Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phân tích công tác xúc tiến đầutƣ vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
3.2.1. Khái quát chung về các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
3.1.1.1. Khái quát sự phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh
Trong những năm gần đây, do Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với thế giới thông qua các hiệp định thƣơng mại hoặc trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế nên các khu công nghiệp cũng ngày càng đƣợc mở rộng và thu hút đƣợc nhiều hơn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Với thế mạnh là một quốc gia có nguồn lực lao động dồi dào, giá rẻ, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, tình hình chính trị ổn định, môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng… nhiều nhà đầu tƣ ở các quốc gia khác nhau đã chọn Việt Nam làm nơi đầu tƣ. Đặc biệt, từ khi có luật đầu tƣ 2005, các hoạt động đầu tƣ ngày càng đƣợc mở rộng, các địa phƣơng có cơ chế, chính sách để thu hút đầu tƣ. Trong các địa phƣơng đƣợc chọn làm điểm đến
Bắc Ninh là một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, có nguồn lao động dồi dào, chất lƣợng lao động khá tốt, tỉnh lại có những chính sách ƣu đãi đầu tƣ nhƣ: Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, chính sách thuế nhập khẩu hàng hóa, chính sách thuế giá trị gia tăng, chính sách tiền thuê đất nguyên thổ, chính sách hỗ trợ thủ tục trƣớc và sau cấp phép đầu tƣ…nên đã thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Bên cạnh đó, Băc Ninh cũng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian phê duyệt dự án giúp cho các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí trong quá trình đầu tƣ, sản xuất kinh doanh… đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các nhà đầu tƣ. Ngay từ khi tái lập tỉnh (01/01/1997), chủ trƣơng quy hoạch xây dựng khu công nghiệp đƣợc Bắc Ninh xác định là giải pháp quan trọng hàng đầu để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 1998 tỉnh đã quyết định thí điểm xây dựng 04 cụm công nghiệp làng nghề:
- Cụm sản xuất thép Châu Khê - Đa Hội: 13,5ha; - Cụm sản xuất giấy Phong Khê: 12,7ha; - Cụm sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Quang: 12,7ha; - Cụm sản xuất đa nghề Đình Bảng: 14,7ha.
Đó là tiền đề cho sự ra đời các khu công nghiệp tập trung sau này. Khu công nghiệp Tiên Sơn là khu công nghiệp đầu tiên đƣợc thành lập theo Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 19/12/1998 của Thủ tƣớng Chính phủ [13] với diện tích phê duyệt giai đoạn I: 134 ha và khởi công vào tháng 12/2000. Đến nay, Bắc Ninh đã có 15 khu công nghiệp tập trung đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt với tổng diện tích 6.847ha; 13 khu công nghiệp đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ (trong tổng số 16 dự án đầu tƣ hạ tầng khu công nghiệp). Diện tích quy hoạch dự kiến các khu công nghiệp của tỉnh đến năm 2020 là 5.819ha (trong đó: diện tích tăng so với quy hoạch đƣợc duyệt là 723ha, diện tích giảm so với quy hoạch đƣợc duyệt là 707ha); 02 khu công nghiệp dự kiến thành lập mới đến năm 2020 là khu công nghiệp Thuận Thành I (diện tích 250ha) và khu công nghiệp Gia Bình II (diện tích 250ha); 9/15 khu công
nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất quy hoạch cho thuê là 2.017,61 ha, trong đó diện tích đã thu hồi 1.675,07 ha, diện tích đã cho thuê 1.383,27 ha.
Đánh giá đƣợc tầm quan trọng của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế, Bắc Ninh luôn coi trọng công tác quy hoạch các khu công nghiệp. Công tác này luôn đi trƣớc một bƣớc, đảm bảo quy hoạch mang tính tổng thể. Các quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, đô thị, ngành, lĩnh vực, sản phẩm đƣợc tỉnh chú trọng quan tâm xây dựng khá đồng bộ mở đƣờng, dẫn dắt và tạo động lực cho các nhà đầu tƣ lựa chọn. Trong đó, một số quy hoạch đƣợc tập trung triển khai nhƣ: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hƣớng đến 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển khu vực dịch vụ tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ; Quy hoạch các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; … Nổi bật là 6 đề án phát triển dịch vụ trong khu công nghiệp đã và đang đƣợc triển khai gồm: dịch vụ nhà ở cho công nhân; dịch vụ bảo vệ góp phần đảm bảo an ninh trật tự các khu công nghiệp; dịch vụ thu gom chất thải rắn; dịch vụ vận tải, đƣa đón công nhân; dịch vụ cung ứng lƣơng thực, thực phẩm, nguyên liệu nông sản cho các khu công nghiệp; dịch vụ y tế.
Bắc Ninh chủ trƣơng xây dựng mô hình khu công nghiệp gắn liền với khu dân cƣ và dịch vụ để phát triển thành đô thị công nghiệp, đảm bảo sự phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật - xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp, đảm bảo các khu công nghiệp phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Về mặt phân bố, các khu công nghiệp đƣợc quy hoạch nhằm thực hiện phân vùng kinh tế giữa phía Bắc sông Đuống (phát triển công nghiệp và dịch vụ) và phía Nam sông Đuống (phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng hoá cao sản). Theo đó, để khắc phục sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, tỉnh đã quy hoạch một số khu công nghiệp phía Nam (04 khu công nghiệp) phục vụ chủ yếu làm đòn bẩy kích thích và hỗ trợ nông nghiệp nông thôn phát triển. Việc quy hoạch và triển khai đầu tƣ xây dựng các khu công nghiệp đƣợc Bắc Ninh thực hiện theo đúng trình tự, tạo
mặt bằng có hạ tầng tốt, đón bắt đƣợc cơ hội, đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà đầu tƣ, tạo nguồn vốn lớn đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn .
Các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài có công nghệ kỹ thuật cao, quy mô đầu tƣ lớn vào các lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông… đã tạo ra hình ảnh mới đối với các khu công nghiệp Bắc Ninh, tạo sự cân bằng giữa đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài, đảm bảo sự phát triển ổn định của các khu công nghiệp. Theo tốc độ tăng bình quân này, dự kiến đến năm 2020 giá trị sản xuất của các khu công nghiệp sẽ chiếm 65,70% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (1.104.078 tỷ đồng), giá trị xuất khẩu đạt 35 tỷ USD (chiếm 85,90% toàn tỉnh), các khu công nghiệp từng bƣớc khẳng định vị trí, vai trò chủ yếu quyết định sự phát triển và tăng trƣởng kinh tế công nghiệp của tỉnh.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển các khu công nghiệp Bắc Ninh vẫn còn một số dự án đầu tƣ vào các khu công nghiệp không đủ năng lực, triển khai chậm tiến độ theo cam kết, hoạt động kém hiệu quả và vi phạm các chính sách pháp luật của Nhà nƣớc. Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh đã tăng cƣờng rà soát, kiểm tra và loại bỏ các dự án trên. Đến thời điểm 31/12/2015 ban quản lý các khu công nghiệp đã thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động và thu hồi 131 Giấy chứng nhận đầu tƣ với tổng vốn đăng ký 450,6 triệu USD. Các dự án thu hồi giấy chứng nhận đầu tƣ chủ yếu tập trung thời kỳ đầu xây dựng các khu công nghiệp, quan tâm nhiều đến số lƣợng dự án đầu tƣ, chƣa có điều kiện lựa chọn dự án đầu tƣ tốt, chủ yếu dự án đầu tƣ trong nƣớc nên chất lƣợng dự án thấp. Việc thu hồi do các nguyên nhân chủ yếu sau: Dự án quy mô nhỏ, năng lực thấp, không có khả năng đầu tƣ dẫn đến triển khai dự án chậm tiến độ so với cam kết; Dự án xác định mục tiêu đầu tƣ dàn trải, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp dẫn đến hoạt động cầm chừng, phải chuyển sang cho thuê nhà xƣởng hoặc chuyển nhƣợng tài sản trên đất cho nhà đầu tƣ khác; Dự án hoạt động kinh doanh không lành mạnh, chiếm đất với diện tích lớn nhằm mục đích đầu cơ trục lợi, gây lãng phí nguồn lực về đất đai, nhà xƣởng, lao động và ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng đầu tƣ trong khu công nghiệp.
Sau 17 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp Bắc Ninh đã đạt đƣợc những kết quả thiết thực, tạo diện mạo mới cho ngành công nghiệp, đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3.2.1.2. Bộ máy xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh có 3 cơ quan đầu mối chính để thực hiện công tác xúc tiến đầu tƣ là: Sở Kế hoạch – Đầu tƣ (cụ thể là trung tâm thông tin tƣ vấn và xúc tiến đầu tƣ), Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, và doanh nghiệp đầu tƣ hạ tầng khu công nghiệp. Trong đó, ban quản lý các khu công nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp chuyên phụ trách hoạt động xúc tiến đầu tƣ vào các khu công nghiệp của tỉnh, còn Sở Kế hoạch – Đầu tƣ chịu trách nhiệm xúc tiến đầu tƣ vào khu vực trên địa bàn tỉnh ngoài khu công nghiệp. Tuy nhiên, sở Kế hoạch – Đầu tƣ cũng phối kết hợp với ban quản lý các khu công nghiệp và các doanh nghiệp đầu tƣ hạ tầng khu công nghiệp xúc tiến đầu tƣ vào các khu công nghiệp và điều phối tổng thể hoạt động xúc tiến trên địa bàn tỉnh.
Ban quản lý khu công nghiệp phối hợp với sở Kế hoạch – Đầu tƣ trong công tác xúc tiến đầu tƣ nhƣ sau: Ban quản lý khu công nghiệp phối hợp với sở Kế hoạch – Đầu tƣ đề xuất xây dựng quỹ xúc tiến đầu tƣ, tham mƣu ủy ban nhân dân tỉnh về công tác tổ chức thực hiện xúc tiến đầu tƣ, công tác quy hoạch lĩnh vực, dự án gọi vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp; đề xuất với ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp nhằm tạo môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng để thu hút đầu tƣ vào các khu công nghiệp.
Ban quản lý khu công nghiệp chủ động xây dựng chƣơng trình, kế hoạch xúc tiến đầu tƣ hàng năm vào các khu công nghiệp, chuẩn bị các tài liệu, ấn phẩm, website phục vụ công tác xúc tiến.
Ban quản lý khu công nghiệp chủ động, phối hợp với công ty Đầu tƣ hạ tầng các khu công nghiệp quảng bá, giới thiệu cho nhà đầu tƣ về hình ảnh Bắc Ninh, các
tiếp làm việc với nhà đầu tƣ để giới thiệu địa điểm, hƣớng dẫn quy trình, thủ tục hồ sơ dự án đăng ký cấp giấy phép đầu tƣ vào các khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng của tỉnh cũng chủ động xây dựng các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nƣớc, tổ chức các đoàn công tác xúc tiến đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên doanh, liên kết, mở rộng thị trƣờng cho các sản phẩm của địa phƣơng. Tỉnh đã có một số hoạt động cụ thể nhƣ: Ngày 27/01/2014, ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 106/QĐ-UBND về việc phê duyệt Chƣơng trình xúc tiến Thƣơng mại và Chƣơng trình hỗ trợ xây dựng và phát triển thƣơng hiệu cho các doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh năm 2014; Cũng trong năm 2014, Lãnh đạo tỉnh đã tiếp và làm việc với Phòng Xúc tiến Thƣơng mại và Đầu tƣ Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc nhằm trao đổi tình hình hoạt động xúc tiến đầu tƣ của các nƣớc.
3.2.1.3. Chu trình xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Chu trình xúc tiến đầu tƣ là yếu tố quan trọng trong việc thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp. Nó có tác dụng định hình cho toàn bộ quá trình xúc tiến đầu tƣ. Đối với Bắc Ninh, chu trình xúc tiến đầu tƣ đƣợc ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh đề ra nhằm đảm bảo hoạt động xúc tiến đầu tƣ vào các khu công nghiệp đạt hiệu quả cao nhất. Những kỹ thuật xúc tiến đầu tƣ khác nhau sẽ giúp các chuyên viên xúc tiến đầu tƣ nâng cao khả năng thực hiện những chức năng cơ bản trong chu trình xúc tiến đầu tƣ. Chu trình này đòi hỏi sự năng động của chuyên viên xúc tiến đầu tƣ từ khâu khảo sát ban đầu, đến khâu tập hợp thông tin dựa trên mục tiêu của nhà đầu tƣ cho đến giai đoạn dự án đi vào hoạt động chính thức.
Thu hút và khuyến khích nhà đầu tƣ
Quyết định đầu tƣ
- Chuẩn bị thông tin
- Xác định thị trƣờng phù hợp - Nhắm đến công ty mục tiêu - Khảo sát thực tế.
- Theo dõi
Phát triển dự án đầu tƣ - Cung cấp thông tin. - Hỗ trợ tiếp xúc gặp gỡ. - Dịch vụ một cửa, một dấu.
- Đánh giá nhân sự, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cần thiết
- Theo dõi.
Bắt đầu dự án - Tiếp tục quan tâm nhân viên phụ trách của khách hàng.
- Theo dõi về nhân sự, cơ sở hạ tầng, dịch vụ cần thiết.
- Vai trò ngƣời kiểm tra và chức năng xử lý sự cố.