Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Các phƣơng pháp cụ thể
2.2.1 . Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu
Đề tài chủ yếu sử dụng và phân tích các số liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do ngƣời khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của đề tài. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chƣa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Ƣu điểm của dữ liệu thứ cấp là dễ tìm kiếm và tìm kiếm nhanh. Dữ liệu thứ cấp phần lớn có trong các thƣ viện, các nguồn dữ liệu từ Chính phủ thông qua các báo cáo, các dự án... Vì những ƣu điểm đó, tác giả thu thập các dữ liệu thứ cấp để tiến hành nghiên cứu đề tài.
Những số liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các luận văn đã nghiên cứu trƣớc có cùng hoặc gần chủ đề, các nghiên cứu trên các phƣơng tiện truyền thông, các báo cáo của các cấp ban ngành liên quan nhƣ Ban quản lý khu
công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Bắc Ninh, Trung tâm xúc tiến đầu tƣ tỉnh Bắc Ninh…, niên giám thống kê qua các năm của tỉnh Bắc Ninh, sách, báo, tạp chí, các công trình đã đƣợc xuất bản, các số liệu về tình hình cơ bản của tỉnh Bắc Ninh về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Sử dụng các số liệu đƣợc thu thập có trích dẫn tài liệu tham khảo theo quy định.
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng cho chƣơng 1 nhằm xây dựng một khung khổ lý thuyết cho vấn đề xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh một cách có hệ thống làm cơ sở cho việc nghiên cứu ở chƣơng 3. Ở chƣơng 3, tác giả sử dụng phƣơng pháp này nhằm tập hợp các số liệu tại các phòng ban chức năng liên quan đến quá trình xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh, sau đó phân tích, tổng hợp để có đƣợc các đánh giá, kết luận.
2.2.2. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học là phƣơng pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học Kinh tế chính trị. Phƣơng pháp trừu tƣợng hoá khoa học đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong các quá trình và các hiện tƣợng đƣợc nghiên cứu, tách ra những cái ổn định, điển hình trong các hiện tƣợng và quá trình đó, trên cơ sở ấy nắm đƣợc bản chất của các hiện tƣợng, từ bản chất cấp một tiến đến bản chất ở trình độ sâu hơn, hình thành những phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn phát hiện nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đôi khi chƣa phản ảnh đúng bản chất của vấn đề nghiên cứu. Do đó, phải sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học để giữ lại những yếu tố bản chất trong phân tích thực trạng xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh, từ đó mới có thể đánh giá đúng hạn chế và những nguyên nhân của những hạn chế trong công tác xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh, thấy đƣợc xu hƣớng, quá trình vận động và phát triển của công tác xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh.
2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả
Đây là phƣơng pháp rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế. Việc thống kê đƣợc thực hiện dựa trên những số liệu, tài liệu có độ tin cậy cao. Từ đó, quá trình mô tả đƣợc tiến hành để làm rõ những yếu tố tác động đến đối tƣợng nghiên cứu.
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhiều trong chƣơng 3, sau khi thu thập số liệu, tiến hành thống kê, mô tả và tổng hợp các số liệu, dữ liệu, luận văn đƣa ra những đánh giá về thực trạng xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở thống kê mô tả thông qua các số liệu, tình hình xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh đƣợc làm rõ, từ đó định hình đƣợc xu hƣớng của quá trình xúc tiến đầu tƣ vào khu công ở đây. Đề tài sử dụng các loại đồ thị toán học, các bảng thống kê số liệu để mô tả hiện trạng xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh, cũng nhƣ đánh giá tác động của các nhân tố tới xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp, từ đó tổng hợp đƣa ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong công tác xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh trong những điều kiện, thời gian cụ thể.
2.2.4. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phân tích, trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, từ đó phát hiện ra những thuộc tính bản chất của từng yếu tố đó. Tổng hợp là quá trình ngƣợc lại với quá trình phân tích, từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.
Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 3 và chƣơng 4 của luận văn. Ở chƣơng 3, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh tập trung vào các yếu tố: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc biệt, phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh bao gồm: các hoạt động xúc tiến đầu tƣ của chính quyền, các chính sách ƣu đãi đối với doanh nghiệp
đầu tƣ, thủ tục hành chính và các chính sách vận động đầu tƣ . Ở chƣơng 4, phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để phân tích quan điểm của tác giả và dự báo xu hƣớng xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh, trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp thúc đẩy xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 3 khi tổng hợp, đánh giá những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết về vấn đề xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh.
2.2.5. Phương pháp so sánh
Thông qua nguồn số liệu thứ cấp đã thu thập, tác giả tiến hành so sánh với các tiêu chí cụ thể để xem xét thực trạng công tác xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh. Phƣơng pháp so sánh đƣợc thực hiện trên cơ sở so sánh giữa các năm, so sánh tỷ trọng đầu tƣ giữa các đối tác… Từ đó, xác định rõ thực trạng xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh.
2.2.6. Phương pháp kết hợp logic với lịch sử
Phƣơng pháp lịch sử là phƣơng pháp xem xét sự vật, hiện tƣợng theo đúng trật tự thời gian nhƣ nó đã từng diễn ra trong quá khứ (phát sinh, phát triển và kết thúc). Là phƣơng pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của sự vật, hiện tƣợng lịch sử theo một trình tự liên tục và nhiều góc cạnh, nhiều mặt trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tƣợng khác. Yêu cầu đối với phƣơng pháp lịch sử là đảm bảo tính liên tục về thời gian của các sự kiện, làm rõ điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển và biểu hiện của chúng, làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của chúng với các sự việc xung quanh.
Phƣơng pháp logic là phƣơng pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện lịch sử dƣới dạng tổng quan, nhằm vạch ra bản chất, khuynh hƣớng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử. Phƣơng pháp logic có thể thoát khỏi hình thức lịch sử trực quan và tính ngẫu nhiên phức tạp, tiến hành suy lý logic. Phƣơng pháp locgic phản ánh quá trình lịch sử nhƣng phản ánh dƣới hình thức trừu tƣợng và khách quan bằng lý luận,
có nghĩa là phƣơng pháp logic trình bày sự kiện một cách khái quát trong mối quan hệ đúng quy luật, loại bỏ những chi tiết không cơ bản. Chính vì vậy, phƣơng pháp logic thống nhất hữu cơ với phƣơng pháp lịch sử.
Đề tài vận dụng phƣơng pháp kết hợp logic với lịch sử để nghiên cứu quá trình xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh qua các năm trong giai đoạn từ 2010 – 2015, gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Trên cơ sở đó, đƣa ra những giải pháp nhằm tiếp tục xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. Quá trình xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh đƣợc nghiên cứu theo một trình tự liên tục, đƣợc xem xét trên nhiều mặt. Từ đó, làm rõ các điều kiện, các vấn đề, các chính sách, chủ trƣơng, nhân tố… tác động đến quá trình xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp. Đồng thời, đặt vấn đề xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp trong quan hệ tƣơng tác qua lại, thúc đẩy hoặc cản trở lẫn nhau với các yếu tố kinh tế khác trong quá trình phát triển.
Trên cơ sở đảm bảo tính liên tục của việc nghiên cứu xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh trong cả giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015, gạt bỏ đi những yếu tố ngẫu nhiên của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chú ý đến sự vận động logic của phát triển kinh tế - xã hội gắn với triển khai chính sách về xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp. Trên cơ sở đó, luận văn đƣa ra những nhận định, những quy luật vận động của xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp, từ đó rút ra xu hƣớng xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh. Ngoài các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc cũng nhƣ địa phƣơng xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân cƣ – lao động… của địa phƣơng nên trong quá trình đánh giá công tác xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh những yếu tố này cũng cần đƣợc xem xét.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƢ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH