5. Kết cấu của luận văn
1.2 Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp
1.2.4.1 Nhân tố chủ quan
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Thu nhập của doanh nghiệp gồm có thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập từ hoạt động tài chính, và các thu nhập phát sinh không thƣờng xuyên khác. Thu nhập của doanh nghiệp đảm bảo trang trải các chi phí, thực hiện tái sản xuất và thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nƣớc. Doanh thu bán hàng là nguồn thu chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán là toàn bộ chi phí cần thiết để mua hàng bán hoặc sản xuất ra hàng bán. Giá vốn hàng bán và doanh thu là 2 nhân tố quyết định đến tỷ lệ lãi gộp của
doanh nghiệp và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần bỏ ra các chi phí hoạt động. Chi phí này bao gồm chi phí liên quan đến việc bán hàng và chi phí để quản lý doanh nghiệp.
Doanh nghiệp kinh doanh có lãi và duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng tốt sẽ là điều kiện thuận lợi đảm bảo hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, không chỉ ở các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh và các chỉ số về sinh lợi mà còn tác động tích cực đến các chỉ tiêu khác. Cũng cần lƣu ý trƣờng hợp doanh nghiệp có tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng trƣởng của doanh thu thì lợi nhuận doanh nghiệp sẽ giảm dần mặc dù doanh thu tăng lên và có thể doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ. Nhƣng nếu doanh nghiệp không dùng lợi nhuận vào hệ thống mạng lƣới phân phối, quảng bá sản phẩm... thì doanh thu sẽ không đảm bảo tăng trƣởng bền vững. Do đó việc quản lý chi phí hoạt động, xác định mối quan hệ hợp lý giữa chi phí hoạt động và doanh thu là một vấn đề quan trọng trong quản lý doanh nghiệp.
Hiệu quả các hoạt động quản trị trong doanh nghiệp
Một kết quả kinh doanh có lợi là tiền đề nhƣng không thể đảm bảo tình hình tài chính tốt nếu tiền bán hàng không thu hồi đƣợc, lợi nhuận thu về không đƣợc sử dụng và tái đầu tƣ hợp lý, tài sản của doanh nghiệp chƣa đƣợc khai thác hết... Điều này đòi hỏi các hoạt động quản trị trong nội bộ doanh nghiệp cũng cần phải đem lại hiệu quả tốt.
Các hoạt động quản trị trong nội bộ doanh nghiệp bao gồm:
- Quản trị chiến lƣợc: Đây là việc công ty đặt ra các kế hoạch dài hạn, chiến lƣợc kinh doanh và thực hiện các giải pháp thực hiện và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện này.
- Quản trị trung hạn: Tƣơng tự nhƣ quản trị chiến lƣợc nhƣng áp dụng cho thời gian ngắn hạn.
- Quản trị tác nghiệp: Đây là các hoạt động quản trị thƣờng xuyên của doanh nghiệp.
- Quản trị tài sản: Quản trị tiền, quản trị tồn kho dự trữ, quản trị phải thu, quản trị tài sản cố định
- Quản trị huy động và cơ cấu nguồn vốn
Quản trị vốn tiền mặt
Việc dự trữ một bộ phận vốn tiền mặt có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Khoản tiền này sẽ đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thƣờng và liên tục, phòng ngừa mọi rủi ro xảy ra trong quá trình kinh doanh, duy trì khả năng thanh toán, thể hiện sự ổn định, lành mạnh về mặt tài chính của doanh nghiệp và tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện đƣợc các cơ hội tốt trong kinh doanh.
Nhƣng đồng thời, khoản tiền mặt tồn quỹ gây ra một số bất lợi nhƣ phát sinh chi phí quản lý, bị ảnh hƣởng của lạm phát và thay đổi tỷ giá, mất chi phí cơ hội của vốn tiền mặt.
Nhiệm vụ của quản trị vốn tiền mặt là đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ lƣợng tiền mặt cần thiết đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán, trên cơ sở phải giảm thiểu rủi ro về lãi suất, tỷ giá hối đoái và những thiệt hại đối với việc lƣu giữ tiền mặt.
Nội dung quản trị vốn tiền mặt
- Xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý
- Dự đoán và quản lý các luồng nhập, xuất vốn tiền mặt
- So sánh các luồng nhập và xuất quỹ tiền mặt để cân đối tiền mặt. Các biện pháp quản lý:
- Mọi khoản thu chi vốn tiền mặt đều phải thực hiện qua quỹ. - Phân định trách nhiệm rõ ràng trong quản lý vốn tiền mặt - Xây dựng quy chế thu, chi quỹ tiền mặt.
- Quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt, cần quy định đối tƣợng, thời gian và mức tạm ứng... để quản lý chặt chẽ, tránh việc lợi dụng quỹ tiền mặt của
doanh nghiệp vào mục đích cá nhân.
Quản trị tồn kho, dự trữ
Trong quá trình luân chuyển vốn lƣu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì việc tồn tại hàng hóa, vật tƣ dự trữ là những bƣớc đệm trong quá trình sản xuất bình thƣờng của doanh nghiệp. Tồn kho dự trữ có ba dạng: vật tƣ dự trữ sản xuất (nguyên nhiên, vật liệu…), sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ.
Các doanh nghiệp phải duy trì ở một quy mô nhất định tồn kho dự trữ các loại vật tƣ hàng hoá là hết sức cần thiết để đảm bảo sự hoạt động liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh, cũng nhƣ để ngăn ngừa những bất trắc có thể xảy ra trong quá trình cung cấp vật tƣ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, việc dự trữ tồn kho lại phát sinh các chi phí bảo quản, cất trữ, hao hụt, mất mát, mất đi chi phí cơ hội của vốn…
Lƣợng tồn kho dự trữ phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ: Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh nghiệp, điều kiện về cung ứng nguyên vật liệu, khoảng cách giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp, giá cả vật tƣ, hàng hoá, nguyên vật liệu, độ dài của chu kỳ sản xuất sản phẩm, đặc điểm, yêu cầu về kỹ thuật công nghệ chế tạo sản phẩm (liên tục hay rời rạc), số công đoạn trong quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm, trình độ tổ chức quản lý sản xuất của doanh nghiệp, sự phối hợp giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và khách hàng, khả năng thâm nhập, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp…
Hai phƣơng pháp quản trị vốn tồn kho dự trữ là: Phƣơng pháp tổng chi phí tối thiểu và phƣơng pháp tồn kho bằng không. Phƣơng pháp đầu tiên tập trung vào xác định lƣợng hàng lƣu kho và thời gian lƣu kho để giảm thiểu chi phí lƣu kho thì phƣơng pháp thứ hai giúp giảm thiểu chi phí dự trữ tồn kho do không phải duy trì tồn kho dự trữ trên cơ sở tổ chức tốt quan hệ với các nhà cung cấp. Tuy nhiên, phƣơng pháp này lại làm tăng các chi phí tổ chức giao hàng đối với nhà cung cấp và
chỉ áp dụng đối với điều kiện sản xuất - cung cấp vật tƣ theo kiểu liên tục.
Hàng tồn kho, nếu giá trị thuần có thể thực hiện thấp hơn giá trị ghi sổ của hàng tồn kho thì doanh nghiệp trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Mức trích lập tuỳ theo khối lƣợng hàng tồn kho giảm giá và chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện và giá trị ghi sổ. Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính vào giá vốn hàng bán.
Quản trị nợ phải thu
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do nhiều nguyên nhân luôn tồn tại các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, tạm ứng...). Trong số các khoản phải thu, khoản phải thu từ khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, phát sinh thƣờng xuyên và có tính chất chu kỳ. Sự tồn tại các khoản phải thu xuất phát từ chính sách bán chịu để thu hút khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và do xu hƣớng của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, nếu số dƣ phải thu quá lớn sẽ phát sinh các chi phí quản lý, thu hồi nợ, chi phí nhân viên quản lý, doanh nghiệp cũng có thể gánh chịu rủi ro mất vốn do không thu hồi đƣợc nợ. Khoản phải thu lớn đồng thời cũng kìm hãm tốc độ chu chuyển của TSLĐ, gây ứ đọng vốn khâu lƣu thông, làm thiếu vốn khâu sản xuất, doanh nghiệp bị mất chi phí cơ hội của vốn.
Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng chính sách bán chịu sản phẩm một cách hợp lý nhằm tạo ra những điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, hạn chế thấp nhất các thiệt hại và mức độ rủi ro mất vốn.
Quy mô các khoản phải thu của doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng của các yếu tố: Quy mô sản phẩm - hàng hoá bán chịu cho khách hàng, tính chất thời vụ của việc tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp, mức giới hạn nợ của doanh nghiệp cho khách hàng, mức độ quan hệ và độ tín nhiệm của khách hàng với doanh nghiệp. Một số biện pháp quản lý nợ phải thu:
xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi, thanh toán các khoản công nợ.
- Mở sổ chi tiết theo dõi các khoản nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp theo từng đối tƣợng nợ, thƣờng xuyên phân loại nợ, đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn.
- Có biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh toán: lựa chọn khách hàng, xác định mức tín dụng thƣơng mại, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trƣớc một phần tiền hàng.
- Thực hiện chính sách bán chịu đúng đắn với từng khách hàng trên cơ sở xem xét khả năng thanh toán, vị thế tín dụng của khách hàng...
- Phải có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, quy định lãi suất sẽ áp dụng với các khoản nợ quá hạn thanh toán theo hợp đồng.
- Định kỳ phân tích tuổi các khoản nợ; chú ý xem xét các khoản nợ quá hạn, tìm ra nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp. Đó là:
+ Thực hiện việc bán nợ để thu hồi vốn.
+ Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên.
- Đối với nợ phải thu chƣa đến hạn thanh toán nhƣng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; ngƣời nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi đƣợc để trích lập dự phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
Quản trị TSCĐ
gian sử dụng từ 1 năm trở lên. TSCĐ giữ nguyên hình thái biểu hiện khi tham gia vào hoạt động kinh doanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của nó dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm dƣới hình thức chi phí khấu hao. Mục đích của việc thực hiện trích khấu hao là nhằm thu hồi vốn cố định. Mức khấu hao phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ.
Có 3 phƣơng pháp khấu hao TSCĐ: Phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng; phƣơng pháp khấu hao nhanh và phƣơng pháp khấu hao theo sản lƣợng.
Mỗi phƣơng pháp có ƣu và nhƣợc điểm riêng và mức khấu hao từng thời kì cũng khác nhau đo dó cũng có ảnh hƣờng lên báo cáo tài chính khác nhau. Điều đó đồi hỏi doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm TSCĐ và đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp để lựa chọn phƣơng pháp khấu hao phù hợp.
Quản trị huy động và đảm bảo cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn gồm có: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp. Tỷ lệ và kết cấu của từng nguốn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Nợ phải trả gồm có nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Đây là phần nguồn vốn rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hay giảm các khoản nợ phải trả sẽ có ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu gồm: Vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia và tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu mới. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể đƣợc bổ sung từ phần chênh lệch đánh giá lại TSCĐ, chênh lệch tỉ giá. Vốn chủ sở hữu phản ánh tính tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp.
Các nhân tố khác
- Trình độ nguồn nhân lực
Chất lƣợng lao động là yếu tốt quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà quản lý có năng lực, trình độ sẽ đƣa ra các quyết định
đúng đắn cho hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời có các biện pháp để kích thích, phát huy khả năng của nhân viên trong doanh nghiệp. Trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ và lòng hăng say của ngƣời lao động là yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí từ đó ảnh hƣởng đến tình trạng tài chính của doanh nghiệp.
- Trình độ công nghệ, máy móc
Tình trạng trình độ máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hƣởng một cách sâu sắc tối hiệu quả sản xuất kinh doanh và qua đó ảnh hƣởng đến tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Nó là yếu tố quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của một doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến chất lƣợng sản phẩm. Ngoài ra, công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị cũng ảnh hƣởng đến giá thành và giá bán sản phẩm. Một doanh nghiệp có trang thiết bị máy mọc hiện đại thì sản phẩm làm ra có chất lƣợng cao hơn những doanh nghiệp có hệ thống máy móc cũ kỹ lạc hậu và do vậy giá thành cũng nhƣ giá bán của sản phẩm sẽ tốt hơn.
- Cơ cầu tổ chức và hệ thống kiểm soát
Một cơ cấu tổ chức cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả sẽ đẩy lùi các bƣớc tiến của doanh nghiệp, khiến các mục tiêu đặt ra có thể không thực hiện đƣợc. Ngƣợc lại một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, năng động sẽ có khả năng dẫn dắt doanh nghiệp đến mục tiêu đề ra, tạo đƣợc những tác động kết hợp các nguồn lực doanh nghiệp và thúc đẩy các nguồn lực phát triển. Ngoài ra, một hệ thống kiểm soát tốt sẽ đảm bảo doanh nghiệp hoạt động theo đúng các nguyên tắc, định hƣớng do Ban giám đốc đề ra, góp phần tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết và tránh những rủi ro có thể gặp phải.
1.2.4.2 Nhân tố khách quan
Nhu cầu thị trƣờng và biến động của nền kinh tế
Doanh nghiệp hoạt động trong môi trƣờng kinh tế nhất định. Nhu cầu thị trƣờng và biến động của nền kinh tế sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất
nhập của ngƣời dân tăng lên dẫn đến sức mua với các loại hàng hóa dịch vụ tăng lên, đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh.
Ngƣợc lại, khi nền kinh tế suy thoái, các khoản chi tiêu của đại bộ phận dân chúng sẽ bị giảm, do đó sẽ làm gia tăng áp lực cạnh tranh và tạo ra nhiều