Thực trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 39 - 42)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.2. Kinh tế xã hội

1.2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế

* Thực trạng phát triển kinh tế chung

- Tăng trƣởng kinh tế: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011 - 2015 đạt 16,7%. Trong đó: Ngành Nông lâm nghiệp: 5,7%; Ngành Công nghiệp – Xây dựng: 20,8%; Ngành Dịch vụ: 20,8%. Cụ thể kết quả thực hiện qua các năm nhƣ sau:

+ Năm 2011 đạt 16,7% (Nông lâm ngƣ nghiệp: 5,8%; Công nghiệp, xây dựng: 25,3; Dịch vụ: 22,0%);

+ Năm 2012 đạt 17,1% (Nông lâm ngƣ nghiệp: 6,0%; Công nghiệp, xây dựng: 22,3; Dịch vụ: 21,4%);

+ Năm 2013 đạt 16,8% (Nông lâm ngƣ nghiệp: 5,7%; Công nghiệp, xây dựng: 20,8; Dịch vụ: 21,5%);

+ Năm 2014 đạt 16,4% (Nông lâm ngƣ nghiệp: 5,5%; Công nghiệp, xây dựng: 19,3; Dịch vụ: 21,2%);

+ Năm 2015 ƣớc đạt 16,1% (Nông lâm ngƣ nghiệp: 5,5%; Công nghiệp, xây dựng: 20,2; Dịch vụ: 17,70%);

Nhƣ vậy, so với mục tiêu đã đề ra tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 đạt và vƣợt mục tiêu kế hoạch đã đề ra, một trong những nguyên nhân tác động đến tốc độ tăng trƣởng đó là tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội đƣợc huy động cao hơn mức dự kiến, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đƣợc áp dụng, số lƣợng và chất lƣợng nguồn lao động đƣợc nâng lên, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn luôn đƣợc chú trọng phát triển. Tuy nhiên, tốc độ

tăng trƣởng trong những năm qua chƣa thực sự bền vững, yếu tố chính tác động đến tăng trƣởng kinh tế là tổng mức đầu tƣ và chủ yếu là đầu tƣ từ bên ngoài. Sự tác động của việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, việc phát triển các ngành, hàng có thế mạnh chƣa mạnh và chƣa thực sự rõ nét.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thƣơng mại - dịch vụ (tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp giảm 16,4%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 16,1%, ngành thƣơng mại - dịch vụ tăng 0,3% so với năm 2010).

* Thực trạng phát triển các ngành

a) Ngành Nông lâm nghiệp

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp (tính theo giá so sánh 2010) năm 2011 đạt 593 tỷ đồng, năm 2012 đạt 628,5 tỷ đồng, năm 2013 đạt 665 tỷ đồng, năm 2014 đạt 702,2 tỷ đồng, dự kiến năm 2015 đạt 740 tỷ đồng.

Trong sản xuất nông lâm nghiệp cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch tích cực, giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và lâm, ngƣ nghiệp. Các vùng sản xuất tập trung dần đƣợc hình thành, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã đƣợc nhân dân quan tâm. Các cây, con có giá trị kinh tế đã đƣợc ngƣời dân đầu tƣ phát triển. Xu hƣớng phát triển sản xuất, chăn nuôi theo hƣớng hàng hoá và nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm đã đƣợc ngƣời dân quan tâm.

Tuy nhiên, do điều kiện địa hình miền núi nên việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn còn gặp nhiều khó khăn; Năng suất lao động nhìn chung còn thấp, trình độ lao động nông lâm nghiệp cũng còn nhiều hạn chế; Năng suất, chất lƣợng sản phẩm đã có nhiều tiến bộ, song việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chƣa đƣợc áp dụng sâu rộng, nhiều địa phƣơng chƣa thay đổi đƣợc tập quán sản xuất, chăn nuôi kiểu cũ, vì vậy năng suất chất lƣợng sản phẩm còn thấp, nhiều sản phẩm chƣa đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Việc phát triển các cây, con có giá trị kinh tế cao đã đƣợc ngƣời dân tiếp cận và hƣởng ứng, song thực tế việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là về vốn, kỹ thuật và khả năng tiếp cận của ngƣời dân còn hạn chế.

Các Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về phát triển nông, lâm nghiệp trên địa bàn những năm qua đƣợc đầu tƣ khá đồng đều, mang lại hiệu quả cao, góp phần tích cực vào phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn, nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là đồng bào vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.

- Về trồng trọt: Tổng diện tích cây lƣơng thực có hạt năm 2011 là 12.807 ha, tổng sản lƣợng đạt 56.025 tấn; bình quân lƣơng thực có hạt/ngƣời/năm đạt 537 kg. Đến năm 2014, tổng diện tích cây lƣơng thực có hạt là 13.333,5 ha, tổng sản lƣợng đạt 57.220 tấn; bình quân lƣơng thực có hạt/ngƣời/năm đạt 532 kg.

- Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi phát triển ổn định, quy mô tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Tổng đàn gia súc chính bình quân giai đoạn 2011 -2015 tăng 4%; năm 2011 là 98.836 con, tăng lên 110.275 con năm 2014 và dự ƣớc tăng lên 115.790 con năm 2015.

- Lâm nghiệp: Công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trong những năm qua đƣợc đặc biệt chú trọng. Tổng diên tích rừng của huyện năm 2011 là 53.724,6 ha (rừng tự nhiên sản xuất 17.054,5 ha, rừng trồng sản xuất 20.075,5 ha, rừng phòng hộ 16.594,6 ha), dự kiến duy trì ổn định về diện tích đến năm 2015. Giai đoạn 2011 – 2015 trồng rừng bình quân 2.220 ha/năm, nâng độ che phủ của rừng từ năm 2011 là 65,8% lên 67% vào năm 2015.

- Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện duy trì đầu tƣ ổn định đạt 310 ha. Về sản lƣợng nuôi trồng thủy sản nhìn chung chƣa cao, do nhân dân ít đầu tƣ thâm canh, nhiều diện tích mặt nƣớc chƣa đƣợc khai thác sử dụng hoặc đƣợc sử dụng với hình thức quảng canh nên năng suất, sản lƣợng thấp, giống chủ yếu là giống truyền thống, chất lƣợng chƣa cao, sản lƣợng thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt năm 2011 đạt 1.600 tấn, đến năm 2014 đạt 1610 tấn, dự ƣớc năm 2015 đạt 1.750 tấn.

b) Ngành Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp

Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - Xây dựng (giá so sánh năm 2010) tăng từ 640,2 tỷ đồng năm 2011 lên 1.152,5 tỷ đồng năm 2014, dự kiến thực hiện năm 2015 là 1.382,0 tỷ đồng.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp trong những năm vừa qua về cơ bản vẫn giữ đƣợc mức tăng trƣởng ổn định. Thực hiện các chính sách ƣu đãi, thu hút đầu tƣ của nhà

nƣớc trong giai đoạn vừa qua tổng mức đầu tƣ trong ngành công nghiệp - TTCN, xây dựng tăng; trong đó chủ yếu đầu tƣ vào các hoạt động khai thác khoáng sản nhƣ: Khai thác đá trắng, sản xuất gạch, chế biến gỗ rừng trồng, chế tác đá, tranh đá quý...

c

c))NNggàànnhhDDịịcchhvvụụ

Giá trị sản xuất ngành Dịch vụ (Giá so sánh năm 2010) năm 2011 đạt 506,5 tỷ đồng, năm 2012 đạt 619 tỷ đồng, năm 2013 đạt 758,5 tỷ đồng, năm 2014 đạt 917 tỷ đồng, ƣớc năm 2015 là 1.108 tỷ đồng.

Tổng mức lƣu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thực hiện năm 2011 đạt 368 tỷ đồng, tăng lên 620 tỷ đồng năm 2014 và dự kiến thực hiện năm 2015 là 740 tỷ đồng.

Hoạt động xuất khẩu đã có nhiều cố gắng, song giá trị xuất khẩu nhiều năm qua đạt thấp, nguồn hàng xuất khẩu chƣa đa dạng, phong phú, chƣa đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2011 đạt 5,5 triệu USD, đến năm 2014 đạt 12,5 triệu USD, dự ƣớc năm 2015 đạt 16,0 triệu USD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)