CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
3.2.4 Phân tích rủi ro tài chính của Công ty
Rủi ro hoạt động:
Ta có: Doanh thu an toàn = Doanh thu theo dự toán – Doanh thu hòa vốn
X1: Vốn lƣu động (Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn)/Tổng tài sản 0.354 X2: Lợi nhuận chƣa phân phối/Tổng tài sản 0.068 X3: Lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế/Tổng tài sản 0.082
X4: Vốn hóa thị trƣờng/Tổng nợ phải trả 3.628
X5: Doanh thu thuần/Tổng tài sản 0.629
Z Score = 1,2*X1 + 1,4*X2 + 3,3*X3 + 0,6*X4 + 0,999*X5 = 3.59
Ta thấy Z = 3.59 lớn hơn 2,99: Sức khỏe tài chính Kinh Đô rất tốt và lành mạnh so với tiêu chuẩn chung của ngành sản xuất, không có nguy cơ phá sản.
Để tình hình tài chính của Công ty tốt hơn nữa, sau đây tác giả phân tích một vài cách để tăng chỉ số Z để giảm thiểu tối đa khả năng phá sản:
Để tăng chỉ số Z chúng ta cần tăng từng tử số và giảm mẫu số của từng chỉ số X bên trên. Quan sát 5 chỉ số X, chúng ta có thể nhận thấy Tổng Tài sản là mẫu số của 4 chỉ số X1, X2, X3, X5. Do đó nếu Kinh Đô có thể giảm đƣợc tổng tài sản mà vẫn giữ vững quy mô, hiệu quả hoạt động thì chắc chắn chỉ số Z sẽ tăng lên rõ rệt. Vì thế Công ty cần phải rà soát thật kỹ để tìm ra những tài sản không hoạt động, tức là những tài sản không góp phần trực tiếp hay gián tiếp tạo ra doanh số và sau đó bán các tài sản này đi, Công ty sẽ giảm đƣợc các mẫu số của 4 chỉ số X nói trên, và đồng thời tăng đƣợc tử số của một số chỉ số. Đối với những tài sản không có nợ hay nợ ít, khi bán đi Công ty sẽ nhận đƣợc thêm tiền mặt, khi đó Vốn lƣu động – tử số của X1 sẽ tăng lên. Bên cạnh đó chi phí khấu hao cũng sẽ giảm xuống, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận tăng, tức là tử số của X2, và X3 sẽ tăng theo.
Trong trƣờng hợp tài sản đang bị nợ, khi bán chúng đi, vốn lƣu động có thể sẽ không tăng lên liền lúc đó, nhƣng tổng nợ – mẫu số X4 – sẽ giảm xuống, chi phí lãi suất, và khấu hao cũng giảm theo. Tỷ lệ lợi nhuận vì thế sẽ tăng lên, tử số của X2, X3 sẽ tăng lên. Và nếu quản lý tốt, chúng ta sẽ có thêm tiền mặt. Tức là vốn lƣu động sẽ tăng lên theo. Tử số X1 cũng sẽ tăng lên theo sau đó. Rõ ràng việc bán đi những tài sản không hoạt động sẽ tạo ra ảnh hƣởng rất tốt đến sự tăng trƣởng của
các chỉ số X. Dĩ nhiên, không phải tài sản nào bán đi cũng có thể đƣa chỉ số Z lên. Có những tài sản khi bán đi, sẽ làm ảnh hƣởng lớn đến doanh số - tử số của chỉ số X5, và ảnh hƣởng gián tiếp đến đến các tử số của X2, X3. Khi đó lợi bất cập hại. Kinh Đô phải rà soát và kiểm kê tài sản của mình một cách chặt chẽ và thƣờng xuyên hơn nữa, đặc biệt phải cẩn thận trong việc phân loại tài sản. Không phải cứ bị nguy hiểm là lo bán tài sản. Để tăng tử số X2, X3 Kinh Đô cần phải tạo nhiều lợi nhuận hơn qua hoạt động kinh doanh chính của mình. Làm sao bán đƣợc nhiều hàng/dịch vụ hơn? Đẩy mạnh các ngành hàng chiến lƣợc, nghiên cứu và phát triển thêm cách sản phẩm dịch vụ mới hoàn toàn, thâm nhập vào 1 thị trƣờng tiềm năng khác… Đây là những việc làm có tính sống còn mà Kinh Đô phải thực hiện.
Để tăng X3 – Lợi Nhuận giữ lại, Công ty cần phải để ý đến mức chia cổ tức cho nhà đầu tƣ. Cổ tức chia ít đi thì Lợi Nhuận giữ lại sẽ tăng lên. Tuy vậy, Kinh Đô không thể giảm cổ tức đến mức quá thấp vì khi đó nhà đầu tƣ sẽ phản ứng, dẫn đến giá cổ phiếu thấp, tất sẽ làm làm giảm tử số của X4 và vì thế tăng chỉ số Z.
Để làm tăng doanh số – tử số của X5, Công ty cần phải có tăng cƣờng năng lực hoạt động kinh doanh của mình. Kinh Đô cần đẩy mạnh hơn nữa các nhãn hàng chiến lƣợc của mình, tiếp tục mở rộng kênh phân phối, tạo chính sách bán hàng linh động hơn cho các đại lý và đối tác của mình. Một điều cần phải quan tâm là doanh nghiệp phải cân bằng giữa chi phí của việc tăng doanh số và biên độ tăng của doanh số. Nếu chi phí tăng quá cao, thì tử số X1, X2, X3 sẽ giảm, khi đó việc tăng tử số X5 sẽ là vô nghĩa vì không đủ sức bù đắp cho sự giảm của các chỉ số X1, X2, X3.
Cuối cùng, để tăng X4, chúng ta phải tăng giá trị thị trƣờng của vốn chủ sỡ hữu, bằng cách tăng thị giá cổ phiếu. Tuy nhiên đây không phải là công việc dễ thực hiện, cách đơn giản hơn là giảm bớt nợ. Tuy nhiên, hiện nay Kinh Đô đang vay nợ rất ít trên tổng cơ cấu vốn nên phƣơng án này không nên thực hiện. Một giải pháp tốt hơn và thƣờng đƣợc lựa chọn là bán bớt những tài sản không hoạt động nhƣ đã trình bày ở trên.
Bên cạnh việc để giảm thiểu tối đa khả năng phá sản, tăng chỉ số Z cũng là một cách để tối ƣu hóa các chỉ tiêu tài chính trọng yếu của Kinh Đô giúp cho tình hình tài chính của Công ty ổn định và phát triển bền vững.