Phân tích các hệ số tài chính chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần kinh đô (Trang 104 - 114)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô

3.2.2 Phân tích các hệ số tài chính chủ yếu

3.2.2.1 Nhóm các hệ số về Khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán hiện hành: Ta thấy Tỷ số thanh toán hiện hành của Công ty tăng dần qua các năm. Tỷ số này năm 2012 là 1.69 cho thấy Công ty có 1,69 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho một đồng nợ đến hạn trả, năm 2013 tăng lên thành 2.54 và đến 2014 con số này đã là 2.82. Điều này đƣợc giải thích, năm 2014 Kinh Đô phát hành cổ phiếu huy động vốn đã làm tăng tiền mặt, nhằm phục vụ cho hàng loạt thƣơng vụ M&A lớn của Công ty.

Bảng 3.15. Khả năng thanh toán 2012 -2014

Tỷ lệ tài chính 2012 2013 2014 Trung bình ngành Hệ số thanh toán hiện hành 1.69 2.54 2.82 1.75

Hệ số thanh toán nhanh 1.46 2.30 2.60 1.40

Hệ số thanh toán bằng tiền 0.61 1.55 1.61 0.44

(Nguồn: Báo cáo tài chính Kinh Đô năm 2012, 2013, 2014)

Nhìn vào bảng so sánh, Tỷ số thanh toán hiện hành của Kinh Đô cao hơn so với trung bình các công ty cùng ngành, 2.82 so với 1.75. Điều đó có nghĩa là Công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ nhiều hơn các công ty khác. Tuy nhiên, Tỷ số thanh toán hiện hành quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đã đầu tƣ quá nhiều vào tài sản ngắn hạn. Hay nói cách khác, nếu nhiều tiền mặt nhàn rỗi sẽ gây ứ đọng vốn cho Công ty.

Hệ số thanh toán nhanh: Tỷ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán ngay các khoản ngắn hạn. Tỷ số thanh toán nhanh của Công ty đƣợc cải thiện qua các năm và duy trì ở mức cao, Năm 2012 con số này chỉ là 1.46, đến năm 2013 tăng lên là 2.30. Đặc biệt năm 2014 đã lên tới 2.60 so với trung bình ngành Thực phẩm bánh kẹo (1.40) thì gần gấp đôi. Điều này cho thấy rằng năm 2014, Công ty có 2.60 đồng tài sản có tính thanh khoản cho mỗi đồng nợ đến hạn.

Hệ số thanh toán bằng tiền: Năm 2012 và 2013 Hệ số thanh toán bằng tiền của Công ty lần lƣợt là 0.61 và 1.55. Đến cuối năm 2014, công ty Kinh Đô đang có sắn 1.61 đồng tiền mặt để có thể trả ngay 1 đồng nợ, cao hơn gần 4 lần so với trung bình ngành ở mức 0.44. Điều này chƣa hẳn đã tốt, bởi vì dự trữ nhiều tiền mặt quá đôi khi làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản. Nhìn vào Bảng Cân đối kế toán, ta thấy khoản mục Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền cao, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của Công ty. Nguyên do chủ yếu vì Kinh Đô đang trong quá trình M&A.

Tỷ số khả năng thanh toán của công ty là tốt tuy nhiên lại đang ở mức quá an toàn dẫn đến chưa tối đa hóa được hiệu quả mang lại do chủ yếu là gửi ngân

hàng ngân hàng. Hệ số khả năng thanh toán tốt đảm bảo khả năng thanh toán nhưng lại hạn chế hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

3.2.2.2 Nhóm các hệ số về Hiệu quả sử dụng tài sản

Số vòng quay hàng tồn kho, số ngày lưu kho: Chỉ tiêu về hàng tồn kho là dấu hiệu cảnh báo sớm về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Vòng quay hàng tồn kho duy trì ở mức khá cao so với các doanh nghiệp trong ngành trong các năm qua. Năm 2012, Vòng quay hàng tồn kho ở mức 6.76 vòng, tƣơng đƣơng với 53.22 ngày lƣu kho. Năm 2013, chỉ số này đc cải thiện đáng kể khi mà số ngày lƣu kho chỉ còn khoảng 43 ngày, số Vòng quay hàng tồn kho tăng lên 8.33 vòng. Đến năm 2014, Kinh Đô quay đƣợc gần 9 vòng quay hàng tồn kho, tƣơng đƣơng với chỉ khoảng 40 ngày là vốn đƣợc quay vòng để sản xuất.

Bảng 3.16. Hiệu quả sử dụng tài sản 2012 - 2014

Tỷ lệ tài chính 2012 2013 2014 Trung bình ngành Số vòng quay hàng tồn kho 6,76 8.33 8.81 6.38

Số ngày lƣu kho 53.22 43.20 40.88 56.42

Số vòng quay các KPT 22.38 24.69 26.88 18.50

Kỳ thu tiền bình quân 16.31 14.78 13.58 19.73

Số vòng quay tổng tài sản 0.76 0.77 0.69 0.81

Số vòng quay tài sản cố định 2.97 3.23 3.32 3.56

(Nguồn: Báo cáo tài chính Kinh Đô năm 2012, 2013, 2014)

Điều này là do Kinh Đô đã những cải tiến đƣợc áp dụng trong khâu bán hàng, cung ứng sản phẩm. Bên cạnh đó, vòng quay hàng tồn kho cao còn thể hiện hàng hoá của Công ty đạt chất lƣợng tốt, ít bị trả lại hoặc sản phẩm bị lỗi thời.

Sản phẩm kinh doanh chủ yếu của Công ty là thực phẩm và bánh kẹo, một ngành hàng có biến động mạnh theo thời vụ thì có những thời điểm doanh nghiệp phải chuẩn bị số lƣợng lớn hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu sắp tới nhƣ doanh nghiệp tập trung nguồn thực phẩm để bán trƣớc tết Cổ truyền hay Tết trung thu. Hàng tồn kho của Kinh Đô chủ yếu là nguyên vật liệu, chiếm khoảng 70%. Nguyên

vật liệu - chủ yếu là sữa, bơ, đƣờng – dễ có những biến động mạnh về giá theo thị trƣờng, theo đó, việc Kinh Đô luôn duy trì một tỷ lệ hàng tồn kho khoảng 16% giá vốn hàng bán là mức có thể chấp nhận đƣợc để đối phó và hạn chế với sự biến động mạnh nhƣ sự biến động giá nguyên liệu sữa nhập khẩu giai đoạn 2012-2014 vừa qua.

Tuy nhiên, Kinh Đô cũng nên cân đối số ngày lƣu kho hợp lý, tránh tình trạng vòng quay quá cao so với mức bình quân của ngành. Nếu nhu cầu thị trƣờng tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngƣng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng, cũng nhƣ nhu cầu nhập hàng của bạn hàng.

Số vòng quay khoản phải thu, kỳ thu tiền: Nhìn chung, Số vòng quay các khoản phải thu của Công ty tăng đều và ổn định qua các năm. Năm 2012, chỉ tiêu này đạt 22.38 lần, tƣơng đƣơng cứ khoảng 16 ngày Công ty thu hồi đƣợc nợ từ các đối tác của mình. Năm sau đó, 2013 giảm xuống gần 15 ngày, tức là số vốn của Công ty đƣợc quay vòng tới gần 25 lần trong một năm. Đến năm 2014, các khoản phải thu luân chuyển tới 26.88 lần. Điều này có nghĩa là chỉ cần hơn 14 ngày là nợ của Công ty đƣợc thu hồi, giảm thiểu rủi ro về khả năng thu nợ, chi phí đòi nợ. Tuy nhiên, nếu số vòng quay các khoản phải thu cao quá thì sẽ giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong ngành Bánh kẹo thực phẩm tới gần 20 ngày mới thu hồi nợ của mình, khi vòng quay chỉ đạt 18.50 vòng.

Vòng quay khoản phải thu thể hiện hiệu quả của chính sách tín dụng mà Kinh Đô áp dụng với những bạn hàng của mình. Hệ số vòng quay khoản phải thu lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của Công ty càng nhanh, khả năng chuyển đổi từ nợ sang tiền mặt phục vụ sản xuất kinh doanh càng nhanh. Tuy nhiên, chỉ số này của Kinh Đô đang cao hơn trung bình ngành khá nhiều, Tỷ số trên cho thấy Công ty đang quá sát sao trong việc thu hồi công nợ so với các đối thủ của mình.

Nghiệp vụ chủ yếu giữa Kinh Đô và các bạn hàng của mình là mua bán thành phẩm, nguyên vật liệu, công cụ phục vụ sản xuất. Việc áp dụng chính sách tín

dụng mở rộng hơn đối với các doanh nghiệp trong nội bộ Công ty, hoặc các bạn hàng lâu năm là điều nên làm. Nhờ bán chịu, Kinh Đô có thể thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị trƣờng và duy trì thị trƣờng truyền thống, do đó có thể giảm hàng tồn kho, duy trì đƣợc mức sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị. Hơn nữa, nó còn có thể mang lại lợi nhuận tiềm năng cao hơn nhờ việc tăng giá do khách hàng mua chịu.

Số vòng quay tổng tài sản (hay Số vòng quay vốn): Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu quả sử dụng tài sản của Kinh Đô khá ổn định, thể hiện qua chỉ số vòng quay tổng tài sản xoay quanh mức trung bình 0.7 vòng trong giai đoạn năm 2012-2014. Số vòng quay tổng tài sản tăng nhẹ từ 0.76 năm 2012 lên 0.77 vòng vào năm 2013. Sau đó đến năm 2014, chỉ số này giảm còn 0.69 vòng, tức là mỗi một đồng tài sản sẽ tạo ra 0.69 đồng doanh thu, thấp hơn khá nhiều so với trung bình ngành ở mức 0.81 vòng. Điều này cho thấy, hiệu quả sử dụng tài sản của Kinh Đô chƣa tốt.

Số vòng quay tài sản cố định: Số vòng quay tài sản cố định là nó cho biết 1 đồng giá trị bình quân tài sản cố định thuần tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Số vòng quay tài sản cố định của Kinh Đô có xu hƣớng tăng nhẹ trong 3 năm vừa qua. 2.97 là Số vòng quay tài sản cố định của Công ty năm 2012, năm 2013 tăng lên thành 3.23 vòng. Qua năm 2014 thì chỉ tiêu này tăng nhẹ lên thành 3.32 vòng, tức là 1 đồng giá trị bình quân tài sản cố định thuần tạo ra đƣợc 3.32 đồng doanh thu. Trung bình ngành kinh doanh thực phẩm bánh kẹo là 3.56, cho thấy công ty chƣa sử dụng hiệu quả tài sản cố định của mình so với các đối thủ trong ngành.

3.2.2.3 Nhóm các hệ số về Đòn bẩy tài chính

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Đòn bẩy tài chính của Công ty đang có xu hƣớng giảm trong các năm qua. Năm 2012, Công ty đi vay gần 37% vốn của mình để kinh doanh. Các năm sau đó, tỷ lệ này giảm xuống còn 30.63% năm 2013 và 2014 chỉ còn 25.67%. Hiện trong ngành kinh doanh thực phẩm bánh kẹo, Tỷ số nợ

trên vốn chủ sở hữu lên tới 82%, một con số vƣợt qua ngƣỡng an toàn của cơ cấu vốn. Các con số cho thấy Kinh Đô – tuy là một doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhƣng lại sử dụng hệ số đòn bảy tài chính quá ít khi chƣa bằng 1/3 trung bình ngành. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ Kinh Đô ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ, ít bị phụ thuộc vào các chủ nợ và cũng ít phải chịu rủi ro khi lãi suất biến động. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chƣa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.

Bảng 3.17. Đòn bẩy tài chính 2012 – 2014

Tỷ lệ tài chính 2012 2013 2014 Trung

bình ngành

D/E 36.64% 30.63% 25.67% 82%

D/A 26.64% 23.44% 20.17% 45.12%

Hệ số thanh toán lãi vay 6.19 15.26 32.98

(Nguồn: Báo cáo tài chính Kinh Đô năm 2012, 2013, 2014)

Tỷ số nợ trên tài sản: Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết đƣợc khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này của Kinh Đô cũng có xu hƣớng giảm dần đều nhƣ tỷ số nợ. Năm 2012, Công ty vay nợ 26.64% trên Tổng tài sản của mình. Đến năm 2013 và 2014, tỷ số này chỉ còn lần lƣợt là 23.44% và 20.17% chƣa bằng ½ so với trung bình ngành ở mức 45%.

Những năm qua, Kinh Đô liên tục thực hiện chiến lƣợc cắt giảm chi phí và tận dụng tính thanh khoản của thị trƣờng nội địa. Vào đầu năm 2014, Công ty đã thanh toán toàn bộ các khoản vay dài hạn lớn chuyển sang vay ngắn hạn với chi phí thấp hơn, qua đó giảm chi phí lãi vay. Từ đó, năm 2013 chi phí lãi vay giảm 54%so với 2012, đến năm 2014 giảm tiếp 52.2% nữa.

Qua bảng trên, ta thấy Kinh Đô dùng rất ít vốn đi vay để kinh doanh, chứng tỏ Công ty có khả năng tự chủ tài chính cao, đồng nghĩa với mức độ rủi ro của doanh nghiệp thấp hơn. Tuy nhiên, Tỷ số này cũng cho biết là Công ty chƣa biết

khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chƣa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Kinh Đô cần nâng tỷ lệ này lên để sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính.

Hệ số thanh toán lãi vay: Qua bảng ta thấy, Hệ số thanh toán lãi vay của Kinh Đô cực kì tốt và tăng trƣởng mạnh khi năm sau tăng hơn gấp đôi năm trƣớc. Năm 2012, hệ số này chỉ là 6.19 thì đến 2013 đã là 15.26. Sang đến 2014, Hệ số thanh toán lãi vay của Công ty ở mức rất cao tới 32.98, so với trung bình ngành chỉ là 6.28. Tỷ số trên lớn hơn 1 nên Công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Điều này chủ yếu do: Kinh Đô đi vay ít trên cơ cấu vốn; Các khoản vay ngắn hạn với lãi suất thấp và cuối cùng là LNTT của Công ty cao nên khả năng trả lãi vay rất tốt.

3.2.2.4 Nhóm các hệ số về Khả năng sinh lợi

Hệ số lãi gộp: Qua bảng phân tích, ta thấy 3 năm qua Hệ số lãi gộp của công ty ổn định ở mức 43%. Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu của Kinh Đô thu về tạo ra đƣợc khoảng 0.43 đồng thu nhập. So với trung bình ngành ở mức 31.23% thì hệ số này đang cao hơn, thể hiện Công ty kinh doanh có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành.

Bảng 3.18. Khả năng sinh lợi 2012 – 2014

Tỷ lệ tài chính 2012 2013 2014 Trung bình

ngành

Lãi gộp 1.869 1.976 2.146 25.339

Doanh thu thuần 4.286 4.561 4.953 81.147

Hệ số lãi gộp 43.61% 43.33% 43.33% 31.23%

ROS 8.34% 10.81% 10.85% 12%

ROA 6.30% 8.29% 7.54% 8.85%

ROE 9.11% 11.08% 9.71% 15.50%

(Nguồn: Báo cáo tài chính Kinh Đô năm 2012, 2013, 2014)

Hệ số lãi ròng (ROS): Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Năm 2012, Hệ số lãi ròng của Công ty là 8.34%, năm sau đó tăng lên 10.81%. Trong 2 năm trở lại đây, nhìn chung tỷ số này đang có dấu hiệu chững lại ở mức gần 11%. Mặc dù Công ty đang kinh doanh có lãi song con số này hiện đang thấp hơn so với các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm bánh kẹo ở mức 12%.

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA): Chỉ tiêu này đo lƣờng khả năng sinh lợi trên một đồng vốn đầu tƣ vào công ty. Tỷ suất ROA của Kinh Đô là 6.3% năm 2012, năm 2013 con số này tăng lên 8.29%. Đến năm sau đó, 2014 thì ROA của Công ty lại giảm xuống còn 7.54%. ROA của ngành hàng bánh kẹo thực phẩm hiện tại đang là 8.85%, cao hơn so với ROA của Kinh Đô. Cho thấy sự hiệu quả của Công ty trong việc quản lý, sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận là kém hơn so với các đối thủ của mình.

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE): Qua bảng phân tích ta thấy, ROE của Công ty có sự tăng trƣởng, từ 9.11% năm 2012 lên 11.08% năm 2013. Tuy nhiên, năm 2014 tỷ lệ này lại giảm xuống còn 9.71% và đang thấp hơn trung bình khá nhiều khi mà các đối thủ của Kinh Đô có tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là 15.50%. Điều này chứng tỏ Công ty sử dụng chƣa hiệu quả đồng vốn của cổ đông.

Sự khác nhau giữa tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần là do công ty có sử dụng vốn vay. Nếu công ty không có vốn vay thì hai tỷ số này sẽ bằng nhau. Năm 2014, Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của Công ty là 7.54% trong khi tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần là 9.71% điều này cho thấy công ty đã sử dụng vốn vay có hiệu quả mặc dù ít, chủ yếu do đƣợc ƣu đãi lãi suất thấp nên đã khuếch đại đƣợc tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần cao hơn tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, nghĩa là công ty đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần kinh đô (Trang 104 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)