CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nƣớc trong
4.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
quản lý Nhà nước về lâm nghiệp
Hiện nay, bộ máy QLNN trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang đƣợc tổ chức thiếu thống nhất, chƣa thực sự hợp lý, thiếu trang thiết bị, phƣơng tiện, cơ sở vật chất và cơ chế chính sách để tổ chức các hoạt động quản lý nhà nƣớc về lâm nghiệp; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác lâm nghiệp không đồng đều, thậm chí yếu kém hoặc năng lực không tƣơng xứng với trình độ. Vì vậy, vấn đề đặt ra với tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay là đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT sớm ban hành thông tƣ hƣớng dân về tổ chức cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh đƣợc quy định tại Luật lâm nghiệp năm 2017; ở cấp tỉnh cần thành lập Phòng thanh tra, pháp chế thuộc Chi cục Kiểm lâm phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật hiện hành và quy định về thanh tra chuyên ngành để tham mƣu, giúp Chi cục trƣởng Chi cục Kiểm lâm thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính, khởi
tố, điều tra hình sự theo thẩm quyền; kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật về lâm nghiệp của lực lƣợng Kiểm lâm tỉnh và hƣớng dẫn các Hạt Kiểm lâm tham mƣu cho Chủ tịch UBND các cấp xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền; tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành bảo đảm pháp luật về lâm nghiệp đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất lâm nghiệp, phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài tỉnh giải quyết các vụ việc xử lý vi phạm về lâm nghiệp có liên quan khi có yêu cầu.
Ở cấp huyện cần xây dựng quy chế phối hợp giữa Phòng Nông nghiệp &PTNT hoặc Phòng kinh tế huyện/thành phố và Hạt Kiểm lâm cấp huyện trong hoạt động tham mƣu, giúp HĐND và UBND cấp huyện QLNN về lâm nghiệp sẽ phù hợp, hiệu quả hơn vì đội ngũ cán bộ, công chức Kiểm lâm đƣợc đào tạo chuyên sâu về lâm nghiệp.
Bổ sung thêm biên chế cho lực lƣợng Kiểm lâm tăng cƣờng xuống địa bàn cấp xã giúp chính quyền địa phƣơng thực hiện tốt chức năng QLNN về lâm nghiệp theo qui định của pháp luật.
Tăng cƣờng biên chế cho cấp xã để đảm bảo mỗi xã, thị trấn có rừng trên địa bàn tỉnh đều có một cán bộ phụ trách về lĩnh vực lâm nghiệp; đào tạo, bồi dƣỡng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công lâm nghiệp kết hợp với việc đầu tƣ trang thiết bị, phƣơng tiện, cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động quản lý Nhà nƣớc về lâm nghiệp đƣợc giao.
Tăng cƣờng tổ chức cho cán bộ, công chức làm công tác lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh đƣợc tham quan, học tập, tập huấn nghiệp vụ, kinh nghiệm QLBVR, quản lý lâm sản và điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp,...., đồng thời nghiên cứu triển khai áp dụng những mô hình, giải pháp hay, hiệu quả, phù hợp đối với điều kiện tỉnh nhà nhằm hạn chế mức thấp nhất vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ của cơ quan, công chức kiểm lâm trên địa bàn tỉnh.
Quy định rõ trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền từ tỉnh đến xã trong triển khai các hoạt động quản lý bảo vệ rừng nói riêng và quản lý lâm nghiệp nói chung. Tăng cƣờng các hoạt động thanh tra, kiểm tra, đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp và cán bộ, công chức có hành
vi tiếp tay cho việc phá rừng. Ngƣời đứng đầu cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng nào để xảy ra tình trạng phá rừng phải bị xử lý, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật.
4.2.2. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và thể chế, chính sách về lâm nghiệp
Cần rà soát đánh giá hiệu quả của các chính sách trong lĩnh vực lâm nghiệp, khắc phục những bất cập liên quan đến chính sách đã triển khai, cụ thể hiện nay đối với chính sách giao rừng, giao đất lâm nghiệp cho ngƣời dân cần có sự thống nhất giữa Sở Nông nghiệp &PTNT và Sở Tài nguyên & Môi trƣờng (TN&MT) đảm bảo mỗi chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân đều đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp; quy định rõ trách nhiệm, lợi ích của ngƣời dân đƣợc hƣởng sau khi nhận rừng, đất lâm nghiệp để phát triển rừng; hiện nay rừng, đất rừng chủ yếu đƣợc giao cho ngƣời dân là các hộ nghèo, không có đủ khả năng về tài chính để đầu tƣ cho công tác bảo vệ và phát triển kinh tế thông qua việc trồng rừng trên diện tích rừng, đất rừng đã đƣợc Nhà nƣớc giao dẫn đến tình trạng buông lỏng quản lý, tạo điều kiện cho thuận lợi việc phá rừng, vì vậy tỉnh cần có cơ chế, chính sách để hỗ trợ nhƣ: hỗ trợ về vốn, cây giống, hỗ trợ gạo cho ngƣời dân nghèo trồng rừng,… để ngƣời dân phát triển kinh tế từ rừng, đồng thời chi trả đầy đủ cho ngƣời dân đƣợc hƣởng lợi ích từ chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng thông qua quỹ BV&PTR của tỉnh, đảm bảo mọi ngƣời dân sau khi nhận rừng, đất rừng sống đƣợc bằng nghề rừng. Bên cạnh đó, cần có các chính sách khác để huy động tổng lực sức dân cho công tác bảo vệ rừng nhƣ: Tạo việc làm, đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý kinh tế hộ gia đình cho ngƣời dân vùng rừng, tạo đầu ra cho các sản phẩm nông lâm kết hợp, chế biến và bảo quản nông, lâm sản, ... Nhanh chóng xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp theo phƣơng thức tiếp cận dựa vào cộng đồng, trong đó mọi ngƣời dân có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nông lâm kết hợp, từ đó sẽ tạo đòn bẩy thúc đẩy sự tham gia của ngƣời dân vào các hoạt động quản lý Nhà nƣớc về lâm nghiệp. Để làm đƣợc điều này cần phải tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa cơ quan QLNN, doanh nghiệp, nhà khoa học và ngƣời dân có hoạt động sản xuất lâm nghiệp.
Cần phải có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp với vai trò là ngƣời đỡ đầu cho các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nông lâm kết hợp.
Về phía chính quyền, các ngành chức năng phải làm tốt công tác truyền thông, cung cấp cho ngƣời dân những hiểu biết, thông tin thiết thực phục vụ quá trình sản xuất, hƣớng dẫn để ngƣời dân áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Các ngành chức năng, nhất là những ngành tham gia trực tiếp vào quá trình thực thi pháp luật về bảo vệ rừng nhƣ Kiểm lâm, Công an, Quản lý thị trƣờng, Cơ quan Thuế phải có chính sách phù hợp nhằm nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ. Cùng với tăng cƣờng về biên chế, các trang thiết bị chuyên dụng phải chú trọng những kỹ năng cơ bản khác nhƣ tuyên truyền, vận động nhân dân, kỹ năng về khuyến lâm và các vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ khác nhƣ quản lý lâm sản, xử lý vi phạm hành chính, khởi tố, điều tra tội phạm, ....
Bảo vệ rừng là một lĩnh vực nhạy cảm, khó khăn, phức tạp, nguy hiểm vì vậy tỉnh Vĩnh Phúc cần đƣa ra những chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút và khuyến khích cán bộ, công chức làm công tác bảo vệ rừng gắn bó với địa phƣơng, yêu ngành, yêu nghề, cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ rừng.
Những giải pháp về kinh tế, xã hội nêu trên với mục đích nâng cao đời sống kinh tế, xã hội cho ngƣời dân, giảm dần áp lực của ngƣời dân vào rừng, tạo cho ngƣời dân thói quen sử dụng các sản phẩm thay thế các sản phẩm truyền thống lâu nay vẫn lấy từ rừng, đồng thời tạo sự phát triển bền vững cả về mặt sinh thái môi trƣờng cũng nhƣ về kinh tế, giúp ngƣời dân hƣởng lợi từ rừng một cách lâu dài và khoa học.Bên cạnh đó tỉnh cần nhanh chóng hoàn thành chủ trƣơng giải quyết đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở di rời cho các hộ dân sống trong rừng đặc dụng Vƣờn quốc gia Tam Đảo đang gặp nhiều khó khăn gắn với chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, quy hoạch và tổ chức thực hiện tốt các dự ántrồng rừng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ rừng để ngƣời dân có thu nhập, sớm ổn định cuộc sống giảm bớt sự lệ thuộc vào thu nhập từ các hoạt động khai thác rừng trái pháp luật. Đồng thời xây dựng chính sách về BVR theo hƣớng đảm bảo lợi ích của những
ngƣời làm nghề rừng, những ngƣời trực tiếp tham gia BVR, tạo động lực thu hút đầu tƣ cho công tác BV&PTR.
Bố trí nguồn nhân lực phù hợp để tăng hiệu quả trong công tác tham mƣu ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tăng hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành. Kịp thời tham mƣ, đề xuất với cơ quan, ngƣời có thẩm quyền ban hành, chỉnh sửa các văn bản quy phạm pháp luật tránh chồng chéo, bất cập.
4.2.3. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp
Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp của Quốc gia và của vùng; phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, quy hoạch sử dụng đất đai và các quy hoạch chuyên ngành của tỉnh đã đƣợc phê duyệt. Phát triển đồng bộ cả 3 loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất). Tăng cƣờng trồng rừng, chuyển đổi rừng sản xuất gỗ nhỏ sang phát triển cây gỗ lớn, cây đặc sản, cây dƣợc liệu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân. Đƣa kinh tế lâm nghiệp phát triển theo hƣớng đa mục tiêu, hiệu quả, bền vững và hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển
Trong công tác quy hoạch rừng cần đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ những tiêu chuẩn về phân loại 3 loại rừng: những tiêu chuẩn nào đạt tiêu chuẩn rừng đặc dụng, những tiêu chuẩn nào đạt tiêu chuẩn rừng phòng hộ nếu thiếu các tiêu chuẩn theo quy định thì đƣa về loại rừng sản xuất để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ phát triển sản xuất trong ngành lâm nghiệp, giảm áp lực đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách.
Công tác rà soát, quy hoạch rừng hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn chủ yếu thực hiện bằng phƣơng pháp thủ công dẫn đến số liệu không chính xác, vì vậy tỉnh cần quan tâm đầu tƣ các công nghệ hiện đại trong việc rà soát, quy hoạch rừng. Công tác quy hoạch rừng luôn gắn liền với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do vậy hai ngành Nông nghiệp & PTNT và ngành TN & MT trong quá trình thực hiện tỉnh cần quan tâm chỉ đạo sự phối hợp giữa hai ngành này.
Trên cơ sở quy hoạch 3 loại rừng, cần xây dựng kế hoạch QLBVR cụ thể theo từng năm đối với 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất
theo hƣớng bảo đảm hài hòa cả hai mục đích là phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng với tăng trƣởng kinh tế, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập để ngƣời làm rừng có cuộc sống ổn định, tiến tới làm giàu từ nghề rừng.
Giảm số diện tích rừng quốc gia trên địa bàn tỉnh hiện nay do trung ƣơng quản lý (Vƣờn quốc gia Tam Đảo) phải đƣợc chuyển giao tỉnh quản lý. Nếu đƣợc thực hiện đúng và đầy đủ, có thể dễ dàng nhận thấy một số tác động tích cực của chủ trƣơng này đến quản lý, BV & PTR, đặc biệt từ phƣơng diện đầu tƣ. Trƣớc hết, việc tăng diện tích rừng sản xuất sẽ góp phần khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ phát triển sản xuất trong ngành lâm nghiệp. Việc chuyển giao diện tích rừng quốc gia cho tỉnh quản lý nghĩa là giao quyền quản lý rừng cho địa phƣơng để tăng quyền chủ động, nâng cao năng lực QLBVR phát triển kinh tế lâm nghiệp. Trên thực tế việc triển khai chủ trƣơng này bộc lộ một số vấn đề đáng chú ý:
Quy hoạch lại 3 loại rừng không chỉ là công việc của riêng ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn mà cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với ngành tài nguyên và môi trƣờng, do quy hoạch rừng luôn phải gắn liền với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thêm nữa, cũng đã đến lúc phải sử dụng nhiều hơn công nghệ hiện đại trong rà soát, quy hoạch rừng để khắc phục những hạn chế về mức độ chính xác trong các số liệu điều tra, quy hoạch. Công nghệ tích hợp viễn thám và GIS đã tỏ rõ giá trị trong việc cung cấp thông tin, số liệu phục vụ quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung, tài nguyên rừng nói riêng.
Cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng để phù hợp với thực tiễn quản lý, giải quyết trồng lấn giữa quy hoạch đất rừng và quy hoạch đất ở của ngƣời dân từ đó giải quyết dứt điểm đơn thƣ kiến nghị, phản ánh của ngƣời dân về quy hoạch, sử dụng đất lâm nghiệp.
4.2.4. Tổ chức thực hiện chính sách và kế hoạch phát triển lâm nghiệp
Về giao rừng, giao đất lâm nghiệp, tỉnh cần tổ chức rà soát diện tích rừng, đất lâm nghiệp hiện chƣa giao do UBND xã quản lý tổ chức giao rừng, giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân và ngƣời dân trên địa bàn tỉnh nhằm gắn liền trách nhiệm của chủ rừng, tăng hiệu quả quản lý nhà nƣớc của chính quyền cơ sở; tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân đã
đƣợc giao rừng nhƣng còn tồn tại chƣa đƣợc giao đất lâm nghiệp làm cơ sở để chủ rừng yên tâm bảo vệ và phát triển rừng; bảo đảm vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho chủ rừng và hạn chế chanh chấp về đất lâm nghiệp. Chỉ đạo các cơ quan có liên quan giải quyết dứt điểm các tồn tại về giao đất lâm nghiệp, giao rừng làm cơ sở giải quyết dứt điểm tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh.,
Về quản lý, bảo vệ rừng, Chi cục Kiểm lâm cần tham mƣu cho HĐND, UBND tỉnh cần ban hành các văn bản chỉ đạo, gắn trách nhiệm đến ngƣời đứng đầu UBND các cấp, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh tăng cƣờng công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn phụ trách; tăng kinh phí, trang bị phƣơng tiện, công cụ cho hoạt động quản lý bảo vệ rừng, chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Trong công tác phòng cháy chữa cháy của các chủ rừng cần gắn trách nhiệm của chủ rừng trong công tác PCCCR, kiên quyết xử lý các chủ rừng thiếu trách nhiệm để xảy ra cháy rừng. Đầu tƣ xây dựng các công trình PCCCR, mạng lƣới cảnh báo cháy rừng đến ngƣời dân kịp thời để từ đó kiểm soát lửa rừng trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp, hạn chế thấp nhất cháy rừng xảy. Tăng kinh phí chi trả cho các chủ nhận khoán bảo vệ rừng và ngƣời dân tham gia chữa cháy rừng để từ đó thu hút lực lƣợng tại chỗ tham gia chữa cháy rừng kịp thời, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Về trồng rừng và chăm sóc rừng, tỉnh cần xây dựng cơ chế hỗ trợ, đầu tƣ trồng, chăm sóc rừng trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên phù hợp với xuất đầu tƣ thực tế tại địa phƣơng để nâng cao chất lƣợng rừng trồng, phục hồi tái sinh rừng, bên cạnh đó cũng phải xử lý nghiêm, kiên quyết thu hồi diện tích rừng, đất lâm nghiệp đã giao đối với các tổ chức, cá nhân đƣợc giao rừng, giao đất lâm nghiệp để phát triển rừng không thực hiện trách nhiệm trồng và chăm sóc rừng theo đúng quy định của pháp luật. Rà soát các quy trình kỹ thuật về trồng rừng cho phù