Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 56 - 58)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích hoạt động QLNN trong lĩnh vực lâm nghiệpcủa tỉnh Vĩnh Phúc

3.2.3. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp

Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng và xây dựng chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp là một trong những căn cứ pháp lý, kỹ thuật quan trọng cho việc định hƣớng điều tiết các quan hệ trong lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc về lâm nghiệp, là cơ sở để chuyển mục đích sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngày 04/4/2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 770/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025 với mục tiêu quản lý, sử dụng bền vững và có hiệu quả 28.134,1 ha rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; làm cơ sở để triển khai, thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng theo quy định của Chính phủ trên địa bàn tỉnh, nâng cao năng suất rừng trồng kinh tế lên trên 100 m3 gỗ/ha/chu kỳ, chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, phát triển trồng cây gỗ lớn, cây đặc sản, cây dƣợc liệu; nâng độ che phủ của rừng đạt ngƣỡng 25%; nâng cao năng suất, chất lƣợng 3 loại rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất trên địa bàn tỉnh; thu hút khoảng 2.103 lao động liên tục tham gia sản xuất lâm nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho ngƣời làm nghề rừng, ….góp phần đƣa giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,5 - 4,0%/năm.

Hoạt động quy hoạch gồm các nội dung sau:

(1) Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích tình hình về điều kiện tự nhiên, KT-XH, quốc phòng an ninh, quy hoạch sử dụng đất, hiện trạng tài nguyên rừng.

(2) Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trƣớc, dự báo các nhu cầu về rừng và lâm sản kỳ quy hoạch.

(3) Xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trong kỳ quy hoạch.

(4) Xác định diện tích và sự phân bố các loại rừng trong kỳ quy hoạch.

(5) Xác định các biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển các loại rừng trong kỳ quy hoạch.

(6) Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch BV&PTR. (7) Dự báo hiệu quả của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

Ngày 02/3/2007, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có Quyết định số 678/QĐ-CT về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại đất rừng, đất lâm nghiệp trong ranh giới 3 loại rừng (đ t có rừng, đ t chưa có rừng, đ t khác phục vụ sản xu t lâm

nghiệp): 33.928,70 ha (rừng đặc dụng 15.807,60 ha, rừng phòng hộ 4.170,70 ha,

rừng sản xuất 13.950,30 ha), trong đó: Diện tích đất khác trong lâm nghiệp: 2.705,9 ha (76,6 ha đất rừng núi đá, 921,2 ha đất trồng cây nông nghiệp và 1.708,1 ha), diện tích này hiện trong quy hoạch đề xuất chuyển ra khỏi đất lâm nghiệp.Diện tích còn lại: 31.222,8 ha hiện đang sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, trong đó rừng đặc dụng 15.666,5 ha, rừng phòng hộ 4.091,6 ha và rừng sản xuất 11.464,7 ha.

Việc thực hiện và hoàn thành công tác quy hoạch 3 loại rừng, kiểm kê rừng đã giúp cho các cơ quan QLNN trong lĩnh vực lâm nghiệp của tỉnh nắm chắc đƣợc diện tích 3 loại rừng, trữ lƣợng từng loại rừng để xây dựng chính sách khai thác, sử dụng, phát triển rừng, sử dụng đất lâm nghiệp một cách đồng bộ, hạn chế sự chồng chéo trong quản lý. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tập trung các nguồn lực hạn hẹp vào việc cụ thể hoá quy hoạch, kế hoạch và xây dựng các đề án phát triển lâm nghiệp bền vững, bảo đảm độ che phủ rừng đạt 100% kế hoạch đề ra.

(1) Phân tích, đánh giá việc thực hiện kế hoạch BV&PTR kỳ trƣớc.

(2) Xác định nhu cầu về diện tích các loại rừng và các sản phẩm, dịch vụ lâm nghiệp.

(3) Xác định các giải pháp, chƣơng trình, dự án thực hiện kế hoạch BV&PTR. (4) Triển khai kế hoạch BV&PTR năm năm đến từng năm.

Ngày 17/10/2012, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 2635/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2020, đồng thời ban hành quy chế làm việc của Ban chỉ đạo làm cơ sở cho hoạt động quản lý nhà nƣớc về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh. Nội dung kế hoạch bảo vệ diện tích rừng đã có, tập trung đầu tƣ ngắn hạn, trung hạn phát triển rừng bền vững, nâng độ che phủ của rừng từ 23% năm 2012, đến năm 2020 đạt độ che phủ 25%.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)