Nghiên cứu về giải pháp kỹ thuật lâm sinh phòng cháy rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 30 - 34)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.2. Ở Việt Nam

1.1.2.3. Nghiên cứu về giải pháp kỹ thuật lâm sinh phòng cháy rừng

Biện pháp KTLS là một trong những yêu cầu bắt buộc ngay khi tiến hành quy hoạch, thiết kế trồng rừng và trong suốt quá trình kinh doanh lợi dụng rừng. Một số nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật lâm sinh phòng cháy rừng (KTLSPCR) chủ yếu hƣớng vào:

(1) - Trồng rừng hỗn giao nhiều loài để hạn chế thực bì là tầng cây bụi và lớp thảm tƣơi sinh trƣởng và phát triển. Trƣớc đây, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào một số ít các loài cây nhƣ: Bạch đàn liễu, Mỡ, Bồ đề, Thông nhựa, Thông đuôi ngựa,… Gần đây, cùng với những tiến bộ về nghiên cứu giống cây rừng, các tác giả đã tập trung nhiều vào các loài cây mọc nhanh cung cấp nguyên liệu giấy nhƣ: Keo lai, Keo tai tƣợng, Bạch đàn urophylla, Thông caribe,… Các công trình nghiên cứu quan trọng có thể kể đến là nghiên cứu phƣơng thức trồng rừng hỗn giao cũng đƣợc nhiều tác giả quan tâm nhiều. Cụ thể:

Theo Phùng Ngọc Lan (1991) [16] đã gây trồng rừng trồng hỗn giao Thông đuôi ngựa, Keo lá tràm, Bạch đàn trắng ở Núi Luốt - Xuân Mai. Theo Nguyễn Hữu Vĩnh và cs., (1994) [21] đã nghiên cứu cơ sở khoa học của phƣơng thức trồng rừng hỗn giao giữa loài Bạch đàn trắng và Keo lá tràm, có kết luận: Keo lá tràm và Bạch đàn trắng là cây ƣa sáng ngay từ khi mới trồng, sinh trƣởng nhanh; song mức độ ƣa sáng, tốc độ sinh trƣởng và các đặc tính sinh vật học khác nhau của chúng không giống nhau; Keo lá tràm là cây họ đậu, hệ rễ có nhiều nốt sần, do đó bƣớc đầu có thể khẳng định cây Bạch đàn trắng và cây Keo lá tràm có thể trồng hỗn giao với nhau; đến năm thứ 3, phƣơng pháp hỗn giao cách tổ trong hang làm cho các chỉ tiêu sinh trƣởng của cây Keo lá tràm và cây Bạch đàn tốt hơn phƣơng pháp hỗn giao với các loài khác.

Theo kết quả nghiên cứu Trần Nguyên Giảng (1985) [12] thí nghiệm trồng rừng hỗn giao trên đối tƣợng đất trống, trọc sau khí phá rừng để trồng cây lƣơng thực, đất phát triển trên nền đá vôi; thực bì gồm cỏ là xen cỏ tranh, lau, găng gai,… Tác giả đã trồng Keo tai tƣợng và Keo lá tràm với mật độ 3.300 cây/ha làm áo che phủ; khi keo đƣợc 2 tuổi, tác giả đã đƣa vào trồng 10 loài cây lá rộng bản địa là: Lát hoa, Sấu, Nhội, Giổi, Kim giao, Trám trắng, Gội trắng, Muồng đỏ, Lim xẹt và giữa hai hàng keo theo phƣơng pháp hỗn giao các loài theo hàng, cự ly 2m x 2m.

Trong thời gian qua, các loài cây bản địa đƣợc trồng nhiều và đã đƣợc nhiều tác giả chú ý nghiên cứu đến. Theo Nguyễn Bá Chất (1994) [3] nghiên cứu cơ cấu cây trồng và xây dựng quy trình hƣớng dẫn kỹ thuật trồng cho một số loài cây chủ yếu phục vụ Chƣơng trình 327/CT-CP, sau đó là Dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng của Chính phủ. Trong thời gian qua, nhiều tác giả đã nghiên cứu và thử nghiệm trồng rừng hỗn giao ở nhiều vùng bằng nhiều loài cây với phƣơng thức trồng khác nhau. Tuy nhiên, các kết quả vẫn còn tản mạn, chƣa đƣợc đúc kết, đánh giá và chƣa đƣợc áp dụng vào thực tiễn sản xuất; mặt khác, việc tìm chọn cấu trúc, loài cây, phƣơng thức trồng và thời điểm hỗn giao cũng rất phức tạp. Việc gây tạo rừng hỗn giao là mong muốn của nhiều nhà lâm học đã và đang nỗ lực nghiên cứu thí nghiệm tạo ra các lâm phần hài hòa, ổn định, bền vững về sinh thái và có giá trị cao về kinh tế.

(2) - Đốt trƣớc vật liệu cháy là biện pháp làm giảm nguồn vật liệu cháy trong rừng bằng cách chủ động đốt những vật liệu dễ cháy trong các khu rừng có nguy cơ cháy cao vào thời gian trƣớc mùa khô, nhƣng có sự điều khiển của con ngƣời để không gây cháy rừng và hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hƣởng bất lợi của lửa gây ra. Tuy nhiên, biện pháp này cho tới nay vẫn chƣa đƣợc áp dụng phổ biến rộng rãi ở nƣớc ta. Việc tiến hành đốt trƣớc khá phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm và phải đƣợc chuẩn bị chu đáo cả về lực lƣợng, phƣơng tiện dập lửa (Bế Minh Châu, Phùng Văn Khoa, 2002) [5].

Trong những năm gần đây, ở nƣớc ta đã có một số công trình nghiên cứu thử nghiệm về biện pháp đốt trƣớc nhằm giảm khối lƣợng vật liệu cháy. Cụ thể:

Năm 1986, Bộ Lâm Nghiệp nay là Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đã đƣa ra quy định tạm thời về điều kiện đốt trƣớc vật liệu cháy có điều khiển dƣới tán rừng thông. Các vấn đề cần chú ý trƣớc khi tiến hành đốt trƣớc vật liệu cháy rừng đƣợc đƣa ra dựa trên kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về lửa rừng Việt Nam. Vì vậy, vẫn còn một số hạn chế nhƣ một số nghiên cứu nêu trên.

Theo Phó Đức Đỉnh (1996) [11] cho rằng, rừng Thông non nhất thiết phải phát, gom vật liệu cháy ra băng chừa hay ô trống trong lô, cách xa gốc trên 0,8m, giập đống vật liệu cháy sát mặt đất để đốt. Đốt vào đầu mùa khô (tháng 10, 11, 12 và tháng 1 năm sau), thời gian đốt trong ngày từ 8 – 10 giờ và sau 17 giờ trong điều kiện độ ẩm không khí cao, trời nhiều mây (cấp cháy rừng I, II và III). Không đợi vật liệu cháy khô hẳn rồi mới đốt mà khô đến đâu đốt đến đó, đốt nhiều lần, ít nhất 2 – 3 lần với ngọn lửa cháy âm ỉ, chiều cao ngọn lửa không quá 0,5m, vật liệu cháy còn lại 1 – 3 tấn/ha. Ở Lâm Đồng, biện pháp đốt trƣớc vật liệu cháy đã đƣợc xây dựng thành qui trình đốt trƣớc có điều khiển cho rừng Thông ba lá tuổi non. Tuy nhiên, việc đốt trƣớc vật liệu cháy ở Lâm Đồng trong thự tế còn nhiều tồn tại nhƣ cây bị cháy xém lớn, ảnh hƣởng đến tỷ lệ cây sống và sinh trƣởng của cây rừng.

Theo Phan Thanh Ngọ (1996) [18] đã thử nghiệm đốt trƣớc vật liệu cháy dƣới tán rừng thông 8 tuổi ở Đà Lạt (Lâm Đồng); tác giả cho rằng, với rừng thông lớn tuổi không cần phải thu gom vật liệu cháy trƣớc khi đốt mà chỉ cần tuân thủ những nguyên tắc về chọn thời điểm và thời tiết thích hợp để đốt và có thể áp dụng đốt trƣớc vật liệu cháy cho một số loại rừng ở địa phƣơng khác, trong đó có rừng khộp ở Đắc Lắk và Gia Lai.

Theo Thái Thành Lƣợm (1996) [17] cho biết, đối với rừng Tràm, PCCCR là một biện pháp rất quan trọng và khó khăn nhất trong công tác bảo vệ và quản lý lửa rừng. Qua nhiều năm theo dõi cho thấy, nếu rừng Tràm bị cháy, nhƣng sau đó nhiều năm không bị tác động xấu (cháy lại, chặt phá, v.v...) thì rừng Tràm có thể phục hồi lại. Từ thực tế này, tác giả cho rằng có thể áp dụng lửa rừng có điều kiện để thúc đẩy cây Tràm tái sinh. Cụ thể là: Khai thác có chọn lọc, chừa cây mẹ gieo giống, có độ tàn che 0,3 – 0,5 theo đúng yêu cầu kỹ thuật, sau đó áp dụng biện pháp đốt trƣớc có điều khiển đúng thời điểm (khoảng tháng 1 – 3) nhằm giảm độ che phủ, tạo ra

lớp tro trên mặt đất làm cho hạt giống nảy mầm tốt, hình thành lớp cây tái sinh dƣới tán rừng. Khi lớp cây tái sinh phát triển ổn định, tiến hành khai thác cây mẹ để lại.

Qua thực tiễn hoạt động và đức kết kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực lửa rừng trong thời gian từ năm 2001 - 2004, Phạm Ngọc Hƣng và Bế Minh Châu đã tiến hành đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) ở Việt Nam, từ việc tham khảo các công trình nghiên cứu đã đƣợc áp dụng trên thế giới và trong nƣớc. Các tác giả đã cho rằng, một trong những biện pháp PCR quan trọng là biện pháp làm giảm nguồn vật liệu cháy bằng biện pháp đốt trƣớc có điều khiển. Trên cơ sở đó, tác giả đã tổng hợp các vấn đề liên quan và cách tiến hành đốt trƣớc vật liệu cháy áp dụng cho Việt Nam một cách khá toàn diện. Tuy nhiên, do đặc điểm khí hậu của các khu vực rất khác nhau nên việc áp dụng các kết quả này vẫn còn nhiều hạn chế.

Vƣơng Văn Quỳnh (2005) [19], mùa đốt trƣớc ở Tây Nguyên bắt đầu vào giữa tháng 1 và kết thúc vào giữa tháng 2 hàng năm. Vật liệu cháy còn lại sau khi đốt từ 30 – 50% vì lúc này vật liệu cháy còn nhiều nƣớc, khó cháy, ngọn lửa cháy chậm, dễ bị tắt ở nơi vật liệu cháy còn ẩm hơn hay ở nơi ít vật liệu hơn. Thời điểm đốt trƣớc khết thúc trƣớc 9 giờ và bắt đầu sau 18 giờ hàng ngày, khi độ ẩm vật liệu cháy ở rừng trồng 30 – 50%, rừng khộp 20 – 25%. Khi tiến hành đốt trƣớc nhất thiết phải phát vật liệu cháy và thu gom vật liệu cháy vào giữa các hàng cây, cách xa gốc tối thiểu 2 lần chiều cao ngọn lửa. Việc đốt trƣớc với rừng mới trồng đƣợc tiến hành qua các bƣớc sau: Cắt và làm khô cỏ ở giữa những hàng cây trồng, đốt cỏ lần một và đốt cỏ lần hai. Sau hai lần đốt, phần lớn gốc cỏ cùng với chồi mới mọc của chúng ở băng trống đã bị cháy, tạo thành băng, ngăn sự lan tràn của các đám cháy có thể hình thành trong thời kỳ có nguy cơ cháy cao. Những ô cỏ tƣơi không bị cắt có tác dụng che chở cho cây trồng. Ngọn lửa do đốt trƣớc tạo ra làm cho chúng bị cháy táp một phần và không còn vật liệu cháy nguy hiểm để tạo thành đám cháy lớn trong thời kỳ có nguy cơ cháy rừng cao.

Theo Nguyễn Đình Thành (2010), khi nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng trồng ở Bình Định cho thấy, mô hình áp dụng biện pháp đốt trƣớc có hiệu quả tổng hợp cao hơn mô hình áp dụng biện

pháp vệ sinh rừng, tuy nhiên mức độ cao không đáng kể. Vì vậy, khi áp dụng cần phải xem xét cụ thể chức năng và mục đích sử dụng rừng để chọn biện pháp thích hợp (Trích theo Bế Minh Châu, 2011 [7]).

Có thể nói rằng, những công trình nghiên cứu về biện pháp PCR ở nƣớc ta có thể xem ba công trình thử nghiệm đốt trƣớc nguồn vật liệu cháy dƣới tán rừng của các tác giả cho đối tƣợng rừng thông ở Tây Nguyên và rừng Tràm ở vùng Tứ giác Long Xuyên là tiêu biểu nhất. Tuy nhiên, các tác giả vẫn chƣa định lƣợng đƣợc hiệu quả của đốt trƣớc vật liệu cháy để giảm nguy cơ cháy rừng cũng nhƣ lƣợng hóa các tác động của đốt trƣớc vật liệu cháy đến hoàn cảnh sinh thái và năng suất rừng trồng. Vì vậy, tính thuyết phục của biện pháp đốt trƣớc vật liệu cháy rừng chƣa cao.

1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)