Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Bối cảnh mới và ảnh hƣởng của nó đến hoạt động xúc tiến đầutƣ của tỉnh
4.1. Bối cảnh mới và ảnh hƣởng của nó đến hoạt động xúc tiến đầu tƣ của tỉnh Bắc Ninh. Bắc Ninh.
Việt Nam bƣớc vào thời kỳ chiến lƣợc mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lƣờng. Trong thập niên tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhƣng xung đột sắc tộc và tôn giáo, tranh giành tài nguyên và lãnh thổ, nạn khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia có thể gia tăng cùng với những vấn đề toàn cầu khác nhƣ đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên... buộc các quốc gia phải có chính sách đối phó và phối hợp hành động.
Những biến động về chính trị ở Bắc Phi, Trung Đông, khủng hoảng nợ công ở Châu Âu và thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản… đã ảnh hƣởng không nhỏ đến các nƣớc trên thế giới khiến cho tình hình phát triển kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay đã có những diễn biến hết sức phức tạp, cụ thể: Vấn đề lạm phát đang trở thành mối lo hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới (nhiều nƣớc ở châu Á có mức lạm phát cao nhất trong nhiều năm qua nhƣ Trung Quốc 5%, Ấn Độ 8,2%, Hàn Quốc 4,7%…); Giá cả của các mặt hàng chiến lƣợc tăng mạnh đe dọa đến an ninh năng lƣợng và an ninh lƣơng thực của các quốc gia; Khủng hoảng nợ công vẫn tiếp tục phủ bóng đen lên khu vực châu Âu; Thị trƣờng tài chính quốc tế vẫn biến động phức tạp...
Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nƣớc ngày càng trở
thành phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con ngƣời và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.
Ở khu vực, các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bƣớc vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chƣơng ASEAN và xây dựng Cộng đồng dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội; hợp tác với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu; Khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng tiếp tục phát triển năng động và đang hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn.
Bối cảnh quốc tế nêu trên tạo cho nƣớc ta vị thế mới với những thuận lợi và cơ hội to lớn cùng những khó khăn và thách thức gay gắt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ trong thời kỳ chiến lƣợc tới.
Trong bối cảnh ấy, năm 2015, Việt Nam vẫn duy trì kinh tế vĩ mô ổn định, trong đó thể hiện rõ nét nhất là tốc độ tăng trƣởng GDP đạt 6,5%, cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra. Thời gian tới nền kinh tế Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi khi các hiệp định mới nhƣ TPP, AEC...đƣợc hình thành, đang ký kết nói chung sẽ mở ra cơ hội lớn trong việc huy động vốn, mở ra khả năng xuất khẩu, giải quyết thị trƣờng lao động... Từ đó sẽ tạo ra những điều kiện rất tốt để chúng ta hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, sức cạnh tranh của chúng ta đƣợc cải thiện tốt hơn, góp phần tăng thêm thu nhập cho ngƣời lao động. Đây cũng là dịp để chúng ta nâng vị trí của mình thêm một bƣớc trên trƣờng quốc tế.
Một thuận lợi khác là qua nhiều năm bị khủng hoảng tài chính tiền tệ, kinh tế, doanh nghiệp đi xuống, rời thị trƣờng nhiều, nhƣng trong năm 2015 nền kinh tế đã phục hồi. Kết quả chỉ tiêu của năm 2015 tƣơng đối toàn diện, doanh nghiệp đã bắt đầu hồi sức, trở lại thị trƣờng nhanh hơn, tốt hơn. Bên cạnh đó chúng ta đã một bƣớc hoàn thành hệ thống thể chế, giải quyết đƣợc những vấn đề tồn tại, giải phóng sức lao động, tạo sự vƣơn lên của doanh nghiệp. Quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp, ngân hàng, đã có những kết quả ban đầu, cách điều hành tập trung hơn,
những khó khăn của doanh nghiệp đã dần đƣợc tháo gỡ. Ngoài ra, năm 2016 chúng ta còn tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, sẽ chọn lựa đƣợc đội ngũ lãnh đạo mới, góp phần tạo ra động lực phấn đấu hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nền kinh tế Việt Nam cũng đang đứng trƣớc những thách thức rất lớn. Tình hình biến đổi khí hậu đã và đang hoành hành, biểu hiện rất rõ, ảnh hƣởng rất lớn đến nền nông nghiệp. Rồi khó khăn từ vòng xoáy của giá nông sản, thực phẩm đang giảm trên phạm vi toàn thế giới. Mặt khác chúng ta cũng bị ảnh hƣởng do tác động của nền kinh tế thế giới phục hồi không đều.
Nhìn chung, bối cảnh quốc tế và trong nƣớc đang tạo ra nhiều thuận lợi nhƣng cũng không ít những khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng. Trong đó, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng không nằm ngoài quỹ đạo ảnh hƣởng của các điều kiện trên.
Riêng đối với Bắc Ninh, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 19 diễn ra vào ngày từ 22 – 25/9/2015 đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bắc Ninh cho giai đoạn tới là: “ Tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa; thực hiện phát triển bền vững; tạo bƣớc đột phá thúc đẩy phát triển dịch vụ, ƣu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, chú trọng phát triển nông nghiệp chất lƣợng cao”. Nhƣ vậy, phát triển các khu công nghiệp cũng là một trong những nhiệm vụ để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Bắc Ninh. Chắc chắn công tác xúc tiến đầu tƣ vào các khu công nghiệp của tỉnh càng cần phải tăng cƣờng trong thời gian tới.