ nhƣng tốc độ chậm.
Thực hiện chủ trƣơng của tỉnh về chuyển hƣớng trọng tâm sang phát triển dịch vụ; những năm qua tỷ trọng giá trị ngành dịch vụ, lĩnh vực dịch vụ đã gia tăng trong cơ cấu kinh tế nhƣng vẫn còn chậm. Giai đoạn 2013 - 2016, tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành dịch vụ chỉ tăng thêm 1% từ 27,5% năm 2010 lên khoảng 28,5% năm 2016 , trong tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức giảm tƣơng ứng, từ 11,2% xuống 9,4%.
Thu nhập và mức sống dân cư: Với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt,
sâu sát, kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt phát huy đƣợc tƣ duy, sáng tạo, tinh thần chủ động vƣợt khó cùng với sự nỗ lực phấn đấu, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2017 đạt đƣợc nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực. GDP bình quân đầu ngƣời cũng tăng hơn 40%, từ 1.532 USD/ngƣời năm 2013 lên 2.171 USD/ngƣời năm 2017, trong bối cảnh lạm phát đƣợc duy trì ở mức thấp đã góp phần nâng cao mức sống thực tế của ngƣời dân.
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng lên đáng kể: từ 17,28
triệu đồng năm 2013 tăng lên 27,36 triệu đồng năm 2017. Đến nay, đã có 2 huyện (Yên Lạc, Bình Xuyên) và 68 xã (chiếm 60,7%) đạt chuẩn nông thôn mới.
Đến cuối năm 2017, toàn tỉnh còn 9.512 hộ nghèo tiếp cận đa chiều, giảm 2.389 hộ so với đầu năm; 11.901 hộ cận nghèo, giảm 997 hộ so với cuối năm 2016. Trong đó, các huyện có số hộ nghèo, cận nghèo cao nhất là: Vĩnh Tƣờng, Lập Thạch, Tam Đảo, Yên Lạc và Sông Lô
Nguồn: Báo cáo thống kê của Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc cuối năm 2017; Niên gián thống kê Vĩnh Phúc qua các năm.