Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 29 - 31)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn

1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh

lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh

1.2.3.1. Đặc điểm tự nhiên:

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp càng lớn, địa hình hiểm trở thì càng gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra, tuần tra bảo vệ rừng, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm và PCCCR cũng nhƣ phát triển rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp. Khí hậu, thổ nhƣỡng quyết định sự thích nghi và phát triển của cây trồng vì vậy, để phát triển rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh cần phải có giải pháp nghiên cứu cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhƣỡng cho từng vùng. Mặt khác,

rừng càng giàu trữ lƣợng, nhiều động, thực vật quý, hiếm có giá trị kinh tế cáo thì càng dễ bị xâm hại dƣới mọi hình thức khác nhau khiến cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn và đòi hỏi phải có nhiều chính sách, biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nƣớc về lâm nghiệp và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.

Các cơ sở gây nuôi, trồng cấy động thực vật rừng và sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, lâm sản trên địa bàn tỉnh nhiều thì hoạt động gian lận thƣơng mại, vi phạm pháp luật tiềm ẩn xảy ra lớn cần phải có các giải pháp quản lý phù hợp nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật gây khó khăn cho công tác quản lý.

1.2.3.2. Điều kiện vật ch t, tài chính phục vụ công tác quản lý Nhà nước đối với lâm nghiệp của tỉnh

Để quản lý rừng và đất lâm nghiệp, quản lý giống cây trồng và quản lý lâm sản trong các hoạt động kinh doanh, chế biến, thƣơng mại lâm sản, gây nuôi, trồng cấy động, thực vật rừng trên địa bàn tỉnh đòi hỏi phải có điều kiện vật chất, tài chính, phƣơng tiện, công cụ phù hợp, bảo đảm cho công tác quản lý Nhà nƣớc về lâm nghiệp. Hệ thống máy móc, vật dụng trang bị cho cơ quan quản lý Nhà nƣớc về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh phải phù hợp với nhiệm vụ đặt ra, tài chính phải đảm bảo cho các hạt động quản lý cũng nhƣ thực hiện các chính sách phát triển rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.

1.2.3.3. Năng lực bộ máy và cán bộ quản lý

Bộ máy quản lý, nguồn nhân lực phải phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phƣơng. Nguồn nhân lực phải đƣợc tuyển dụng có trình độ đúng với ngành nghề đƣợc đào tạo, phù hợp với từng vị trí việc làm và phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao nhận thức kỷ luật lao động và chuyên môn, nghiệp vụ thƣờng xuyên, bảo đảm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đƣợc giao.

1.2.3.4. Sự ủng hộ của người dân địa phương

Ngƣời dân/dân cƣ địa phƣơng là ngƣời thực hiện chính sách và cũng là ngƣời thụ hƣởng chính sách trên địa bàn tỉnh. Để chính sách đi vào thực tiễn đối với ngƣời dân thì

họ phải hiểu và đồng thuận thực hiện chính sách. Vì vậy, chính sách phải hợp với lòng dân và cần phải tuyên truyền, phổ biến, vận động ngƣời dân thực hiện chính sách mà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)