CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2 Giải pháp cải thiện ti ̀nh hình tài chính ta ̣i Công ty Cổ phần Kinh Đô
4.2.1 Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản và sử dụng công cụ đòn bẩy
4.2.1.1 Xây dựng chính sách bán chịu và quản lý khoản phải thu
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhƣng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ đánh mất cơ hội bán hàng, do đó, mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi đƣợc nợ cũng gia tăng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp.
Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lƣợng sản phẩm và chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Các yếu tố mang tính chất khách quan nhƣ tình hình kinh tế cũng có một phần nào đó phụ thuộc vào sự phân tích, nhận định của nhà quản trị thì yếu tố về chính sách bán chịu là một yếu tố phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của doanh nghiệp. Đối với Kinh Đô thì yếu tố này khá quan trọng và ảnh hƣởng nhiều đến tình hình quản trị khoản phải thu của Công ty. Đứng dƣới góc độ là một doanh nghiệp có thị phần đứng đầu và là nhãn hiệu nổi tiếng nhất nhì thị trƣờng trong nƣớc thì việc đàm phán, thực hiện chính sách trả chậm cũng là 1 bài toán cần cân nhắc: Đối tác nào? Số lƣợng bao nhiêu? Thời gian bao lâu? Do đó, yếu tố khách hàng thân thiết, lâu năm là một yếu tố ảnh hƣởng khá sâu khi công ty chấp nhận cho khách hàng nào nợ nhiều hay ít.
Liên quan đến chính sách bán chịu của Kinh Đô, chúng ta có thể xem xét đến các vấn đề nhƣ tiêu chuẩn bán chịu, điều khoản bán chịu, rủi ro bán chịu, chính sách
và quy trình thu nợ. Đây là một số yếu tố hình thành nên chính sách bán chịu của Công ty, mặc dù không chính thức tuy với mối quan hệ lâu năm với khách hàng nhƣng Kinh Đô cũng có áp dụng những yếu tố này. Qua phân tích về các khoản nợ phải thu, ta thấy Công ty ít bị chiếm dụng một lƣợng vốn khi mà số Vòng quay khoản phải thu quá nhanh so với các doanh nghiệp cùng ngành thực phẩm bánh kẹo. Bên cạnh đó trong chƣơng 3, ta thấy các khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản nhƣng chỉ là các khoản phải thu ngắn hạn. Điều này phản ánh Công ty quá sát sao cho việc thu hồi các khoản nợ đọng dẫn đến giảm tính cạnh tranh so với đối thủ.
Vì vậy, Công ty cần phải có các biện pháp giãn thu hồi nợ, có biện pháp tạo điều kiện cho khách hàng chậm thanh toán tiền sao cho cả đôi bên cùng có lợi. Các biện pháp này sẽ giúp Kinh Đô giữ đƣợc khách hàng truyền thống, mở rộng các đối tƣợng khách hàng tiềm năng qua đó thúc đẩy doanh thu cao hơn nữa. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực là giúp tăng doanh thu, bán chịu hàng hóa còn làm tăng chi phí bao gồm chi phí do vốn kẹt đầu tƣ vào khoản phải thu và chi phí do tổn thất nợ không thể thu hồi. Do vậy, Công ty cần có chính sách bán chịu hợp lý.
Mô hình chung có thể áp dụng để ứng dụng cho từng tình hình cụ thể nhƣ sau:
Sơ đồ 4.2. Mô hình tổng quát ra quyết định quản trị khoản phải thu
Bán chịu hàng hóa
Tăng khoản phái thu
Tăng CP cơ hội do tăng khoản phái thu,
tăng CP thu hồi nợ,tăng CP rủi ro do
nợ khó đòi Tăng doanh thu
Cơ hội
Quyết định chính sách bán
Rủi ro So sánh
Qua phân tích, trong 3 năm các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng khá cao và có xu hƣớng giảm đi. Do đó, Công ty cần xây dựng một chính sách bán chịu hợp lý sao cho lợi nhuận tạo ra do gia tăng doanh thu vƣợt mức chi phí phát sinh do chính sách bán chịu.
- Xác định mục tiêu bán chịu: tăng doanh thu, giải tỏa hàng tồn kho, tạo uy tín về năng lực tài chính cho Công ty.
- Xây dựng các điều kiện bán chịu: thông thƣờng căn cứ vào mức giá, lãi suất nợ vay và thời hạn bán chịu.
- Tính toán có hiệu quả các chính sách bán chịu: có nghĩa là so sánh chi phí bán chịu phát sinh với lợi nhuận chúng mang lại.
- Kết hợp chặt chẽ chính sách bán chịu với chính sách thu hồi nợ trong thời gian ngắn nhất.
Hệ thống phân phối bán lẻ đến tận tay ngƣời tiêu dùng khiến cho việc điều tiết giá bán của các công ty bán kẹo đƣợc thuận tiện hơn, song nó cũng khiến cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn so với doanh thu.
Giá vốn hàng bán là chi phí lớn nhất trong tổng cơ cấu chi phí (chiếm hơn 60%) của các công ty trong ngành thực phẩm bánh kẹo nên lợi nhuận bị phụ thuộc lớn vào sự tăng giảm giá nguyên liệu đầu vào. Kinh Đô cần hết sức chú trọng đầu tƣ xây dựng và phát triển các nhà máy chế biến & cung cấp nguyên vật liệu đầu vào hoặc có thể M&A các doanh nghiệp có uy tín tại thị trƣờng nội địa. Điều này giúp Công ty để có thể chủ động về nguồn nguyên liệu đầu vào khi nguồn cung nguyên trên thế giới tƣơng đối biến động mạnh.
Do thị trƣờng sản phẩm của Công ty có tính cạnh tranh cao, nên Công ty không thể điều chỉnh ngay giá bán ra sản phẩm khi giá nguyên vật liệu tăng, dẫn đến lợi nhuận gộp giảm trong ngắn hạn. Trong dài hạn, nếu thị trƣờng đồng loạt điều chỉnh giá bán sản phẩm do ảnh hƣởng của giá nguyên vật liệu, thì việc tăng giá bán của Công ty có thể thực hiện đƣợc, làm tăng doanh thu và triệt tiêu đƣợc ảnh hƣởng của việc thay đổi giá nguyên vật liệu đến lợi nhuận của Công ty.
4.2.1.2. Củng cố công tác quản lý tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền
Tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền bao gồm tiền giấy trong két và tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng của Kinh Đô . Nếu không theo dõi đƣợc tiền mặt, việc kinh doanh của Công ty sẽ làm giảm sức cạnh tranh và lãng phí nguồn lực . Muốn quản lý tiền mặt tốt thì phải luôn đảm bảo đủ lƣợng tiền mặt tối ƣu tại mỗi thời điểm nhất định , nhà quản trị phải biết Công ty đang cần bao nhiêu tiền mặt , lƣợng tiền mặt Công ty hiện có cũng nhƣ tiền đang ở đâu?
Muốn đảm bảo cho việc tăng đầu tƣ lƣợng tiền mặt nhàn rỗi nhằm thu lợi nhuận trong khi vẫn duy trì mức thanh khoản hợp lý để đáp ứng các nhu cầu trong tƣơng lai thì Công ty cần phải lập kế hoạch khi nào thì có tiền nhàn rỗi có thể dành cho đầu tƣ và khi nào thì cần vay thêm tiền.
Lƣợng tiền mặt cần có phụ thuộc vào tình hình tiền mặt hiện có, độ ƣa chuộng thanh khoản, kế hoạch đáo hạn nợ, khả năng vay nợ, dòng tiền mặt dự kiến và những phƣơng án thay đổi dòng tiền mặt do những biến động trong tình hình thực tế. Kinh Đô không nên để số dƣ tiền mặt quá lớn bởi vì đó là vốn không sinh lợi.
Nhà quản trị nên tính toán số lƣợng tiền có thể đƣa vào đầu tƣ là bao nhiêu và khoảng thời gian có thể đầu tƣ đối với khoản tiền đó. Khi việc thu và chi tiền diễn ra ăn khớp và có thể dự đoán trƣớc đƣợc , Kinh Đô sẽ chỉ cần duy trì một lƣợng tiền mặt thấp . Cần phải dự đoán chính xác lƣợng tiền mặt cần có , nguồn tiền và mục đích chi trả nhằm thực hiện một cách đúng lúc các hoạt động huy động vốn , trả nợ và tính số tiền lƣu chuyển giữa các tài khoản.
4.2.1.3. Tăng cƣờng sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính
Vấn đề về cơ cấu vốn luôn là một vấn đề trọng điểm về quản lý tài chính tại các đơn vị. Mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu chƣa bao giờ là vấn đề dễ giải quyết bởi tỉ lệ nào thì hợp lý và căn cứ vào đâu để đƣa ra tỉ lệ đó là những câu hỏi mà không ai có thể đƣa ra đƣợc câu trả lời chính xác. Dựa trên kết quả thực hiện phân tích ở chƣơng 3, luận văn đề xuất giải pháp liên quan đến cơ cấu vốn của Công ty là sử dụng đòn bẩy vốn hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh: Theo nhƣ phân tích
Dupont ở chƣơng 3, Công ty có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính khi mức sinh lợi trên tài sản của Công ty ở mức 7.54% đang là cao hơn so với lãi suất cho vay mà NH dành cho Kinh Đô (khoảng 6%).