Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 34 - 38)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

1.2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới

Huyện Lục Yên nằm ở phía đông bắc tỉnh Yên Bái, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Yên Bái 93 km. Tổng diện tích tự nhiên là 80.898,36 ha, bằng 11,7 % diện tích tự nhiên của tỉnh, gồm 24 đơn vị hành chính xã, thị trấn. Độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển từ 100 đến 150m. Có vị trí địa lý nằm ở: 21055’30” đến 22002’30” vĩ độ Bắc: 1040

30’ đến 1040

53’30” kinh độ Đông.

Địa giới hành chính:

+ Phía Bắc giáp huyện Bắc Quang và Quang Bình, tỉnh Hà Giang; huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

+ Phía Đông giáp huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. + Phía Tây giáp huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

+ Phía Nam giáp huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

1.2.1.2. Địa hình, địa thế

Nhìn chung, địa hình khá phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi nhiều sông suối lớn tạo thành các kiểu địa hình khác nhau:

Trên địa bàn huyện Lục Yên có hai dãy núi chính chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, hữu ngạn sông Chảy là dãy Con Voi có độ cao trung bình là 300 - 400 m, đỉnh cao nhất là 1.148m, độ dốc trung bình là 400

, bề mặt địa hình núi bị các khe suối chia cắt thành các thung lũng nhỏ, bồn địa bằng phẳng là nơi dân cƣ tập trung sản xuất và sinh sống từ lâu đời.

Phía tả ngạn sông Chảy là dãy núi đá lớn chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam có độ cao trung bình là 935m, đỉnh cao nhất có độ cao là 1.035m, độ dốc lớn, sƣờn núi bị cắt xẻ thành các đỉnh sắc nhọn, có độ dốc trên 700

, rất hiểm trở, hầu hết đƣợc bao phủ bởi rừng tự nhiên.

Giữa hai dãy núi là thung lũng sông Chảy với các cánh đồng phì nhiêu và hồ Thác Bà trong ranh giới huyện Lục Yên rộng trên 4.500 ha.

Tuy có hai dãy núi chạy hai bên, nhƣng diện tích đất có độ dốc dƣới 250

vẫn chiếm trên 53% tổng diện tích tự nhiên nên mức độ khai thác lãnh thổ khá thuận tiện.

Tóm lại, với địa hình chủ yếu là đất đồi núi bị chia cắt mạnh tạo nên các tiểu vùng, đã ảnh hƣởng rất lớn đến việc đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là với hệ thống cơ sở hạ tầng và phân bố dân cƣ. Do đó việc xác định khối lƣợng, tiến độ, cơ cấu loài cây, nguồn vốn, định mức đầu tƣ cũng phải sát với thực tế, mà cơ sở là các đơn vị hành chính xã phân theo tiểu vùng sinh thái.

1.2.1.3. Khí hậu

Huyện Lục Yên nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10; Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm.

Nhiệt độ trung bình hàng năm 22 - 240 C; Max 39 - 410 C; Min từ 4 -50 C. Thời gian chiếu sáng của mặt trời dao động trong ngày từ 10 - 12 giờ, tổng nhiệt độ năm đạt 7.5000 C - 8.0000 C.

Lƣợng mƣa trung bình năm tƣơng đối lớn từ 1.500 - 2.200 mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, lƣợng mƣa trung bình các năm 1.867,6 mm/năm.

Lƣợng nƣớc bốc hơi cả năm là 629 mm. Hệ số ẩm ƣớt trung bình K = 3,4 thuộc vùng có độ ẩm cao.

Nhìn chung, với tổng số giờ nắng và lƣợng mƣa tƣơng đối lớn, chế độ nhiệt phong phú, khí hậu Lục Yên thích hợp với nhiều loài thực vật, trong đó có nhiều loài cây trồng lâm nghiệp đạt suất tăng trƣởng hàng năm khá cao. Ngành lâm nghiệp có thể phát huy lợi thế đó để tổ chức sản xuất hợp lý theo từng tiểu vùng khí hậu, bên cạnh đó cần chú ý những yếu tố bất lợi về thời tiết, khí hậu để hạn chế những rủi ro trong sản xuất và xác định thời vụ trồng rừng chính cho phù hợp để thực hiện đầu tƣ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

1.2.1.4. Sông suối, thuỷ văn

Hệ thống sông Chảy là hệ thống sông chủ yếu trên địa bàn huyện, mật độ sông suối đạt 1,1km/km2. Đoạn sông Chảy chảy qua huyện Lục Yên dài 65 km với nhiều chi lƣu lớn nhƣ ngòi Trúc Lâu, ngòi Vàn, ngòi Đại Cại, ngòi Biệc...

Hồ Thác Bà trên địa bàn huyện là hồ lớn đem lại nhiều lợi ích kinh tế, trong đó có tiềm năng du lịch. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 153 hồ thuỷ lợi lớn nhỏ khác phục vụ tƣới cho 1.487/2.520 ha đất canh tác nông nghiệp của huyện và phục vụ các nhu cầu dân sinh kinh tế khác.

1.2.1.5. Đặc điểm địa chất, đất đai

a) Địa chất

Theo tài liệu Địa chất miền Bắc Việt Nam, nền địa chất huyện Lục Yên có lịch sử nguồn gốc kiến tạo cuối kỷ Palacosoic, đầu kỷ Mesozoic. Địa hình kiến tạo chịu nhiều ảnh hƣởng của hoạt động tạo sơn Indexin ở kỷ Triat thuộc đại trung sinh. Núi đá vôi trên địa bàn huyện có tuổi địa chất trẻ ( Kỷ đệ tam ), quá trình bào mòn địa chất tự nhiên không mạnh mẽ.

Đá mẹ: Đá mẹ trên địa bàn huyện có 3 nhóm chính:

- Đá trầm tích mà đá vôi, Phiến thạch sét, Sa thạch, Đá diệp thạch, Quazt, Cuội sỏi kết là đại diện cơ bản.

- Đá Mácma axít (Macma silic), với các loại phổ biến nhƣ Granit, Gnai, Amphibolit, Đá hoa cƣơng, Sa thạch thối,…

- Đá biến chất với nhiều loại khác nhau nhƣ: Đá sét, Phấn sa, Filit…nhƣng không nhiều.

Sự đa dạng về đá mẹ đã tạo ra nhiều loại đá quý và nhiều loại đất với nhiều chủng loại khác nhau.

b) Đặc điểm một số loại đất chính

- Theo tài liệu điều tra thổ nhƣỡng những năm 1972 và 1989. Huyện Lục Yên có các loại đất đều có nguồn gốc Feralít gồm nhóm đất đỏ vàng chiếm 73% diện tích đất tự nhiên, đặc điểm loại đất này là hàm lƣợng đạm và mùn thấp. Trong đó:

+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất và sét, diện tích chiếm khoảng 12,5%, loại đất này có tỷ lệ đạm, mùn trung bình, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình và nặng, có khả năng phát triển nông lâm nghiệp và chăn nuôi.

+ Đất Feralít (Biến đổi do canh tác) loại đất này chiếm khoảng 8% có thành phần cơ giới nhẹ rẽ bị rửa trôi, nghèo đạm.

+ Các loại đất khác chiếm khoảng 7% có tầng dầy trung bình có khả năng phát triển các cây lƣơng thực, thực phẩm.

Nhìn chung đất trên địa bàn huyện là cát pha tới sét nhẹ, có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, kết cấu viên nhỏ và có độ mùn từ trung bình đến khá, tơi xốp, có độ ẩm cao còn tính chất đất rừng, rất thuận lợi cho quá trình phát triển và phục hồi rừng.

Nhận xét: Điều kiện lập địa huyện Lục yên khá đa dạng, phong phú, phân bố trên nhiều kiểu khí hậu, địa hình khác nhau rất thích hợp cho việc sản xuất nông - lâm nghiệp đặc biệt là xây dựng hệ thống rừng sản xuất (nguyên liệu cho công nghiệp chế biến) ở khu vực đồi và núi thấp, rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng đặc dụng (ở khu vực núi trung bình và núi cao), làm cơ sở xác định đối tƣợng ƣu tiên đầu tƣ, khuyến khích đầu tƣ góp phần phát triển kinh tế của ngành nói riêng và của huyện nói chung.

1.2.1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

a) Thuận lợi

- Diện tích đất đồi núi có khả năng sản xuất lâm nghiệp chiếm tới trên 66,4% diện tích tự nhiên toàn huyện, đây là một quỹ đất khá lớn giành cho phát triển lâm nghiệp.

- Điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, thuận lợi cho việc hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, vùng rừng đặc sản có giá trị kinh tế mang nét đặc thù riêng của huyện nhƣ: Quế, Cam, Quýt...

- Diện tích rừng lớn, đặc biệt là rừng tre nứa tự nhiên và rừng trồng là nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào cho các ngành công nghiệp trong và ngoài huyện.

b) Khó khăn

- Địa hình chia cắt, độ dốc lớn là một yếu tố bất lợi cho sản xuất lâm nghiệp và đời sống của nhân dân miền núi.

- Vị trí của huyện nằm sâu trong nội địa, xa các cảng biển, xa cửa khẩu nên việc lƣu thông hàng hoá, thu hút vốn đầu tƣ bên ngoài gặp nhiều khó khăn.

Như vậy: Từ những yếu tố tự nhiên thuận lợi, khó khăn nêu trên để đầu tƣ hiệu quả cần ƣu tiên đầu tƣ vào vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có, phát triển rừng sản xuất tập trung, rừng nguyên liệu bằng các loài cây tiến bộ kỹ thuật nhƣ keo lại, keo nhập nội và các loài cây đặc sản nhƣ quế, mỡ ở các xã vùng thấp.

Đầu tƣ khoanh nuôi gắn với làm giầu rừng cho đối tƣợng là rừng tự nhiên nghèo kiệt còn khả năng phục hồi; Trồng rừng phòng hộ bằng các loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao (Quế, mỡ, lát, giổi, chỏ chỉ....) trồng rừng và khoanh nôi rừng ở các xã vùng cao của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)