PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động cho vay dự án nước sạch nông thôn mới tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 48)

2.1. Thiết kế luận văn

Luận văn được thực hiện theo các bước nghiên cứu sau:

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu luận văn là một vấn đề cụ thể thuộc lĩnh vực tài chính ngân hang. Đề tài có nền tảng cơ sở lý luận vững chắc về hoạt động cho vay của ngân hang, cơ sở thực tế là hoạt động cho vay dự án nước sạch nông thôn mới tại BIDV Thái Bình và mục đích là đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay dự án nước sạch nông thôn mới tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam.

Bước 2: Tìm hiểu các nghiên cứu, nghiên cứu về các khái niệm và lý thuyết

Tìm hiểu các đề tài, luận văn đã viết về hoạt động cho vay dự án, chương trình nước sạch nông thôn mới, đưa ra quan điểm của tác giả về các mặt đã đạt được và hạn chế của các đề tài đó. Sau đó tác giả chỉ ra các mặt khác biệt, khoảng trống mà tác giả đang hướng đến. Từ đó, tác giả xây dựng nghiên cứu về các khải niệm và lý thuyết về: cho vay, cho vay dự án, cho vay dự án nước sạch nông thôn mới…

Bước 3: Xây dựng đề cương

Qua tìm hiểu các tài liệu tham khảo và hướng dẫn của giáo viên, tác giả xây dựng đề cương làm 4 chương. Đề cương được trao đổi và phê duyệt của giáo viên hướng dẫn.

Bước 4: Thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu thu thập được

Sau khi xây dựng được đề cương chi tiết, tác giả thu thập các dữ liệu theo các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã được đề ra. Sau đó phân tích bằng các phương pháp khoa học để làm sang tỏ các vấn đề cần nghiên cứu.

Tác giả dùng số liệu thu thập được và dựa trên hoạt động thực tế trong việc cho vay dự án nước sạch nông thôn mới tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Thái Bình, tác giả phân tích và đưa ra đánh giá về hoạt động cho vay này.

Bước 6: Giải thích kết quả và viết báo cáo cuối cùng và hoàn thiện luận văn.

- Hoàn thiện kết quả nghiên cứu sơ bộ theo đúng tiến độ gồm chi tiết chương 1 và chương 2. Đây là 2 chương quan trọng trong bài luận văn. Cụ thể: chương 1 làm rõ đối tượng, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của luận văn,sau đó đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu, xây dựng khung lý thuyết làm cơ sở cho các nghiên cứu thực nghiệm ở chương 3, 4; chương 2 tác giả trình bày cụ thể các phương pháp nghiên cứu sẽ sử dụng trong luận văn. Còn chương 3, 4 cũng được tác giả hoàn thành dưới dạng đề cương chi tiết và tiếp tục hoàn thiện.

- Bảo vệ đề cương sơ bộ, tiếp thu ý kiến đánh giá của hội đồng.

- Hoàn thành chi tiết chương 3, 4 thông qua các dữ liệu đã được xử lý phù hợp với ý kiến của giáo viên hướng dẫn và hội đồng đánh giá kết quả nghiên cứu sơ bộ.

- Nộp bản thảo luận văn đã hoàn thiện theo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và hoàn thiện hồ sơ đề nghị báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn cấp trường.

2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin

Để thực hiện bài luận văn này, tác giả đã sử dụng nguồn dữ liệu chính là dữ liệu thứ cấp; bao gồm dữ liệu bên trong và dữ liệu bên ngoài.

Dữ liệu bên trong: Là những dữ liệu phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình. Cụ thể:

 Các kế hoạch kinh doanh, báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh và toàn hệ thống.

 Các hồ sơ tín dụng được lưu trữ về các khoản cấp tín dụng cho dự án nước sạch tại Thái Bình.

 Các quyết định về quy chế, quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam

 ….

Với việc sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại như máy tính điện tử, điện thoại, mạng lan nội bộ thì việc tìm hiểu những thông tin này có phần dễ dàng hơn và đảm bảo phục vụ thông tin đầy đủ cho các bộ phận khác nhau trong ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam.

Dữ liệu bên ngoài: So với nguồn dữ liệu bên trong thì nguồn dữ liệu bên ngoài phong phú, đa dạng và phức tạp hơn nhiều. Cụ thể:

 Các Thông tư, nghị định của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh về chương trình nước sạch quốc gia.

 Các quy định, quy chế về cho vay dự án nước sạch của ngân hàng nhà nước, ngân hàng phát triển Việt Nam.

 Báo cáo kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại có dư nợ tín dụng với các dự án nước sạch.

 Các thông tin liên quan từ internet: website của ngân hàng nhà nước Việt Nam, của ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam.

 …

Dữ liệu thứ cấp có đặc điểm chỉ cung cấp các thông tin mô tả tình hình, chỉ rõ quy mô của vấn đề đề cập chứ chưa thể hiện được bản chất hoặc các mối liên hệ bên trong của vấn đề. Dữ liệu thứ cấp dù thu thập bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp thì nó cũng là những thông tin đã được công bố nên

thiếu tính cập nhật, đôi khi thiếu chính xác và chưa đầy đủ. Tuy nhiên dữ liệu thứ cấp cũng đóng một vai trò quan trọng trong bài luận văn này, góp phần làm tăng thêm giá trị của những dữ liệu sơ cấp hiện hữu. Việc thu thập dữ liệu thứ cấp ban đầu giúp cho việc định hướng và xác định rõ mục tiêu thu thập dữ liệu sơ cấp của tác giả.

2.3. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu

Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn, sau khi đã thu thập được những số liệu điều tra thì vấn đề quan trọng tiếp theo là phải trình bày, xử lý những số liệu đó để khai thác có hiệu quả, từ đó phân tích, rút ra nhận xét, đánh giá hợp lý, khách quan đối với vấn đề đang nghiên cứu, khảo sát.

- Phương pháp tổng hợp số liệu: Toàn bộ số liệu thu thập được là số

liệu định lượng thì tiến hành tính toán theo từng chỉ tiêu trên chương trình Excel như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình, sau đó lập thành các bảng biểu, đồ thị. Để phương pháp này đơn giản, khoa học và giúp tiết kiệm thời gian, tác giả sử dụng các phương pháp biểu hiện số liệu như sau:

Phương pháp bảng biểu: Bảng biểu thống kê là hình thức biểu thị các số liệu thu thập được một cách hệ thống, khoa học nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu, từ đó giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo các hướng khác nhau nhằm đánh giá đúng bản chất hiện tượng. Các loại bảng biểu được sử dụng trong luận văn gồm có bảng đơn giản, bảng phân nhóm, bảng kết hợp.

Phương pháp đồ thị: Đồ thị thống kê là các hình vẽ, đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị được sử dụng trong luận văn này có sự kết hợp giữa các con số, hình ảnh và màu sắc giúp trình bày một cách sinh động, khoa học các đặc trưng của vấn đề mà tác giả đang nghiên cứu. Từ đó có thể thu hút được người đọc, giúp lĩnh hội nhanh chóng về thông tin. Căn cứ vào các nội dung phản ánh trong đề tài, tác giả sử dụng các loại đồ thị: đồ thị rời rạc, đồ thị hình tròn, đồ thị hình cột…

- Phương pháp phân tích thông tin: Là phương pháp quan trọng giúp xác định các mức độ khác nhau của hiện tượng nghiên cứu, xu hướng biến động theo tính chất, quy luật để từ đó dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian xác định. Trong đề tài này, tác giả sử dụng hai phương pháp phân tích thông tin chính là phương pháp phân tích theo dãy số thời gian và phương pháp so sánh.

Phương pháp phân tích theo dãy số thời gian: Các sự vật, sự việc, hiện tượng không ngừng biến đổi qua thời gian và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng không ngừng biến động qua các mốc thời gian khác nhau. Để nghiên cứu sự biến động đó, tác giả đã sử dụng phương pháp dãy số thời gian. Cụ thể ở bài luận văn, tác giả phân tích theo dãy số thời gian được hiểu là nghiên cứu một tập hợp các giá trị định lượng về doanh số cho vay, dư nợ cho vay, lợi nhuận từ cho vay…có thể là số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình theo các thời kỳ liên tiếp, cách nhau 1 năm trong vòng 5 năm. Qua phương pháp này tác giả sẽ có cơ sở khoa học để xác định được mức độ, xu thế biến động và dự báo kết quả trong tương lai gần của các chỉ tiêu đó, đồng thời có cơ sở đánh giá về hoạt động cho vay dự án nước sạch trong ngân hàng nói chung và tại BIDV Thái Bình nói riêng.

Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét chỉ tiêu đề cập đến với chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Phương pháp này được sử dụng rất nhiều trong việc phân tích, đánh giá về hoạt động kinh doanh giữa các đối tượng kinh tế tương xứng. Trong bài luận văn cũng đã sử dụng phương pháp này, cụ thể:

 So sánh kết quả kinh doanh của ngân hàng qua các năm theo các tiêu chí khác nhau.

 So sánh các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay dự án nước sạch của ngân hàng qua các năm

Việc phân tích các số liệu thu thập được giúp tác giả sàng lọc, tổng hợp về sự biến động của các số liệu theo thời gian, không gian từ đó phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang nghiên cứu, hoạt động cho vay đối với dự án nước sạch tại ngân hàng…Việc phân tích này rất quan trọng, nó đưa ra toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài về thực trạng, hạn chế trong hoạt động cho vay đối với các dự án nước sạch nông thôn mới tại Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Thái Bình, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể để phát triển hoạt động cho vay này.

CHƢƠNG 3: HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁC DỰ ÁN NƢỚC SẠCH NÔNG THÔN MỚI TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT

TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÁI BÌNH

3.1.Khái quát về Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển chi nhánh Thái Bình

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ngày nay được thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam; Từ năm 1981 đến 1989 được mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam; Từ 1990 đến 27/04/2012 được mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và từ 27/04/2012 đến nay, chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 – nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình – là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước...

Đến ngày 25/5/2015, thực hiện Đề án tái cơ cấu hoạt động Ngân hàng thương mại, BIDV đã nhận sáp nhập toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) và có một bước phát triển mạnh mẽ về mạng lưới hoạt động với 182 chi nhánh, 798 phòng giao dịch, 1.822

máy ATM, 15.962 điểm giao dịch POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc, gia tăng nền khách hàng mới, đặc biệt khách hàng các khách hàng nhỏ và vừa hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau, thị phần khách hàng rộng khắp cả thành thị và nông thôn. Trên lĩnh vực kinh doanh đối ngoại, BIDV tiếp tục khẳng định vai trò Chủ tịch các Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam tại Lào, Campuchia, Myanmar, tăng cường quảng bá xúc tiến đầu tư thương mại sang các thị trường tiềm năng như Liên Bang Nga, Châu Âu và Đông Bắc Á; đạt được những bước tiến quan trọng trong việc thâm nhập và kết nối với thị trường Đài Loan, Nhật Bản; xúc tiến và thành lập mới các hiện diện tại Đài Loan và Liên Bang Nga và được cấp phép mở chi nhánh tại Myanmar (3/2016).

BIDV tiếp tục tập trung phát triển thể chế theo mô hình Ngân hàng TMCP hiện đại, từng bước hoàn thiện công tác quản trị doanh nghiệp, quản lý chiến lược, điều hành KHKD theo thông lệ; tăng cường năng lực quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II, ứng dụng CNTT trong hoạt động; mô hình tổ chức, cung ứng sản phẩm dịch vụ hướng mạnh đến khách hàng đã tạo nên bước đột phá trong việc thu hút khách hàng đến với BIDV.

Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,…

BIDV Thái Bình là một đơn vị thành viên (Chi nhánh cấp 1) của BIDV, có trụ sở tại 80D Lý Thường Kiệt, Phường Lê Hồng Phong, Thành phố Thái Bình. BIDV Thái Bình được thành lập vào giai đoạn toàn hệ thống BIDV đã chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp, vừa

cho vay theo kế hoạch, chỉ định của Nhà Nước, vừa tự huy động vốn để cho vay và tự chịu trách nhiệm, tự trang trải. Trong những năm đầu thành lập, trong điều kiện khó khăn về mọi mặt từ cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện làm việc đến môi trường hoạt động kinh doanh, BIDV Thái Bình đã hoàn thành nhiệm vụ đầu tư phát triển, cùng các doanh nghiệp bạn góp phần xây dựng cơ sở, nền móng ban đầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau này của tỉnh Thái Bình.

BIDV Thái Bình là đơn vị hoạt động nhiều năm có hiệu quả và đạt mức tăng trưởng khá trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn hệ thống. Khó khăn thử thách cũng từng bước vượt qua, vị thế và uy tín của BIDV Thái Bình đã được khẳng định. Đến nay, BIDV Thái Bình có một diện mạo mới: Tự tin, năng động, trẻ trung, sáng tạo, xứng đáng với bằng khen của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam.

3.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức

Với phương châm hoạt động hiệu quả, BIDV Thái Bình đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, nhằm đảm bảo mọi hoạt động của chi nhánh được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, bộ máy linh hoạt gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí hoạt động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đến cuối năm 2016, Chi nhánh đã có 09 Phòng nghiệp vụ, 8 Phòng giao dịch với tổng số cán bộ là 122 cán bộ.

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức hoạt động của BIDV Thái Bình Ban lãnh đạo Khối Trực thuộc Khối Quản lý nội bộ KhốiTác nghiệp Khối Quản lý khách hàng Khối Quản lý rủi ro Phòng Khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động cho vay dự án nước sạch nông thôn mới tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 48)