Các nguồn lực chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần in Hà Tĩnh (Trang 45 - 51)

a. Nguồn vốn kinh doanh

Sau khi được cổ phần hoá, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần in Hà Tĩnh bao gồm một phần do Nhà nước đang nắm giữ, một phần vốn góp cổ phần của các Cổ đông, một phần từ quỹ phát triển doanh nghiệp và quỹ khác của Công ty.

Nợ phải trả bao gồm các khoản vay ngắn hạn và các khoản vốn chiếm dụng như phải trả người bán, phải trả cán bộ Công nhân viên, thuế phải nộp,... Vốn vay ngắn hạn của Công ty có lãi suất cao từ 1,1% đến 1,5%. Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty được thể hiện qua biểu sau:

Biểu 2.1: Cơ cấu nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty ĐVT: triệu đồng STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn bình quần 39.228 100 44.720 100 42.887 100 48.438 100 1 Nợ phải trả 25.149 64,1 30.641 68,5 28.639 66,8 28.717 59,3 2 Vốn CSH 14.079 35,9 14.079 31,5 14.248 33,2 19.721 40,7 Trong đó Vốn nhà nước 14.079 100 14.079 100 11.363 79,8 3.747 19 Vốn cổ đông 0 0 2.885 20,2 15.974 81

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần in Hà Tĩnh từ năm 2003 - 2006

Năm 2003, tổng số vốn kinh doanh của Công ty là 39.228 triệu đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 14.097 triệu chiếm 35,9% tổng nguồn vốn, nợ phải trả là 25.149 triệu đồng chiếm 64,1%.

Năm 2004, tổng số vốn kinh doanh của Công ty là 44.720 triệu đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 14.097 triệu chiếm 31,5% tổng nguồn vốn, nợ phải trả là 30.641 triệu đồng chiếm 68,5%.

Năm 2005, tổng số vốn kinh doanh của Công ty là 42.887 triệu đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 14.248 triệu chiếm 33,2% tổng nguồn vốn, nợ phải trả là 28.639 triệu đồng chiếm 66,8%.

Năm 2006, tổng số vốn kinh doanh của Công ty là 48.438 triệu đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 19.721 triệu chiếm 40,7% tổng nguồn vốn, nợ phải trả là 28.717 triệu đồng chiếm 59,3%.

Qua bảng 2.1 ta cũng thấy rằng nguồn vốn kinh doanh của Công ty biến động qua các năm như sau: năm 2004 so với năm 2003 tăng 14%, năm 2005 so với năm 2004 giảm 4,1% và năm 2006 so với năm 2005 tăng lên 12,9%.

Sau khi cổ phần hoá, vốn do Nhà nước nắm giữ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng vốn kinh doanh, vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là vốn của cổ đông và vốn vay, Công ty không có vốn góp liên doanh cho nên việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Chi phí cho việc huy động vốn từ những nguồn vay là tương đối cao, do vậy Công ty phải lựa chọn sử dụng nguồn vốn kinh doanh sao cho hợp lý và mang lại hiệu quả.

b. Máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất

Năm 1997 dây chuyền công nghệ của Công ty được chuyển đổi hoàn toàn từ in Typo thủ công lạc hậu sang dây chuyền công nghệ in Offset tiên tiến hiện đại. Máy móc thiết bị của Công ty một số được mua mới và phần lớn đã qua sử dụng được nhập từ các nước Nhật, Đức, Trung Quốc, ... và có thể để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Hệ thống máy móc thiết bị của Công ty nhìn chung ở mức trung bình, do yêu cầu của sản xuất và sự tiến bộ khoa học công nghệ nhiều máy móc thiết bị đã được thay thế, tuy nhiên những máy móc thiết bị này thiếu đồng bộ do nguồn vốn đầu tư còn nhiều hạn chế. Việc lập kế hoạch

cho sửa chữa, bảo dưỡng và thay mới máy móc thiết bị hàng năm chưa được chú trọng thực hiện mà chủ yếu chỉ tiến hành khi có nhu cầu hoặc yêu cầu cấp thiết. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Biểu 2.2: Một số máy móc thiết bị chủ yếu của Công ty như sau

TT Loại máy móc thiết bị

Năm đưa vào sử dụng ĐVT lượng Số 1 Máy vi tính 2000 Cái 03 2 Máy vi tính 2003 Cái 05 3 Máy vi tính 2004 Cái 04 4 Máy vi tính 2005 Cái 03 5 Máy vi tính 2006 Cái 04

6 Máy phơi DSS (khổ 1,5m) – Trung Quốc 2003 Cái 02

7 Máy in 2 màu (Nhật) 2002 Cái 02

9 Máy in 1 màu Kyobi (Nhật) 2001 Cái 01

10 Máy in 4 trang 1 màu Kyobi (Nhật Bản)

11 Máy gấp DAMISU (Nhật) 2000 Cái 01

12 Máy in MYLO 32 trang 2003 Cái 01

13 Máy xén một mặt D150 (Trung Quốc) 1999 Cái 02 14 Máy khâu chỉ 6 kim (Trung Quốc) 2001 Cái 01 15 Máy khâu chỉ Fuisu (Nhật Bản) 2000 Cái 01

16 Dây chuyền sản xuất Flexo 2004 Bộ 01

17 Máy đóng ghim (Trung Quốc) 1995 Cái 02

18 Máy vào bìa (Nhật Bản) 2000 Cái 02

20 Máy in A4 2003, 2005 2001, Cái 04

21 Máy in 4 màu (Nhật Bản) 2006 Cái 01

Nguồn: Trích sổ TSCĐ của Công ty Cổ phần in Hà Tĩnh từ năm 2003 - 2006

Nhìn chung số lượng máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần in Hà Tĩnh khá lớn, cả cũ và mới khoảng trên dưới 50 chiếc, chất lượng còn lại khoảng 45-55%.

d. Nguồn nguyên, vật liệu

Nguyên vật liệu của Công ty bao gồm: Bản in, các loại giấy in (như: giấy Couche, Dulep, giấy offset, giấy Croky, giấy can, giấy Curoa,...), mực in, hóa chất, cồn, cao su tấm, chỉ khâu, vòng bi các loại, xăng dầu,...

Nguyên vật liệu đóng vai trò hết sức quan trọng trong công nghệ in bởi nó chiếm tỷ trọng khá cao trên tổng chi phí (khoảng 40- 60%).

Nguồn cung cấp nguyên, vật liệu của Công ty bao gồm một số loại được sản xuất trong nước và phần lớn là nguyên, vật liệu nhập từ nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaisia. Tuy nhiên, nguyên vật liệu của ngành in nếu không được bảo quản tốt thì sẽ dẽ bị thoái hoá biến chất làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm dẫn đến ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Do có những khách hàng truyền thống nên Công ty chủ động được nguồn dự trữ nguyên, vật liệu cho các sản phẩm sản xuất thường xuyên. Nguồn dự trữ này là tương đối cao. Đối với các sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng thì phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng về chất lượng, mẫu mã, chủng loại, thời gian do đó Công ty chỉ tìm nguồn cung ứng khi có đơn đặt hàng.

c. Nguồn nhân lực

Để nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài việc có những chiến lược kinh doanh đúng đắn Công ty cần phải có một đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có cơ cấu hợp lý. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, Công ty Cổ phần in Hà Tĩnh, đã không ngừng nâng cao công tác tuyển dụng, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn thông qua việc hỗ trợ kinh phí và sắp xếp thời gian làm việc, tuy nhiên Công ty mới chỉ dừng lại ở đội ngũ lao động trực tiếp. Cơ cấu lao động của Công ty trong những năm qua của Công ty được thể hiện qua bảng sau:

Biểu 2.3: Tình hình lao động của Công ty Cổ phần in Hà Tĩnh

Chỉ tiêu

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số

lượng Cơ cấu Số

lượng Cơ cấu

Số

lượng Cơ cấu Số lượng

Cơ cấu (người) (%) (người) (%) (người) (%) (người) (%) Tổng số CB CNV 210 100 222 100 229 100 341 100 I. Lao động gián tiếp 25 11,90 26 11,71 26 11,35 27 7,92 Trong đó a. Giám đốc và PGĐ 3 1,43 3 1,35 3 1,31 3 0,88 b. Trưởng, phó phòng 6 2,86 7 3,15 7 3,06 7 2,05 c. NV các phòng ban 16 7,62 16 7,21 16 6,99 17 4,99

Về chất lượng a. ĐH, trên ĐH 9 4,29 10 4,50 10 4,37 12 3,52 b. CĐ, Trung cấp 16 7,62 16 7,21 16 6,99 15 4,40 II. Lao động trực tiếp 185 88,10 196 88,29 203 88,65 314 92,08 Nguồn: Phòng Tổ chức - hành chính Công ty Cổ phần in Hà Tĩnh từ năm 2003 - 2006

Qua bảng trên ta thấy, nhìn chung nguồn lao động của Công ty đều tăng qua các năm từ năm 2003 - 2006. Tuy nhiên số tăng chủ yếu là lao động trực triếp, còn số lao động gián tiếp tăng không đáng kể. Chất lượng lao động gián tiếp tăng rất ít, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần in Hà Tĩnh (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)