Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần kinh đô (Trang 137 - 141)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3 Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nƣớc

nhà nƣớc, do vậy các chính sách từ phía cơ quan nhà nƣớc có tác động rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Để Công ty có thể thực hiện tốt các giải pháp cải thiện tình hình tài chính, đạt đƣợc các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn đã đề ra, cần có sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nƣớc.

Trƣớc hết, sự hỗ trợ của Nhà nƣớc thể hiện ở việc ổn định và nhất quán các chính sách quản lý thị trƣờng. Với ngành nghề kinh doanh thƣơng mại và với một số lƣợng lớn các mặt hàng kinh doanh, tình hình chung của nền kinh tế quyết định đến nhu cầu thị trƣờng và do đó tác động trực tiếp đến doanh thu cũng nhƣ các chi phí liên quan đến bán hàng của Công ty. Việc Nhà nƣớc xây dựng và đƣa ra các chính sách, giải pháp góp phần bình ổn thị trƣờng, đảm bảo sự ổn định ở mức hợp lý các chỉ số kinh tế cơ bản GDP, CPI sẽ tạo điều kiện cho Công ty đƣa ra các quyết định, chiến lƣợc kinh doanh và làm ăn có lãi. Điều này đặc biệt ý nghĩa trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và thị trƣờng trong nƣớc nhiều biến động nhƣ hiện nay.

Thêm vào đó, ngoài các giải pháp ổn định nền kinh tế, Nhà nƣớc cũng có thể có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Đó có thể là các giải pháp về hỗ trợ về các chính sách thuế, về quy định lãi suất cho các khoản vay cho doanh nghiệp vay cho các nhân để kích thích tiêu dùng hoặc thậm chí là các chƣơng trình quốc gia về việc kêu gọi, khuyến khích tiêu dùng hàng hóa trong nƣớc nhƣ “Ngƣời Việt dùng hàng Việt”,… Ngoài ra, việc thực hiện các kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng của Nhà nƣớc cũng là một giải pháp kích cầu hiệu quả. Đối với một Công ty kinh doanh thực phẩm bánh kẹo và đang có sự chuyển biến lớn về ngành nghề kinh doanh chính của mình nhƣ Kinh Đô, sự hỗ trợ từ phía nhà nƣớc có thể bắt đầu từ sự hỗ trợ trong việc tìm kiếm, xây dựng và quản lý ở thủ tục hồ sơ pháp lý, ƣu đãi về thuế, địa điểm kinh doanh của chính quyền địa phƣơng, các chính sách về tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ sẽ có ý nghĩa thiết thực.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ để có điều kiện cạnh tranh và tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải thƣờng xuyên tiến hành phân tích tài chính, qua đó nắm bắt đƣợc điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ nguyên nhân của nó nhằm cải thiện hiệu quả đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Với ý nghĩa đó, có thể nói phân tích tài chính Doanh nghiệp là một trong những công cụ quan trọng giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện giữ đƣợc tình hình tài chính luôn ở trạng thái ổn định và lành mạnh, hạn chế thấp nhất những rủi ro tài chính cho doanh nghiệp để công việc sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển.

Đề tài Luận văn “Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Kinh Đô” đƣợc chọn nghiên cứu để giải quyết một trong những vấn đề thời sự cấp bách hiện nay ở hệ thống doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của Công ty Cổ phần Kinh Đô nói riêng. Trên cơ sở áp dụng lý luận vào thực tiễn, tác giả đã bám sát vào mục tiêu đề ra ban đầu, sử dụng các phƣơng pháp và hƣớng tới đối tƣợng nghiên cứu nhất quán, luận văn đã đƣa ra đƣợc những cơ sở lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính, áp dụng phân tích thực tế tình hình tài chính của Kinh Đô. Từ đó, tác giả chỉ ra các ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân của tình hình tài chính doanh nghiệp.

Với định hƣớng và mục tiêu phát triển tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Kinh Đô giai đoạn 2015 - 2020, kết hợp với việc khắc phục nguyên nhân hạn chế chủ quan và khách quan giai đoạn 2012 - 2014, Luận văn đã đề ra 4 nhóm giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Trong quá trình thực hiện đề tài, do thời gian và trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy cô giáo, đồng nghiệp và các bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện và có tính thực tiễn cao hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt:

1. Nguyễn Tấn Bình, 2008. Phân tích hoạt động doanh nghiệp – Phân tích kinh doanh – Phân tích báo cáo tài chính – Phân tích hiệu quả các dự án. Hà Nội: NXB Thống kê.

2. Nguyễn Văn Công, 2008. Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích Báo cáo tài chính. Hà Nội: NXB Tài chính.

3. Công ty Cổ phần Kinh Đô, 2012 – 2014. Báo cáo thường niên các năm.

4. Đặng Kim Cƣơng và Nguyễn Công Bình, 2009. Phân tích các báo cáo tài chính – Lý thuyết bài tập và bài giải. Hà Nội: NXB Giao thông Vận tải. 5. Vũ Thị Bích Hà, 2012. Phân tích tài chính Công ty cổ phần Kinh Đô. Luận

văn Thạc sỹ. Trƣờng Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

6. Châu Tấn Huê, 2013. Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần đường Ninh Hòa. Luận văn Thạc sỹ, Trƣờng Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

7. Nguyễn Minh Kiều, 2010. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Hà Nội: NXB Thống kê.

8. Võ Văn Nhị, 2007. Báo cáo tài chính và báo cáo quản trị - Áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam. Hà Nội: NXB Giao thông Vận tải

9. Nguyễn Năng Phúc, 2013. Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính. Hà Nội: NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

10. Bùi Hữu Phƣớc, 2008. Toán tài chính – Hệ thống lý thuyết, bài tập, bài giải. Hà Nội: NXB Thống kê.

11. Lý Hùng Sơn, 2012. Phân tích tài chính Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt. Luận văn Thạc sỹ, trƣờng Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

12. Trƣơng Thanh Sơn, 2012. Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần rượu bia Đà Lạt. Luận văn Thạc sỹ, trƣờng Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

13. Lê Thị Hải Yến, 2012. Phân tích và hoàn thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Thương mại quốc tế và dịch vụ Siêu thị Big C Thăng Long. Luận văn Thạc sỹ. Trƣờng Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

II. Tiếng Anh:

14. Brealey, et al., 2006: Principles of Corporate Finance, 11th ed, McGraw - Hill Irwin Publisher.

15. Brigham and Houston, 2004: Fundamentals of Financial Management, 10th ed, Harcourt College Publisher.

16. Ross, et al., 2005: Corporate Finance, 7th ed, McGraw - Hill Irwin Publisher.

III. Các trang web:

17. Phan Thị Thanh Lâm, 2012. Vận dụng mô hình Z-Score trong xếp hạng tín dụng khách hàng tại NHTMCP Ngoại Thương - Chi nhánh Quảng Nam.

<http://tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/3959/2/Tomtat.pdf>. [Ngày truy cập: 20 tháng 11 năm 2015].

18. Hay Sinh, 2013. Ước tính xác suất phá sản trong thẩm định giá trị doanh nghiệp. <http://www.vjol.info/index.php/kttc/article/viewFile/12266/11197>. [Ngày truy cập: 25 tháng 11 năm 2015].

19. Tăng trưởng tài chính theo nhóm ngành.

<http://www.cophieu68.vn/category_finance.php?o=oe&ud=d&year=2014& quarter=0&category=^thucpham#^thucpham>. [Ngày truy cập: 20 tháng 10 năm 2015].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần kinh đô (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)