Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá về công tác xúc tiến đầutƣ vào các khu công nghiệp trong thời gian
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Hạn chế
- Về tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp: Tỷ lệ lấp đầy trên tổng số 13 khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh vẫn còn thấp, tính trên diện tích đất quy hoạch mới chỉ đạt 39,79%, tính trên diện tích đất thu hồi là 67,28% (bảng 3.3). Tỷ lệ lấp đầy ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh không đồng đều. Một số khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy còn thấp nhƣ Thuận Thành II, Hanaka, Quế Võ II. Một số khu công nghiệp đang trong quá trình xây dựng hoặc vừa mới xây dựng nên chƣa cho thuê đƣợc ha đất công nghiệp nào nhƣ Nam Sơn – Hạp Lĩnh, Yên Phong II, Quế Võ III, Gia Bình… Qua phân tích tỷ lệ lấp đầy ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh cho thấy, các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh có vị trí địa lý thuận lợi đƣợc nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc quan tâm và có tỷ lệ lấp đầy khá cao, cao hơn hẳn tỷ lệ trung bình của cả nƣớc. Còn các khu công nghiệp có vị trí không thuận lợi bằng có tỷ lệ lấp đầy thấp hơn hẳn, đây là bài toán khó đặt ra cho công tác xúc tiến đầu tƣ vào các khu công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp có vị trí không đƣợc thuận lợi. Trong tƣơng lai không xa, việc đƣa vào sử dụng nhiều khu công nghiệp hiện đại kết hợp với các khu đô thị liền kề sẽ góp phần làm thu hút nhiều hơn nữa các dự án lớn vào đầu tƣ.
- Về tỷ lệ dự án thực hiện so với đăng ký và tỷ lệ thực hiện vốn đầu tƣ: Theo bảng 3.4, có thể thấy rằng, tỷ lệ dự án thực hiện so với đăng ký và tỷ lệ vốn thực
hiện so với đăng ký vẫn có sự chênh lệch khá lớn (636/918 dự án và 9.062,6 triệu USD/ 12.275,31 triệu USD). Điều đó cho thấy công tác xúc tiến đầu tƣ vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh còn phải nỗ lực hơn nữa.
- Về vốn đầu tƣ bình quân của một dự án: Vốn đầu tƣ bình quân của một dự án vào các khu công nghiệp Bắc Ninh đạt 27 triệu USD/ dự án, một con số không phải là quá cao. Điều đó cho thấy hoạt động xúc tiến đầu tƣ vào các khu công nghiệp vẫn còn chƣa thật sự hiệu quả, còn cần các bƣớc đi, các phƣơng pháp mới hơn nữa để thực sự đẩy mạnh hoạt động này nhằm tăng suất đầu tƣ, từ đó mới có thể tăng hiệu quả kinh tế - xã hội của các khu công nghiệp.
- Về cơ cấu vốn đầu tƣ thu hút: Cơ cấu vốn thu hút giữa trong và ngoài nƣớc có sự chênh lệch lớn, vốn ngoài nƣớc vẫn chiếm tỷ trọng lớn (88,5% tổng số vốn đăng ký), trong khi đó vốn trong nƣớc mới chỉ chiếm 21,5%. Nhƣ vậy, hoạt động xúc tiến đầu tƣ còn để ngỏ thị trƣờng đầu tƣ trong nƣớc, làm giảm hiệu quả huy động các nguồn lực trong xã hội vào phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy trong thời gian qua, tỉnh tập trung phần lớn các nguồn lực cho các chuyến xúc tiến thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản mà bỏ ngỏ các đối tác trong nƣớc. Mặc dù có tổ chức một vài cuộc xúc tiến ở địa phƣơng nhƣ Nam Định, Hà Nội nhƣng việc kêu gọi, thu hút đầu tƣ trong nƣớc dƣờng nhƣ vẫn bị coi nhẹ.
Cơ cấu ngành nghề tại các khu công nghiệp chủ yếu tập trung vào các ngành điện tử viễn thông, cơ khí, chế tạo công nghiệp phụ trợ… cơ cấu ngành nghề nói chung còn chƣa đa dạng, công nghiệp chế biến còn hạn chế.
Cơ cấu khách hàng cũng mới chỉ tập trung vào các nƣớc châu Á nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… các nƣớc châu Âu còn chiếm tỷ trọng đầu tƣ thấp, đây là thị trƣờng tiềm năng mà hoạt động xúc tiến đầu tƣ vào các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh cần phải khai thác. Mặc dù trong các cuộc hội thảo xúc tiến đầu tƣ của tỉnh Bắc Ninh, có nhiều nhà đầu tƣ tiềm năng đến từ các khu vực nhƣ Mỹ, Châu Âu, Châu Á, ÚC… tham gia, nhƣng tỉnh mới chỉ thu hút đƣợc các dự án đến từ các nƣớc Đông Á.
- Về hiệu quả của các hoạt động xúc tiến đầu tƣ: Chi phí cho các hoạt động xúc tiến đầu tƣ vào khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh còn thấp, chính vì vậy, hoạt động xúc tiến còn chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong đợi. Cụ thể là:
+ Công cụ xúc tiến đầu tƣ còn chƣa đƣợc sử dụng một cách chuyên nghiệp, để gây hấp dẫn cao đối với nhà đầu tƣ. Ngôn ngữ trong các công cụ tuyên truyền chủ yếu là tiếng Anh và tiếng Việt, trong khi các nhà đầu tƣ đến với Bắc Ninh chủ yếu đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Thông tin chƣa đƣợc cập nhật thƣờng xuyên và đến với nhà đầu tƣ còn chậm. Vì vậy, số lƣợng các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào các cuộc xúc tiến đầu tƣ còn ít, thƣờng chỉ khoảng 30 – 40 nhà đầu tƣ.
+ Thông tin cung cấp cho các nhà đầu tƣ còn sơ sài, chƣa thể hiện đƣợc cái tỉnh cần và chƣa làm rõ đƣợc cái mà nhà đầu tƣ mong muốn. Các thông tin mới chỉ dừng lại ở mức giới thiệu khái quát về môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh và các dự án kêu gọi đầu tƣ mới chỉ đƣa ra những thông tin rất tổng thể về ngành nghề, tổng vốn đầu tƣ.
+ Quá trình hỗ trợ các nhà đầu tƣ sau khi đƣợc cấp phép đầu tƣ còn nhiều hạn chế vì chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở ban ngành trong việc giải quyết những vƣớng mắc, khó khăn cho nhà đầu tƣ.
+ Hiệu quả của các cuộc hội thảo về đầu tƣ nƣớc ngoài chƣa thật cao, chủ yếu là trao đổi, tọa đàm, giải quyết vƣớng mắc cho các nhà đầu tƣ đã tham gia đầu tƣ, kêu gọi đƣợc rất ít các nhà đầu tƣ mới, đầu tƣ tiềm năng.
- Về hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp: Mặc dù giá trị sản xuất công nghiệp, tỷ lệ đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của các khu công nghiệp khá cao song đóng góp vào ngân sách vẫn còn hạn chế. Điều đó chƣa cho thấy hiệu quả kinh tế - xã hội các hoạt động xúc tiến đầu tƣ mang lại.
Riêng đối với vấn đề giải quyết việc làm, mặc dù các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã đóng góp không nhỏ trong vấn đề giải quyết việc làm tại địa phƣơng, song trong quá trình đó vẫn còn tồn tại không ít những khó khăn. Tỷ lệ
lao động chƣa qua đào tạo tại các khu công nghiệp còn khá cao (43,7%), số nhân lực đã qua đào tạo cũng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp và đạt chuẩn "nhân lực có chất lƣợng".
Một thực tế đáng lo ngại là các doanh nghiệp không những thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật mà còn thiếu cả lao động phổ thông. Trƣớc đây, doanh nghiệp có nhiều quyền kén chọn lao động, đã đặt ra tiêu chí cho lao động phổ thông khi tuyển dụng là khá cao: về trình độ yêu cầu tốt nghiệp cấp 3, về tuổi đời khoảng từ 18 - 25..., có lao động nộp hồ sơ dự tuyển đến vài lần cũng không trúng tuyển. Hiện nay, mặc dù đã hạ thấp tiêu chí tuyển dụng nhƣ: tốt nghiệp cấp 2 (thậm chí có một số công ty không yêu cầu về trình độ văn hóa); nâng độ tuổi lên từ 18 - 40... nhƣng vẫn không tuyển dụng đƣợc đủ số lao động cho sản xuất.
Để đạt đƣợc những mục tiêu đề ra trong đề án quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Bắc Ninh đến năm 2020, vấn đề đặt ra cho các khu công nghiệp Bắc Ninh trong thời gian tới sẽ rất nặng nề, đó là đảm bảo số lƣợng, đồng thời đặc biệt chú trọng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đáp ứng yếu cầu phát triển các khu công nghiệp, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Các hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Công tác quy hoạch đất đai và quy hoạch ngành nghề để kêu gọi đầu tƣ vẫn còn nhiều bất cập. Các ngành chủ quản chƣa chủ động xây dựng quy hoạch các ngành nghề và các dự án phục vụ cho công tác vận động xúc tiến. Trên thực tế, các ngành này lại cho rằng đó là công việc của sở kế hoạch và đầu tƣ và ban quản lý khu công nghiệp Bắc Ninh. Việc quy hoạch chi tiết không gian về đất phục vụ cho công tác thu hút vốn FDI còn chậm trễ. Do thiếu quy hoạch chi tiết, nên việc tìm địa điểm cho các dự án mất nhiều thời gian của nhà đầu tƣ và nhiều khi lỡ cơ hội đầu tƣ.
- Chiến lƣợc xúc tiến đầu tƣ đã đƣợc xây dựng nhƣng còn dừng lại ở các ý tƣởng chung chung, chƣa rõ ràng, thiếu cụ thể. Danh mục các dự án kêu gọi đầu tƣ đã đƣợc xây dựng nhƣng thiếu nhiều thông tin quan trọng mà các nhà đầu tƣ quan tâm (nhƣ đầu tƣ vào dự án nào đó nhà đầu tƣ sẽ đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi gì, trợ giúp gì?). Trong phƣơng pháp xúc tiến đầu tƣ, còn chƣa quan tâm đúng mức đến chất lƣợng công cụ xúc tiến đầu tƣ nhƣ: các tài liệu xúc tiến (tờ rơi, sách báo giới thiệu hay các CD ROM, Website) thiếu sự chuẩn bị kỹ càng trong các cuộc hội thảo, triển lãm. Việc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tƣ đặc biệt là qua website tuy có tiến bộ song vẫn còn nghèo nàn, không đầy đủ. Những chính sách mới của nhà nƣớc và của tỉnh chƣa đƣợc cập nhật kịp thời. Trong số các nhà đầu tƣ đƣợc phỏng vấn, có tới 60% cho rằng có khó khăn trong việc thu thập thông tin về cơ hội đầu tƣ; 28% các nhà đầu tƣ tìm đƣợc thông tin trên internet; 85% đánh giá chất lƣợng thông tin là vừa phải hoặc kém. Bên cạnh đó là cơ sở dữ liệu chƣa đƣợc liệt kê, phân loại cụ thể mà các nhà đầu tƣ phải tự phân loại thông tin theo nhóm mình cần và lĩnh vực mình chuẩn bị đầu tƣ. Điều này làm cho các nhà đầu tƣ có thể không tập hợp đƣợc đầy đủ các thông tin cần thiết để lựa chọn cơ hội đầu tƣ và làm giảm tính hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tƣ.
- Còn bỏ ngỏ các nhà đầu tƣ trong nƣớc, chƣa chủ động tìm kiếm nhà đầu tƣ tiềm năng nƣớc ngoài. Tỉnh chƣa có kế hoạch cụ thể cho việc tìm đến những thị trƣờng tiềm năng, mà mới chỉ tận dụng một số cơ hội đi tham quan, kết hợp với xúc tiến khi có doanh nghiệp hỗ trợ tổ chức đi công tác nƣớc ngoài. Hiện công tác xúc tiến mới chỉ giới thiệu chung chung tiềm năng của địa phƣơng, chƣa có nội dung thiết thực để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tƣ.
- Thiếu hụt nhân lực cho các hoạt động xúc tiến đầu tƣ và nguồn nhân lực có chất lƣợng cho các doanh nghiệp khu công nghiệp. Mặc dù tỉnh đã thành lập cơ quan xúc tiến đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại chuyên biệt, nhƣng các cán bộ chuyên môn phụ trách hoạt động xúc tiến đƣợc điều chuyển từ các phòng chức năng của các sở sang nhƣ sở kế hoạch đầu tƣ, sở tài chính, sở công thƣơng… nên kinh
trạng thiếu lao động cho các khu công nghiệp bắt nguồn do nhiều nguyên nhân: Công tác đào tạo chƣa đáp ứng yêu cầu, thu nhập chƣa thỏa mãn, quan hệ lao động chƣa đƣợc cải thiện, do khả năng thích ứng của ngƣời lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp chƣa cao; Thị trƣờng lao động bƣớc đầu đã tạo ra những cơ hội mới về lựa chọn việc làm, về yêu cầu tuyển mộ, về nguồn cung lao động làm cho ngƣời lao động có nhiều cơ hội tiếp cận với việc làm. Song, sự thiếu hụt lao động vẫn ngày càng trở nên trầm trọng. Bởi, vấn đề phát triển nguồn lao động để đáp ứng yêu cầu thị trƣờng tuy đã đƣợc quan tâm, nhƣng quá trình triển khai vẫn còn nhiều bất cập ở nhiều cấp, nhiều ngành và địa phƣơng. Trong đó phải kể đến sự lúng túng trong phối hợp thực hiện giữa các cấp chính quyền, các tổ chức. Sự thiếu hụt lao động bậc cao đã ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình phát triển các khu công nghiệp, đặc biệt là quá trình thu hút các dự án đầu tƣ.
- Ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tƣ còn thiếu, thƣờng dựa vào ngân sách ít ỏi của tỉnh cấp hàng năm điều này ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng cũng nhƣ số lƣợng các hoạt động xúc tiến
- Việc giám sát, đánh giá chất lƣợng hoạt động xúc tiến chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục mà chủ yếu mang tính hình thức.
Chƣơng 4
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƢ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊNĐỊA BÀN TỈNH