Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 72 - 78)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực lâm nghiệp trên

3.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Đối với công tác tổ chức, nguồn nhân lực:

Hệ thống tổ chức của cơ quan Kiêm lâm đã đƣợc triển khai thực hiện từ tỉnh đến huyện tuy nhiên còn thiếu về tổ chức phòng thanh tra, pháp chế và chồng chéo về nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lâm nghiệp đối với Thanh tra Sở nông nghiệp & PTNT theo quy định của pháp luật do Nghị quyết của tỉnh chƣa phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn quản lý.

Nguồn nhân lực đƣợc bố trí từ tỉnh đến huyện, thƣờng xuyên đƣợc tập huấn nghiệp vụ, bồi dƣỡng kiến thức nhƣng tình trạng vi phạm pháp luật trong thực thi nhiệm vụ phải lập hồ sơ xử lý cho ra khỏi ngành kiểm lâm còn xảy ra. Nguyên nhân, do trình độ nhận thức pháp luật của một số công chức chuyển ngành từ bộ đội sang hoặc một số công chức có học vấn cao nhƣng đƣợc sắp xếp, phân công nhiệm

vụ không đúng với sở trƣờng, chuyên môn đƣợc đào tạo nên đã vi phạm trong thực thi nhiệm vụ.

Công tác tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật:

Thứ nh t, do đội ngũ cán bộ, công chức làm công tham mƣu văn bản của tỉnh

còn thiếu và yếu về trình độ, năng lực, thiếu kinh nghiệp thực tiễn, nhận thức còn máy móc về công tác soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, công tác tổ chức xin ý kiến các sở, ban ngành và tổng hợp tiếp thu ý kiến để chỉnh sửa bổ sung dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chƣa đƣợc trú trọng do đó khi ban hành văn bản QPPL của địa phƣơng một số văn bản còn sai về thể thức, thẩm quyền ban hành văn bản, tính khả thi của một số văn bản QPPL trong lĩnh vực lâm nghiệp còn chƣa cao.

Thứ hai, hoạt động rà soát các văn bản QPPL trong lĩnh vực lâm nghiệp ở

các cấp, các ngành từ cấp tỉnh đến cấp huyện nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các mâu thuẫn, chồng chéo, phát hiện ra các nhu cầu mới cần điều chỉnh trong lâm nghiệp chƣa kịp thời, chƣa thực sự đƣợc chú trọng, quan tâm đúng mức dẫn đến confd một số văn bản pháp luật của tỉnh chồng chéo với văn bản pháp luật của Trung ƣơng.

Công tác quy hoạch và thực thi chính sách trong lĩnh vực lâm nghiệp:

(1) Việc rà soát, quy hoạch 3 loại rừng nêu trên mới chủ yếu đƣợc thực hiện trên giấy tờ, số sách, bản vẽ chƣa sát với thực tiễn quản lý do đặc thù của rừng thƣờng ở những vùng địa lý phức tạp, hiểm trở, khó đo đạc trong khi nguồn nhân lực và trang thiết bị chuyên dụng phục vụ cho mục đích này của tỉnh còn rất hạn chế. Điều này cũng có nghĩa là chƣa có đủ cơ sở để tin cậy những số liệu thu thập đƣợc từ việc rà soát 3 loại rừng. Từ khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc đến nay, chƣa có cuộc điều tra kỹ lƣỡng nào về diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo thực tế. Phần lớn các nguồn số liệu trƣớc đây mang tính kế thừa: kiểm kê đất đai 2005 cơ bản kế thừa kiểm kê rừng năm 1998, Quy hoạch 3 loại rừng năm 2007 kế thừa số liệu của kiểm kê đất đai năm 2005; Rà soát dự án 661, quy hoạch rừng sản xuất (2009) đều chịu sự chi phối, khống chế số liệu của Quy hoạch 3 loại rừng 2007. Mặt khác, Vĩnh

Phúc là tỉnh công nghiệp, các hoạt động KTXH tác động đến rừng, quỹ đất lâm nghiệp liên tục và có thể thay đổi từng ngày dẫn đến, nguồn số liệu phục vụ quản lý Nhà nƣớc, lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều bất cập.

(2) Việc quy hoạch rừng trong thời gian qua chủ yếu do cơ quan quản lý Nhà nƣớc thực hiện theo sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & PTNT, UBND tỉnh và ý chí chủ quan của cơ quan quản lý Nhà nƣớc về lâm nghiệp ít có sự kết hợp, bàn bạc với ngƣời dân và địa phƣơng sở tại, dẫn đến việc quy hoạch còn chồng chéo và sinh ra tranh chấp giữa chủ rừng Nhà nƣớc thuộc tỉnh và chủ rừng Nhà nƣớc thuộc Trung ƣơng quản lý (chồng chéo quy hoạch rừng giữa Vườn quốc gia

Tam Đảo và Trung tâm Phát triển lâm nông nghiệp Vĩnh Phúc) hay còn tồn tại

chồng chéo quy hoạch đất lâm nghiệp và đất ở của ngƣời dân, chanh chấp đất lâm nghiệp giữa chủ rừng Nhà nƣớc và ngƣời dân đã gây khó khăn cho công tác quản lý, xây dựng đề án phát triển lâm nghiệp bền vững.

(3) Tình trạng quy hoạch rừng đan xen với khu dân cƣ nhƣ: trong rừng quốc gia Tam Đảo có thị trấn Tam Đảo, bên ngoài là 08 xã của các huyện Tam Đảo, Bình Xuyên, Phúc Yên có gần 80.000 nhân khẩu/16,8 nghìn hộ dân sinh sống liền kề, nhiều địa bàn ở xã Đại Đình, Đạo Trù, Tam Quan (Huyện Tam Đảo), Trung Mỹ (Huyện Bình Xuyên) có các hộ dân cƣ trú trong rừng đặc dụng (đất ở, đất canh tác). Hiện nay chƣa bố trí tái định cƣ ra khỏi rừng đặc dụng theo Quyết định số 1776/2012/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ. Điều này là khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững rừng trong thời gian trƣớc mắt cũng nhƣ trong tƣơng lai do quá trình quy hoạch Vƣờn Quốc gia Tam Đảo Chính phủ, Bộ nông nghiệp & PTNT và UBND tỉnh chƣ tổ chức đền bù, giải phóng mặt bằng cho ngƣời dân theo quy định của pháp luật.

(4) Một số chính sách trồng rừng thay thế bằng nguồn quỹ bảo vệ và phát triển rừng đƣợc ban hành nhƣng không triển khai đƣợc do cơ chế hƣởng lợi từ khâu trồng rừng đến khâu khai thác rừng chƣa rõ ràng; quy trình kỹ thuật còn rờm rà, máy móc, chƣa phù hợp với thực tiễn về thi công trồng rừng nên không triển khai đƣợc đến ngƣời dân trồng rừng.

(5) Đối với thực thi chính sách tăng cƣờng công tác bảo vệ rừng của các cấp, các ngành đã đƣợc tỉnh triển khai thực hiện. Tuy nhiên, hiệu quả thực thi chính sách còn chƣa cao do một số chính quyền cấp huyện, cấp xã chƣa thực sự quan tâm chỉ đạo, thực hiện trách nhiệm trong công tác phối hợp bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Công tác quản lý bảo vệ rừng chủ yếu vẫn do cơ quan Kiểm lâm thực hiện, chƣa có sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền địa phƣơng và các cơ quan chức năng.

(6) Việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng và hỗ trợ ngƣời dân đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã đƣợc triển khai thực hiện theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 và Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/09/2015 của Chính phủ. Tuy nhiện, đến nay vẫn chƣa tổ chức chi trả, hỗ trợ đƣợc cho ngƣời dân theo quy định, chƣa huy động đƣợc nguồn thu từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở nuôi trồng thuỷ sản và một số nguồn thu khác theo quy định tại Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 14/1/2008 của Chính phủ, thu phí dịch vụ môi trƣờng rừng chƣa đƣợc triển khai thực hiện do chƣa ban hành cụ thể cơ chế thu phí dịch vụ môi trƣờng rừng, thiếu chế tài xử lý nên các cơ sở khai thác du lịch, nuôi thủy sản trong rừng, khai thác nguồn nƣớc sinh hoạt, thủy lợi không thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng chi trả tiền dịch vụ môi trƣờng rừng đầy đủ, kịp thời; công tác chỉ đạo, điều hành chƣa quyết liệt, tổ chức bộ máy quản lý quỹ bảo vệ rừng của tỉnh chậm đƣợc kiện toàn, hội đồng quản lý quỹ của tỉnh chƣa phát huy đƣợc vai trò chủ động trong quá trình ra quyết định và chỉ đạo; chậm phê duyệt kế hoạch thu, chi.

(7) Quyết định giao đất của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền còn chồng chéo, sai lệch với quyết định giao rừng hay việc giao rừng chƣa gắn liền với việc giao đất lâm nghiệp, tình trạng tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện đông ngƣời và dài ngày về rừng và đất lâm nghiệp còn xảy ra. Nguyên nhân, do quá trình giao đất lâm nghiệp tách rời với giao rừng nên xảy ra tình trạng trên cùng một lô rừng tồn tại hai chủ quản lý là chủ rừng và chủ đất hay nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng cùng một lô đất lâm nghiệp nhƣng khi giao lại giao cho một ngƣời đứng tên mà không thiết lập hồ sơ nhóm hộ gia đình kèm theo đã tạo ra tranh chấp trong lý sử dụng rừng, sử dụng đất lâm nghiệp gây khó khăn cho công tác quản lý.

Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm:

Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành còn mang nặng tính hình thức, nhiều vụ việc đƣợc phát hiện chƣa đƣợc xử lý kịp thời đúng quy định của pháp luật hoặc có xử lý nhƣng cũng chỉ dừng ở mức cảnh cáo, vi phạm thủ tục hành chính, tính giáo dục và răn đe chƣa cao gây ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động QLNN trong lĩnh vực lâm nghiệp. Nguyên nhân, do công tác chỉ đạo điều hành còn chƣa quyết liệt, cán bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm còn yếu và thiếu, còn nể nang trong công tác xử lý vi phạm.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật:

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhƣ nội dung tuyên truyền còn mang tính hình thức, nội dung tuyên truyền không phong phú, chƣa phù hợp với trình độ dân chí, phong tục tập quán của ngƣời dân trong tỉnh vì vậy, hiệu quả tuyền truyền phổ biến giáo dục pháp luật còn chƣa cao. Nguyên nhân, do phƣơng pháp, hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn chƣa phù hợp, cán bộ, công chức làm công tác tuyền còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, kĩ năng tuyên truyền.

Công tác quản lý ch t lượng giống cây trồng lâm nghiệp:

Công tác quản lý chất lƣợng giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn còn chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ dẫn đến nguồn giống đem gây trồng chất lƣợng không cao, chƣa kiểm soát triệt để đƣợc vật tƣ nông nghiệp phục vụ sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp, giống cây con phục vụ trồng rừng do cơ chế quản lý chƣa rõ ràng, chƣa phân định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc về giống cây trồng lâm nghiệp của cơ quan Kiểm lâm và Sở Nông nghiệp & PTNT; Chi cục quản lý chất lƣợng nông, lâm, thủy sản Vĩnh Phúc.

Công tác quản lý lâm sản:

Các cơ sở chế biến gỗ và lâm sản, gây nuôi, trồng cấy động, thực vật rừng hoang dã đôi khi còn chƣa tuân thủ đúng quy định của pháp luật trong việc lữu giữ hồ sơ lâm sản, xuất bán lâm sản còn chƣa thực hiện đúng trình tự, thủ tục quản lý theo quy định của pháp luật; hoạt động quản lý gây nuôi sinh sản, sinh trƣởng động

vật rừng và gây trồng các loài thực vật rừng hoang dã còn chƣa chấp hành đúng quy định về hồ sơ lâm sản, sổ theo dõi gây nuôi, trồng cấy động, thực vật rừng,.. gây khó khăn cho công tác quản lý lâm sản, xác nhận nguồn gốc lâm sản của cơ quan có thẩm quyền. Nguyên nhân, do công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra còn chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên nên một số cơ sở chƣa cập nhật đƣợc quy định của pháp luật, một số cơ sở vì lợi nhuận mà cố tình vi phạm.

CHƢƠNG 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)