Nghiên cứu về các công trình phòng cháy rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 28 - 30)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.2. Ở Việt Nam

1.1.2.2. Nghiên cứu về các công trình phòng cháy rừng

Hiện còn rất ít những nghiên cứu về hiệu lực của các công trình PCR; mặc dù, trong các quy phạm PCR có đề cập đến tiêu chuẩn của các công trình phòng cháy nhƣ: đƣa ra một số loài cây trồng sử dụng tạo băng xanh cản lửa phòng cháy, song phần lớn đều đƣợc xây dựng trên cơ sở tham khảo tƣ liệu nƣớc ngoài và kinh nghiệm, chƣa có khảo nghiệm đầy đủ trong điều kiện Việt Nam (Đặng Vũ Cẩn, Hoàng Kim Ngũ, Phạm Ngọc Hƣng, Trần Công Loanh, Trần Văn Mão, 1992) [2].

Các công trình PCR ở nƣớc ta chủ yếu xây dựng đƣờng băng trắng và đƣờng băng xanh cản lửa hạn chế cháy lan mặt đất, cháy lƣớt trên ngọn cây rừng. Theo Phạm Ngọc Hƣng (2001) [14], đƣờng băng xanh đƣợc trồng cùng với việc trồng rừng trong năm trên những diện tích rừng có độ dốc 25 độ. Đối với đai cây xanh xung quanh các điểm dân cƣ, xung quanh những vùng đất sản xuất nông nghiệp,… nằm ở trong rừng và ven rừng. Đai rừng phòng cháy có chiều rộng từ 20 - 30m, nếu xây dựng theo đƣờng phân khoảnh thì chiều rộng đai rừng chỉ cần từ 15 - 20m là đủ. Thƣờng những đƣờng băng cản lửa lợi dụng những chƣớng ngại vật tự nhiên nhƣ: sông, suối, hồ nƣớc, đƣờng mòn, đƣờng dông, những công trình nhân tạo (đƣờng sắt, đƣờng giao thông, đƣờng điện cao thế, đƣờng vận xuất, đƣờng vận chuyển,…) để làm băng. Trong những trƣờng hợp này, đƣờng băng thƣờng chỉ xây dựng dọc theo hai bên đƣờng bằng một hoặc hai vành đai cây xanh cản lửa, có bề

rộng từ 6 - 10m. Những loài cây đƣợc giới thiệu đƣa vào trồng thành băng hoặc đai xanh cản lửa tại nhiều địa phƣơng ở nƣớc ta nhƣ sau:

- Cây Tống quá sủ (Alnus nepalensis): Ƣa khí hậu á nhiệt đới, thƣờng trồng ở vùng núi cao dọc theo biên giới Yên Bái, Lân Cận, Sơn La, Cao Bằng.

- Cây Dứa bà (Agave americara): Chịu nƣớc quanh năm, có khả năng ngăn cháy lan mặt đất, có thể trồng rộng rãi nhiều nơi, nhƣ: Lâm Đồng, Quảng Ninh,…

- Cây Vối thuốc răng cƣa (Schima superb Gardn. et Champ): Cây cao, thân thẳng, mọc nhanh tiên phong trên đồi trọc hoặc tái sinh sau nƣơng rẫy,… phân bố nhiều ở miền Đông Bắc, cây có tác dụng ngăn lửa tốt cho rừng thông.

- Cây Me rừng (Phyllanthus emblica L): Loại cây bụi, thân chứa nhiều nƣớc, mọc nhiều ở vùng đồi núi trọc nên có thể chọn làm đai vản lửa ở nơi đồi trọc.

- Cây Thẩu tấu (Aporosa microcalyx Hassk): Cây bụi hoặc cây nhỏ, mọc phổ biến ở đồi trọc, bãi hoang, nới rừng nghèo kiệt, phân bố vừng Bắc Bộ và Trung Bộ.

- Cây Đỏ ngọn (Cratoxylon pruuolium Dyer): Cây cao cỡ 6 - 10m, vỏ khi già xốp có nhiều vảy, có khả năng phòng cháy, cây thƣờng gặp ở các tỉnh Lạng Sơn, Hà Bắc, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

- Cây Dâu da đất (Baceaerea sapida Mull - Arg.): Là loại cây nhỡ, mọc rải rác trong rừng thứ sinh tập trung ở vùng trung du Bắc Bộ và Trung Bộ.

- Cây Keo tai tƣợng (Acacia mangium Wild): Là loài cây có thể trồng ở hầu hết khắp nơi trên nhiều loại đất; cây có tán khép kín, thƣờng trồng ở đồi núi ở các tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Kon Tum, Gia Lai,… và có khả năng tạo ra đai xanh khép kín nhiều tầng, tẩng trên là Keo tai tƣợng, tầng dƣới là 1 số ít cây bụi thƣờng xanh, tạo nên môi trƣờng râm ẩm, có khả năng ngăn ngừa lửa cháy lan từ ngoài vào rừng và ngăn cháy lƣớt trên ngọn cây rừng.

- Một số loài cây trồng trên kênh mƣơng tạo băng cản lửa ở rừng tràm vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: Dứa (thơm), Dừa nƣớc (Nypa fruticans Wurb), Chuối, Đào lộn hột (điều) (Anacardium occidentale L).

- Một số loài cây keo thuộc họ đậu mọc nhanh, xanh quanh năm, có tác dụng cản lửa, tạo môi trƣờng râm, ẩm, cải tạo đất tốt nhƣ: Keo dậu (Leacaena leucocepha

De wit.), Keo gai, Keo philippin,… dùng để trồng đai cây xanh ở vùng đồi núi và vừng rừng Tràm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, miền Bắc rất tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)