Bối cảnh hiện nay và quan điểm định hƣớng công tác quản lý Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 78 - 83)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Bối cảnh hiện nay và quan điểm định hƣớng công tác quản lý Nhà nƣớc

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

4.1. Bối cảnh hiện nay và quan điểm định hƣớng công tác quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực lâm nghiệp trong lĩnh vực lâm nghiệp

4.1.1. Bối cảnh hiện nay:

Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích có rừng là 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tƣợng của sản xuất lâm nông nghiệp. Nhƣ vậy, ngành Lâm nghiệpđã và đang thực hiện hoạt động quản lý và sản xuất trên diện tích đất lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nƣớc, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu ngƣời với nhiều dân tộc ít ngƣời, có trình độ dân trí thấp, phƣơng thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn.

Nghề rừng không những tạo ra các sản phẩm lâm sản hàng hóa và dịch vụ đóng góp cho nền kinh tế quốc dân; mà còn có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trƣờng nhƣ phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nƣớc, điều hòa khí hậu..., góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, đặc biệt đối với bảo vệ biên giới hải đảo; góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo cho ngƣời dân nông thôn và miền núi.

Theo quy định hiện hành về phân ngành kinh tế quốc dân, Lâm nghiệp là ngành kinh tế cấp II với các nội dung hoạt động chính là gây trồng, bảo vệ rừng, khai thác, chế biến và thƣơng mại lâm sản và một số dịch vụ lâm nghiệp khác.Sản phẩm cuối cùng là lâm sản và sản phẩm chế biến của chúng cung cấp cho thị trƣờng tiêu dùng trong và ngoài nƣớc.

Theo các số liệu đƣợc công bố hiện nay, GDP lâm nghiệp chỉ chiếm hơn 1% tổng GDP quốc gia. Giá trị lâm nghiệp trong GDP theo cách thống kê hiện nay mới tính giá trị các hoạt động sản xuất chính thức theo kế hoạch, chƣa tính đƣợc giá trị các lâm sản do dân khai thác, chế biến và lƣu thông trên thị trƣờng; đặc biệt khâu

công nghiệp chế biến lâm sản cũng không đƣợc tính đến. Những hiệu quả rất to lớn của rừng nhƣ tác dụng phòng hộ đầu nguồn, ven biển và môi trƣờng, giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gien, du lịch sinh thái v.v… chƣa đƣợc thống kê vào GDP của lâm nghiệp. Điều đó làm cho các cấp, các ngành và xã hội hiểu chƣa đầy đủ về hiệu quả của một ngành với đối tƣợng quản lý là lâm nghiệp chiếm hơn 1/2 lãnh thổ, với nguồn tài nguyên rừng phong phú và có hơn 25 triệu dân sinh sống trên địa bàn. Những nhận thức không đầy đủ này có ảnh hƣởng đến việc hoạch định chính sách phát triển và đầu tƣ của Nhà nƣớc cho ngành Lâm nghiệp.

Theo quan niệm tổ chức lƣơng thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO ) và phân loại của Liên hợp quốc về ngành Lâm nghiệp, đãđƣợc nhiều quốc gia thừa nhận và căn cứ vào tình hình thực tiễn của Việt Nam hiện nay, cần phải có một định nghĩa đầy đủ về ngành Lâm nghiệp nhƣ sau: Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng nhƣ gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và cung cấp các dịch vụ môi trƣờng có liên quan đến rừng; ngành Lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn đa dạng sinh học, xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt cho ngƣời dân miền núi, góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng.

Trên cơ sở Luật Lâm nghiệp 2017, các bộ luật khác liên quan căn cứ vào định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội quốc gia trong giai đoạn tới và với một quan niệm đầy đủ về ngành lâm nghiệp, cần có những điều chỉnh toàn diện về định hƣớng phát triển ngành để đáp ứng yêu cầu đổi mới và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện thu hút nhiều nguồn lực trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển ngành. Chỉ có nhận thức đầy đủ và hành động thống nhất về vai trò, vị trí và nhu cầu của ngành thì Lâm nghiệp mới có điều kiện phát triển nhanh, mạnh, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, xóa đói, giảm nghèo cho nông dân miền núi, bảo vệ môi trƣờng và đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020 nhƣ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra.

Mục tiêu chung đặt ra cho ngành Lâm nghiệp là đảm bảo phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trƣờng; từng bƣớc chuyển đổi mô hình tăng trƣởng theo

hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 5,5 - 6,5%; thu hút mọi thành phần kinh tế xã hội tham gia bảo vệ và phát triển rừng, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế; bảo vệ môi trƣờng sinh thái rừng, thích ứng với biển đổi khí hậu; gắn chặt giữa phát triển lâm nghiệp với bảo đảm quốc phòng an ninh và chủ quyền quốc gia.

Những năm vừa qua, nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc đã đƣợc thực hiện nhƣ Chƣơng trình 132, 134, 135, 327, Dự án 661,... của Chính phủ đã có tác động tích cực, góp phần thay đổi bộ mặt của các vùng nông thôn, miền núi trên địa bàn toàn tỉnh, song vẫn chƣa giải quyết đƣợc triệt để nạn phá rừng, khai thác gỗ, săn bắn động vật hoang dã trái pháp luật. Với việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về QLBVR trong những năm gần đây, nhận thức của đa số ngƣời dân về hành vi này đã đƣợc nâng lên rõ rệt. Nhiều ngƣời dân đã biết phá rừng, khai thác, buân bán, vận chuyển lâm sản và gây nuôi trồng cấy nhân tạo động, thực vật rừng và sản xuất, kinh doanh giống cấy trồng lâm nghiệp khi chƣa đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép hay không có nguồn gốc hợp pháp là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, do đời sống của ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với ngƣời dân đồng bào các dân tộc thiểu số sống trong rừng và gần rừng, hơn nữa lợi nhuận đem lại từ việc phá rừng, khai thác, buôn bán lâm sản trái phép rất cao đã thúc đẩy ngƣời dân xâm hại đến tài nguyên rừng hoặc tiếp tay cho lâm tặc phá rừng, khai thác gỗ trái phép. Hiện nay, tình trạng phá rừng, khai thác gỗ trái pháp luật; lấn chiếm, sử dụng sai mục đích đất lâm nghiệp; sản xuất cây giống lâm nghiệp nhỏ lẻ không có nguồn gốc xuất xứ; gây nuôi động vật, thực vật hoang dã và chế biến, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái pháp luật dƣới nhiều hình thức và mục đích khác nhau đang diễn ra rất phức tạp, gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền trong hoạt động quản lý Nhà nƣớc về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là vấn đề mang tính xã hội cao, để giải quyết vấn nạn này không đơn thuần là giải pháp riêng biệt của một cấp, một ngành, một lĩnh vực mà cần có những giải pháp tổng thể với sự tham gia của các cấp, các ngành chức năng và sự vào cuộc của ngƣời dân.

4.1.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp trong thời gian tới thời gian tới

Thứ nh t, quyết liệt thực hiện các giải pháp tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, đảm bảo hoàn thành các định hƣớng Chiến lƣợc phát triển Lâm nghiệp đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt; nâng cao hiệu lực quản lý, giám sát thực hiện nghiêm túc quy hoạch.

Hoàn thành rà soát, đánh giá lại quy hoạch tổng thể rừng cấp quốc gia và cấp vùng, xác định rõ lâm phận ổn định. Thống nhất giữa quy hoạch rừng trên bản đồ và thực địa, giữa ngành Nông nghiệp & PTNT với ngành Tài nguyên và Môi trƣờng.

Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất lâm nghiệp sang mục đích khác, xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, nhất là hành vi mua bán đất lâm nghiệp trái phép, giám sát thực hiện đầy đủ trách nhiệm tổ chức trồng rừng thay thế.

UBND cấp tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh giao, cho thuê rừng cho tổ chức, cộng đồng dân cƣ thôn, hộ gia đình, cá nhân, đảm bảo tất cả diện tích rừng có chủ quản lý cụ thể và thực hiện phƣơng thức đồng quản lý rừng. Tạo điều kiện tích tụ đất lâm nghiệp tạo vùng nguyên liệu chủ yếu bằng phƣơng thức liên kết, liên doanh giữa chủ rừng và doanh nghiệp.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách: tập trung tuyên truyền, tổ chức thực hiện Luật Lâm nghiệp đƣợc Quốc hội thông qua ngày 15/11/2017 khi có hiệu lực thi hành và một số Luật có liên quan mới đƣợc Quốc hội thông qua; các chủ trƣơng chính sách mới của Đảng và yêu cầu thực tiễn, những biến đổi của thị trƣờng quốc tế. Hoàn thiện thể chế, chính sách về lâm nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nƣớc về lâm nghiệp, tổ chức Kiểm lâm để phù hợp với Luật Lâm nghiệp năm 2017, nâng cáo hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về lâm nghiệp.

Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và xây dựng cơ chế, chính sách mới để thúc đẩy tái cơ cấu ngành, thúc đẩy ứng dụng giống cây lâm nghiệp chất lƣợng cao đƣợc nuôi cấy mô; hỗ trợ ngƣời dân chuyển đổi rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn; quản lý rừng bền vững quốc gia phù hợp với thông lệ quốc tế; khôi phục, phát triển rừng

ven biển, rừng phòng hộ đầu nguồn thích ứng với biến đổi khí hậu; cơ chế tín dụng ƣu đãi cho các doanh nghiệp chế biến sâu; hỗ trợ phát triển thị trƣờng; hỗ trợ liên kết, hợp tác chuỗi với mô hình "cánh rừng lớn", "liên kết bốn nhà"; tín dụng trồng rừng gỗ lớn với lãi suất ƣu đãi, thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ cây trồng; đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp; xây dựng thể chế chính sách về quản trị rừng, thƣơng mại lâm sản phù hợp với Luật Lâm nghiệp 2017 và các hiệp ƣớc quốc tế về lâm nghiệp mà Việt Nam đã tham gia.

Ban hành cơ chế khuyến khích, tạo thuận lợi để doanh nghiệp và các tổ chức đào tạo hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau, nâng cao kỹ năng cho lao động, doanh nghiệp.

Thứ ba, triển khai mạnh mẽ hơn các giải pháp xã hội hóa đầu tƣ trong lâm nghiệp. Tiếp tục mở rộng nguồn thu từ dịch vụ môi trƣờng rừng, phát triển thị trƣờng tín chỉ cacbon để tạo nguồn lực cho bảo vệ và phát triển rừng. Huy động nguồn vốn ODA và FDI từ Chính phủ, Phi chính phủ và các tổ chức quốc tế thông qua các hiệp định hoặc chƣơng trình dự án quốc tế. Lồng ghép các chƣơng trình, dự án quốc tế và trong nƣớc giải quyết nhu cầu vốn cho phát triển.

Thứ tư, tập trung nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành, giảm những nghiên cứu tách rời nhu cầu thực tiễn, thực hiện bằng phƣơng thức đặt hàng là chủ yếu. Ƣu tiên các nghiên cứu cải thiện giống cây trồng và thâm canh rừng, công nghệ chế biến sau dăm gỗ và sản phẩm phụ trợ thay thế hàng nhập khẩu.

Thứ năm, thực hiện có trách nhiệm các cam kết kinh tế quốc tế cùng với bảo vệ sản xuất nội địa hợp lý, phát triển thị trƣờng xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế. Chủ động xây dựng quan hệ đối tác, dựa trên lợi thế của từng tổ chức quốc tế và quốc gia, tổ chức vận động thu hút viện trợ, công nghệ và đầu tƣ nƣớc ngoài. Đẩy mạnh công tác tiếp thị thƣơng mại, đàm phán các hiệp định kỹ thuật, mở rộng thị trƣờng quốc tế.

Thứ sáu, triển khai đồng bộ việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hệ thống tổ chức sản xuất lâm nghiệp, trọng tâm là đối với các công ty lâm nghiệp theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Khẩn trƣơng sắp xếp, đổi mới hệ thống

tổ chức quản lý ngành lâm nghiệp từ Trung ƣơng đến địa phƣơng gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả. Ở địa phƣơng kiên quyết tổ chức thống nhất các cơ quan lâm nghiệp một đầu mối cả ba cấp tỉnh, huyện, xã; chú trọng nâng cao vai trò, trách nhiệm và điều kiện làm việc cho Kiểm lâm địa bàn xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)