Nhận xét và đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 44 - 46)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.3. Nhận xét và đánh giá chung

- Lục Yên có địa hình núi cao, dốc lớn, bị chia cắt mạnh, các khu vực có rừng lại ở xa khu dân cƣ nên việc đi lại rất khó khăn dẫn đến việc phát hiện ra cháy rừng cũng nhƣ việc tuần tra kiểm soát, tiếp cận đám cháy, huy động lực lƣợng, phƣơng tiện và chỉ huy chữa cháy gặp nhiều khó khăn. Thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp khô hanh, nắng nóng kéo dài kèm theo sƣơng muối, mƣa đá, mƣa tuyết nhiều làm chết hàng loạt thực bì dẫn đến làm tăng khối lƣợng vật liệu cháy trong rừng do đó nguy cơ cháy rừng là rất lớn. Vào mùa khô hanh gió Tây Nam thổi mạnh ảnh hƣởng rất lớn đến công tác PCCCR của các xã vùng trọng điểm cháy rừng trong huyện.

- Diện tích đất có rừng trên địa bàn lớn chiếm 67,1 % diện tích tự nhiên, các trạng thái rừng giàu IIIa1, IIIa2, IIIa3 phân bố ở các khu vực xa khu dân cƣ, giao thông đi lại tới các vùng rừng này rất khó khăn, dốc, nhiều thác gềnh rất khó kiểm soát đƣợc các hoạt động du lịch, đốt lửa sƣởi ấm, đốt than, đun nấu trong rừng... Mặc dù một số diện tích đã đƣợc giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình nhƣng hiệu quả còn hạn chế (việc vệ sinh rừng làm giảm lƣợng vật liệu cháy, làm đƣờng băng

cản lửa... trên diện tích rừng giao khoán bảo vệ chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ, đồng bộ vào mùa khô hanh) do đó tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao.

- Dân số trên địa bàn huyện Lục Yên chủ yếu là dân tộc thiểu số, sống phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông lâm nghiệp. Tập quán canh tác nƣơng rẫy còn lạc hậu chủ yếu là phát, đốt nƣơng rẫy không có kiểm soát nên ảnh hƣởng lớn đến công tác PCCCR.

- Hàng năm vào thời điểm sau tết Nguyên đán đồng bào dân tộc ở các xã đốt nƣơng làm rẫy. Trong khi thời điểm này thời tiết nắng nóng, khô hanh kéo dài, gió to nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.

- Trên địa bàn toàn huyện Lục Yên nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội đã có bƣớc phát triển, trƣờng học, trạm xá, đƣờng giao thông, thuỷ lợi, cấp nƣớc sinh hoạt đã đƣợc đầu tƣ xây dựng, tu sửa. Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp các chỉ tiêu đều tăng vƣợt kế hoạch, tỷ lệ hộ nghèo giảm, tỷ lệ ngƣời lao động có việc làm tăng, thu nhập của ngƣời dân tăng, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

- Tình hình kinh tế xã hội phát triển làm cho áp lực đối với rừng giảm. Tuy nhiên, đặc thù của Lục Yên chủ yếu dân tộc thiểu số, giao thông đi lại tới các thôn, bản còn khó khăn, trình độ dân trí của một bộ phận dân cƣ còn hạn chế. Tập quán canh tác nông lâm nghiệp còn lạc hậu vẫn phổ biến đốt phát dọn thực bì để làm nƣơng rẫy gây cháy lan nên ảnh hƣởng lớn tới công tác PCCCR. Việc khai thác sử dụng lâm sản, săn bắn động vật, chăn thả gia súc còn bừa bãi, tuỳ tiện ảnh hƣởng tới chất lƣợng rừng.các hoạt động du lịch sinh thái, dã ngoại ảnh hƣởng tới rừng và công tác PCCCR. Một số chính quyền cơ sở xã còn chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác PCCCR nên còn chủ quan, lơ là không chỉ đạo sát sao, chƣa coi trọng tính phòng ngừa trong công tác PCCCR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)