Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung về tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Bắc Ninh
3.1.2. Đặc điểm tự nhiên
Về khí hậu, Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh lân cận của Đồng bằng sông Hồng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng rau, hoa quả, chăn nuôi, tạo ra giá trị lớn trên một đơn vị diện tích canh tác.
Địa hình - địa chất, địa hình của tỉnh tƣơng đối bằng phẳng, có hƣớng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, đƣợc thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống, sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thƣờng có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du. Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lƣơng Tài, Quế Võ, Yên Phong. Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trƣng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hƣởng rõ rệt của cấu trúc máng. Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng công trình. Bên cạnh đó Tỉnh có một số vùng trũng nếu biết khai thác có thể tạo ra cảnh quan sinh thái đầm nƣớc vào mùa mƣa để phục vụ cho các hoạt động văn hoá, du lịch. Tuy nhiên, diện tích tự nhiên nhỏ, đất nông nghiệp còn một số vùng thấp, trũng dễ bị ngập úng ảnh hƣởng đến việc phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
Về đặc điểm thuỷ văn, Bắc Ninh có trữ lƣợng nƣớc mặt và nƣớc ngầm khá lớn. Trữ lƣợng nƣớc mặt tập trung chủ yếu ở ba con sông lớn là Sông Đuống, Sông
Cầu và Sông Thái Bình, cùng hệ thống sông ngòi nội địa nhƣ sông Ngũ huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình. Trữ lƣợng nƣớc ngầm theo kết quả thăm dò địa chất đạt trung bình 400.000 m3/ngày, tầng chứa nƣớc cách mặt đất trung bình 3 - 5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lƣợng nƣớc tốt. Toàn bộ nguồn nƣớc này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn Tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị [31].
Về tài nguyên rừng, diện tích rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng khoảng 619,8 ha, phân bố tập trung ở Tiên Du, thành phố Bắc Ninh và Quế Võ.
Về tài nguyên khoáng sản, Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, ít về chủng loại, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng nhƣ: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lƣợng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thành phố Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lƣợng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh, đá sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lƣợng khoảng 300.000 m3. Ngoài ra còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lƣợng 60.000 - 200.000 tấn.
Về tài nguyên đất, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh 822,71 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 53,12%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 6,16%, đất lâm nghiệp chiếm 0,75%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 39,2%, đất chƣa sử dụng còn 0,77%. Bắc Ninh có diện tích đất tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nƣớc, là địa phƣơng có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 63 tỉnh, thành phố hiện nay [31].