Ẩm tự nhiên của vật liệu cháy ở các trạng thái thảm thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 67 - 75)

Tại thời điểm thí nghiệm hầu hết các trạng thái rừng trên địa bàn huyện Lục Yên đều có khả năng cháy, khối lƣợng VLC tƣơng đối lớn, nguy cơ cháy là cao. Do vậy, những trạng thái này vào thời điểm màu hanh khô nếu không có những biện pháp quản lý, bảo vệ theo dõi kịp thời thì nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất lớn.

3.2. Phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố tự nhiên , kinh tế - xã hội đến cháy rừng trên địa bàn huyện Lục Yên , tỉnh Yên Bái cháy rừng trên địa bàn huyện Lục Yên , tỉnh Yên Bái

Khả năng bắt lửa và tốc độ lan tràn của những đám cháy rừng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh, trong đó có các yếu tố khí tƣợng. Chúng có thể ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới khả năng bốc thoát hơi nƣớc và hút ẩm của các loại vật liệu cháy.

3.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên

Qua khảo sát, đánh giá các yếu tố tự nhiên tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cho thấy có những yếu tố thuận lợi và khó khăn về điều kiê ̣n tƣ̣ nhiên ảnh hƣởng tới công tác phòng cháy, chữa cháy rừng của huyện. Kết quả phân tích nhƣ sau:

3.2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới

* Thuận lợi: Ranh giới dễ xác định ngoài thƣ̣c đi ̣a và trên bản đồ . Mạng lƣới giao thông huyện Lục Yên trong giai đoạn vừa qua đã có nhiều bƣớc phát triển vƣợt bậc, 24/24 xã có đƣờng giao thông đến trung tâm xã, hệ thông giao thông liên thôn, bản đƣợc thực hiện theo đúng Đề án giao thông nông thôn và đƣợc các xã tích cực triển khai thực hiện, huy động thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm của nhân dân. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức tuần tra canh gác, phát hiện lửa rừng; đồng thời tổ chức cơ động lực lƣợng ứng cứu, chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra ở các địa bàn trong huyện.

* Khó khăn: Địa bàn huyê ̣n r ộng với tổng diê ̣n tích t ự nhiên là 80.898,36ha. Địa giới hành chính huyện giáp ranh với các địa phƣơng trong tỉnh (Văn Yên, Yên Bình) và các tỉnh lân cận (Bắc Quang, Quang Bình – Hà Giang; Bảo Yên – Lào Cai; và Hàm Yên – Tuyên Quang), nên nguy cơ cháy rƣ̀ng lan t ừ địa phƣơng khác sang là rất cao; khó kiểm soát đƣợc việc sử dụng lửa ở trong rừng, ven rừng và phát hiện sớm cháy rừng.

3.2.1.2. Địa hình

* Thuận lợi: Địa hình có sự phân hóa mạnh. Trên địa bàn huyện Lục Yên có hai dãy núi chính chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, hữu ngạn sông Chảy là dãy Con Voi có độ cao trung bình là 300 - 400 m, đỉnh cao nhất là 1.148m, độ dốc trung bình là 400

, bề mặt địa hình núi bị các khe suối chia cắt thành các thung lũng nhỏ, bồn địa bằng phẳng là nơi dân cƣ tập trung sản xuất và sinh sống từ lâu đời.

Phía tả ngạn sông Chảy là dãy núi đá lớn chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam có độ cao trung bình là 935m, đỉnh cao nhất có độ cao là 1.035m, độ dốc lớn, sƣờn núi bị cắt xẻ thành các đỉnh sắc nhọn, có độ dốc trên 700, rất hiểm trở, hầu hết đƣợc bao

phủ bởi rừng tự nhiên. Giữa hai dãy núi là thung lũng sông Chảy với các cánh đồng phì nhiêu và hồ Thác Bà trong ranh giới huyện Lục Yên rộng trên 4.500 ha.

Tuy có hai dãy núi chạy hai bên, nhƣng diện tích đất có độ dốc dƣới 250

vẫn chiếm trên 53% tổng diện tích tự nhiên nên mức độ khai thác lãnh thổ khá thuận tiện. Điều này làm giảm áp lực vào rừng, đặc biệt là các hoạt động sử dụng lửa ở các khu vực này.

* Khó khăn: Khó quản lý ranh giới; công tác tuần tra kiểm soát lửa rừng gặp khó khăn, viê ̣c xây dựng các biện pháp phòng cháy, công trình phòng cháy, đặc biệt là công tác chữa cháy rừng cực kỳ khó khăn khi có cháy r ừng xảy ra ở các khu vực rừng này. Sự phân hóa về độ cao, độ dốc là nhân tố gây nên sự phân hóa về điều kiện thời tiết, thổ nhƣỡng, thảm thực vật rừng, đây là khó khăn cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn toàn huyện.

3.2.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

* Thuận lợi: Huyện Lục Yên nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm.

Nhiệt độ trung bình hàng năm 22 - 240 C; Max 39 - 410 C; Min từ 4 -50 C. Thời gian chiếu sáng của mặt trời dao động trong ngày từ 10 - 12 giờ, tổng nhiệt độ năm đạt 7.5000 C - 8.0000 C.

Lƣợng mƣa trung bình năm tƣơng đối lớn từ 1.500 - 2.200 mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, lƣợng mƣa trung bình các năm 1.867,6 mm/năm.

Lƣợng nƣớc bốc hơi cả năm là 629 mm. Hệ số ẩm ƣớt trung bình K = 3,4 thuộc vùng có độ ẩm cao.

Nhìn chung, với tổng số giờ nắng và lƣợng mƣa tƣơng đối lớn, chế độ nhiệt phong phú, khí hậu Lục Yên hầu nhƣ quanh năm ở tình trạng ẩm ƣớt, nguy cơ xảy ra cháy rừng thấp (trừ 6 tháng khô hạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).

* Khó khăn: Mùa đông lạnh giá, ít mƣa kéo dài từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau. Đây là thời điểm khô hạn kéo dài, nguy cơ cháy rừng xảy ra cao ;

các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều, lƣu lƣợng nƣớc thất thƣờng và biến đổi theo mùa. Mùa khô các suối thƣờng cạn. Do đó khó khăn cho công tác đi lại và cung cấp nƣớc cho công tác chữa cháy rừng khi có cháy xảy ra.

Nguy cơ cháy rừng ở Lục Yên có liên quan chặt chẽ đến điều kiện khí hậu, thời tiết hanh khô kéo dài, độ ẩm không khí càng cao, lƣợng mƣa thấp thì càng dễ xảy ra cháy rừng. Vì vậy, đề tài tiến hành phân tích đặc điểm của các nhân tố nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa ở tại địa phƣơng.

Trong bối cảnh ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên. Theo đó, khi nhiệt độ tăng lên thì nguy cơ cháy rừng có tăng lên bởi vì, vật liệu cháy là một trong ba yếu tố cơ bản để hình thành nên một đám cháy rừng, nhƣng vật liệu cháy có khả năng bắt cháy và phát triển thành cháy rừng hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó độ ẩm của vật liệu cháy có ý nghĩa quyết định. Độ ẩm vật liệu cháy có quan hệ chặt với các yếu tố khí tƣợng. Nhƣ vậy, khi nhiệt độ tăng làm nhiệt độ không khí tăng, độ ẩm không khí giảm và làm độ ẩm vật liệu cháy giảm dẫn đến nguy cơ cháy rừng có tăng.

Khi nhiệt độ tăng lên kéo theo nguy cơ cháy rừng tăng theo, khi đó biện pháp PCCCR cũng thay đổi cho phù hợp. Vì vậy, cần cải thiện cấu trúc rừng (tăng độ tàn che để cải thiện tiểu hoàn cảnh khí hậu theo hƣớng giảm nguy cơ cháy rừng – duy trì độ ẩm vật liệu cháy ở mức chƣa có khả năng bắt cháy, đặc biệt vào mùa hanh khô).

3.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội

Thông qua điều tra, thu thập số liệu về điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn, phỏng vấn các hộ dân ở các khu vực thƣờng xảy ra cháy rừng trong những năm qua, đề tài đã phân tích nh ững thuận lợi và khó khăn liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy rừng, kết quả cho thấy:

3.2.2.1. Đặc điểm về kinh tế

* Thuận lợi: Lục Yên là huyện có tiềm năng phát triển kinh tế. Bên cạnh đó tài nguyên đất màu mỡ, thích hợp với phát triển các loài cây LSNG có giá trị kinh tế cao nhƣ: Mây nếp, Quế, Tre mai, v.v... góp phần tăng thu nhập cho ngƣời dân có

cuộc sống phụ thuộc phần lớn vào tài nguyên rừng và đất rừng. Điều này làm giảm áp lực vào công tác bảo vệ rừng đặc biệt là công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

* Khó khăn: Nguồn thu nhập của ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập chính từ sản xuất nông lâm nghiệp, do đó gây áp lực không nhỏ đến công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, đặc biệt là các xã vùng cao của huyện.

3.2.2.2. Phân bố dân cư, dân tộc, lao động

* Thuận lợi: Lực lƣợng lao động toàn huyện khá dồi dào với dân số năm 2014 là 106.822 ngƣời, mật độ bình quân 132 ngƣời/km2

. Lục Yên có 16 dân tộc anh em trong đó dân tộc Tày chiếm 53,3%, Kinh 21,2%, Nùng 10,4%, còn lại là các dân tộc khác. Các dân tộc sinh sống theo vùng sinh thái khác nhau, phong tục tập quán cúng rừng ăn thề bảo vệ rừng hàng năm đƣợc tổ chức vào mùa xuân, là điều kiện tốt để phát huy bản sắc và tuyên truyền bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.

* Khó khăn: Dân cƣ phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở nông thôn, các xã vùng sâu vùng xa. Địa hình lại chia cắt mạnh, các khu vực có rừng lại ở xa khu dân cƣ do đó khó khăn cho việc phát hiện sớm cháy rừng cũng nhƣ việc tuần tra kiểm soát, tiếp cận đám cháy, huy động lực lƣợng, phƣơng tiện và chỉ huy chữa cháy. Lao động có chuyên môn kỹ thuật thấp, một số lao động còn thiếu việc làm, do đó lực lƣợng này tìm kiếm thu nhập bằng cách tác động vào rừng. Còn có nhiều phong tục tập quán sản xuất lạc hậu nhƣ thả rông gia súc, sản xuất nƣơng rẫy quảng canh, luân canh còn phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng cháy rừng, phá rừng, lấn chiếm rừng, làm suy giảm về diện tích, nguồn tài nguyên và suy thoái đất đai.

3.2.2.3. Yếu tố xã hội

* Thuận lợi: Xã hội ngày càng phát triển, hệ thống giáo dục ngày càng đƣợc chuẩn hóa, trình độ nhận thức ngày một đƣợc nâng lên, áp lực về rừng ngày càng giảm; Đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc, tỉnh, huyện, ổn định sắp xếp dân cƣ, sinh kế cho ngƣời dân địa phƣơng.

Nguồn nhân lực trong vùng dồi dào, là cơ sở quan trọng, để thực hiện công tác giao khoán bảo vệ rừng, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đến hộ gia đình đã đƣợc tiến hành nhiều năm.

Lâm trƣờng quốc doanh đang thực hiện chuyển đổi, đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lâm nghiệp. Là lực lƣợng nòng cốt, đi đầu trong xây dựng ngành lâm nghiệp trong thời kỳ đổi mới.

* Khó khăn:

Nhu cầu lâm sản gia tăng cùng với sự gia tăng dân số đã tạo ra sức ép tác động bất lợi tới rừng. Đây là những thách thức lớn trong việc bảo vệ và phát triển vốn rừng.

Cơ sở vật chất của ngành giáo dục toàn huyện vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, trang thiết bị cung cấp cho các trƣờng còn thiếu và lạc hậu; đội ngũ giáo viên giỏi, có chuyên môn cao, có tâm huyết với nghề còn ít do đó chất lƣợng đào tạo chƣa cao. Dẫn đến trình độ dân trí của một bộ phận dân cƣ còn thấp nhất là ở phụ nữ, trẻ em nhiều ngƣời còn chƣa biết tiếng phổ thông, chƣa hoàn thành chƣơng trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Tập quán canh tác còn lạc hậu, tình trạng sản xuất nƣơng rẫy gây cháy rừng vẫn còn xẩy ra. Theo thống kê của cơ quan chức năng và kết quả phỏng vấn các hộ dân thì nguyên nhân cháy rừng chủ yếu là do con ngƣời gây ra, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.7. Thống kê những nguyên nhân gây cháy rừng trên địa bàn nghiên cứu

T T Nguyên nhân Số vụ cháy rừng Tỉ lệ % Số vụ tìm ra thủ phạm Hình thức xử lý Tỷ lệ ngƣời chung ý kiến 1 Đốt nƣơng làm rẫy 13 44,8 3 Xử phạt hành chính 82,5 2 Sử dụng lửa bất cẩn trong rừng, ven rừng 3 10,3 1 Khắc phục hậu quả 57,5 3 Cháy lan từ huyện khác

sang 1 3,4 42,5

4 Các nguyên nhân khác 12 41,4 47,5

Tổng 29 100.0

(Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái)

Kết quả bảng trên cho thấy, các nguyên nhân gây cháy rừng chủ yếu do tập quán canh tác đốt nƣơng làm rẫy của ngƣời dân, chiếm 44,8% tổng số vụ cháy từ năm 2005 đến nay và 82,5% số hộ điều ra có chung ý kiến cho rằng đốt nƣơng làm

rẫy là nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy rừng trong thời gian qua. Do canh tác nƣơng rẫy thƣờng xuyên luân canh và mở rộng diện tích mới, nên canh tác nƣơng rẫy là nguyên nhân trực tiếp gây mất rừng; việc sản xuất nƣơng rẫy, đốt dọn thực bì không đƣợc quản lý chặt chẽ là nguyên nhân chủ yếu gây cháy rừng. Tiếp đến là các nguyên nhân khác (nguyên nhân về thời tiết và các yếu tố khí tƣợng; điều kiện địa hình; kiểu rừng và loại thực bì; các hoạt động của con ngƣời nhƣ hun khói để lấy mật ong; trẻ em trăn trâu đốt lửa, đốt hƣơng đi tảo mộ, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thả đèn trong các ngày lễ hội vô ý gây cháy, v.v...) chiếm 41,4% số vụ cháy và 47,5% ngƣời dân có chung ý kiến. Còn lại là các nguyên nhân nhƣ sử dụng lửa bất cẩn trong rừng, ven rừng (chiếm 10,3% số vụ cháy) và cháy lan từ huyện khác sang (chiếm 3,4% số vụ cháy).

Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy các xã trọng điểm thƣờng xảy ra các vụ cháy rừng, mà nguyên nhân chính là do hoạt động canh tác nƣơng rẫy của ngƣời dân. Điển hình các xã vùng cao của huyện nhƣ xã Phúc Lợi (chiếm 25% số vụ cháy của toàn huyện kể từ 2005 đến nay), Khánh Hòa (16,7%), Tân Phƣơng (16,7), v.v... cũng là các xã có diện tích rừng và đất rừng nhiều, sinh kế ngƣời dân phụ thuộc phần lớn vào tài nguyên rừng, đặc biệt là các hoạt động canh tác nƣơng rẫy.

3.3. Đánh giá thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

3.3.1. Bộ máy và công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ PCCCR

Các văn bản chỉ đạo của trung ƣơng và tỉnh Yên Bái về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đã tƣơng đối hoàn thiê ̣n : Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001; Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Nghị định số 09/2006/NĐ-CP, ngày 16/01/2006 của Chính phủ Quy định về Phòng cháy và chữa cháy rừng; Chỉ thị số 270/CT-TTg ngày 12/02/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/09/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống ngƣời thi hành công vụ; Chỉ thị số 14/CT-UBND, ngày 07/11/2012; Chỉ thị số 16/CT-UBND, ngày

26/11/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc tăng cƣờng các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa hanh khô năm 2012-2013 và chống chặt phá rừng, chống ngƣời thi hành công vụ.

Căn cƣ́ vào các văn bản trên , Uỷ ban nhân dân huyện Lục Yên đã ban hành các văn bản chỉ đạo, thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng nhƣ: Quyết định thành lập Ban chỉ đa ̣o , xây dựng ban hành Quy chế phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng của huyện giai đoạn 2011-2020; Công văn số 128/UBND-NLN, ngày 20 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc tổ chức thực hiện Chƣơng trình bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2015; Công văn số 61/SNN-LN, ngày 20 tháng 2 năm 2012 của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Bái về việc hƣớng dẫn lập Dự án cơ sở về đầu tƣ bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2011 - 2015, định hƣớng đến năm 2020; Văn bản chỉ đạo UBND các xã, thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)