3.1 .Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Thái Bình
3.2 Thực trạng cho vay đối với các dự án nước sạch nông thôn mới tại ngân
3.2.2 Thực trạng cho vay đối với các doanh nghiệp thực hiện dự án nước sạch
3.2.2.1 Chính sách cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp thực hiện dự án nước sạch nông thôn mới tại BIDV Thái Bình
Chính sách cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp thực hiện dự án nước sạch nông thôn mới tại BIDV Thái Bình được áp dụng chung theo Quyết định 203/QĐ- HĐQT ngày 16/7/2004 về Quy chế cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và Sổ tay tín dụng của Ngân hàng được định kì bổ sung sửa chữa.
Theo Quyết định 203/QĐ- HĐQT ngày 16/7/2004 về Quy chế cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam quy định về
quy mô cho vay: BIDV Thái Bình có thể hỗ trợ cho vay lên đến 70% giá trị tổng mức đầu tư dự án ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư (sau khi đã trừ phần vốn do địa phương cơ sở và nhân dân tham gia đóng góp. nếu có) đồng thời phải đảm bảo phù hợp với các quy định, cơ chế chính sách của Nhà nước về lĩnh vực ngân hàng và chương trình nước sạch nông thôn mới. Do xuất phát từ quy mô và phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp thực hiện dự án là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ nên nhu cầu về vốn của đối tượng khách hàng này thường không quá lớn, vì thế quy mô các khoản vay thường nhỏ (trong khoảng vài tỷ đến vài chục tỷ).
Thời hạn cho vay cũng được quy định cụ thể trong “Quy chế cho vay đối với khách hàng” của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Hầu hết các dự án nước sạch nông thôn mới đều áp dụng thời hạn cho vay là trung và dài hạn đối với dự án đầu tư mới, thời hạn ngắn hạn đối với các dự án nâng cấp, sửa chữa nhỏ. Thời hạn cho vay bao gồm thời gian đầu tư, thời gian ân hạn, thời gian trả nợ. Vì phần lớn các khoản vay đối với doanh nghiệp thực hiện dự án nước sạch nông thôn mới tại BIDV Thái Bình hiện nay đều là kỳ hạn trung và dài hạn nên có độ rủi ro cao hơn so với các khoản cấp tín dụng ngắn hạn. Thời hạn cho vay được quy định rõ ràng, chi tiết trong từng hợp
đồng tín dụng giữa ngân hàng và các doanh nghiệp, phù hợp với nhu cầu, nguồn vốn trả nợ của các dự án.
- Chính sách về lãi suất và phí vay ngoài việc áp dụng theo Quyết định 203/QĐ- HĐQT ngày 16/7/2004 về Quy chế cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, thì trong Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND về việc ban hành quy định một số cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015 – 2020 đã đưa ra một số cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh, cụ thể: Các doanh nghiệp thực hiện dự án nước sạch nông thôn mới được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay để đầu tư tài sản cố định trong 03 năm đầu kể từ ngày vay vốn; mức lãi suất hỗ trợ theo lãi suất vay ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính cho vay để thực hiện dự án nhưng không quá mức lãi suất bình quân của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh theo thời điểm vay vốn. Chính sách phí và lãi suất mà BIDV Thái Bình đang áp dụng cho các dự án nước sạch nông thôn mới được áp dụng theo lãi suất cố định hoặc thả nổi với từng kỳ hạn nhất định, sau khi ngân hàng đã tính toán đến rủi ro, và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, chính sách phí và lãi suất mà BIDV Thái Bình đang áp dụng cho các khoản vay của dự án nước sạch nông thôn mới đang được áp dụng như hầu hết các dự án đầu tư khác.
Ngoài ra, trong Sổ tay tín dụng, chương X về Bảo đảm tiền vay có quy định về Tài sản đảm bảo cho khoản vay: Tùy vào loại tài sản mà doanh nghiệp đưa ra đảm bảo, ngân hàng sẽ định giá và cấp tín dụng theo tỷ lệ phần trăm trên mỗi loại tài sản đảm bảo. Hiện nay, các dự án nước sạch đang đưa vào tài sản cầm cố là các bất động sản, nhà xưởng, máy móc…là chủ yếu.
Trong hoạt động cấp tín dụng cho các dự án nước sạch nông thôn mới tại BIDV Thái Bình, tài sản đảm bảo trở thành một yêu cầu quan trọng hàng đầu. Tài sản đảm bảo được BIDV Thái Bình coi như một bia đỡ để khắc phục, hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong trường hợp dự án hoạt động yếu kém, doanh nghiệp phá sản, không còn khả năng thanh toán.
3.2.2.2 Quy trình cho vay đối với các doanh nghiệp thực hiện dự án nước sạch nông thôn mới tại BIDV Thái Bình
Quy trình cho vay và quản lý tín dụng đối với các doanh nghiệp thực hiện dự án nước sạch nông thôn mới tại Thái bình được soạn thảo trên nguyên tắc tuân thủ các văn bản pháp lý hiện hành liên quan tới quá trình cho vay và quản lý tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam ban hành với mục đích giúp cho quá trình vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi Cán bộ tín dụng phòng Khách hàng doanh nghiệp tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi tất toán thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo ba bước chính:
Bước 1: Thẩm định trước khi cho vay bao gồm: Tiếp nhận hồ sơ dự
án nước sạch; Thẩm định; Quyết định cho vay hoặc trình Hội sở chính nếu vượt thẩm quyền; Lập và ký hợp đồng tín dụng khế ước vay vốn; Giải ngân cho vay.
- Các hồ sơ xin vay vốn được chủ dự án gửi đến phòng Khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh:
Đơn đề nghị vay vốn.
Thuyết minh phương án vay vốn.
Báo cáo tình hình xây dựng dự án đến thời điểm lập phương án (nếu có)
Các giấy tờ liên quan đến việc triển khai xây dựng dự án hiện tại.
Cán bộ tín dụng tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hoàn thiện hồ sơ vay vốn; Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ với những nội dung thuộc hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay, hồ sơ đảm bảo tiền vay và mục đích vay vốn.
- Ngân hàng thực hiện điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và dự án nước sạch. Tiến hành phân tích, thẩm định dự án để đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của dự án, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.
- Kiểm tra tình trạng thực tế của các tài sản đảm bảo tiền vay, kiểm tra mức độ đáp ứng một số điều kiện về tài chính, chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng theo “Quy trình tính điểm tín dụng”.
- Đưa ra báo cáo thẩm định khoản vay, đối với những món vay vượt thẩm quyền của chi nhánh thì gửi hồ sơ trình Trung ương. Đồng thời Ngân hàng cũng xem xét khả năng nguồn vốn cung ứng và điều kiện thanh toán của Chi nhánh để phê duyệt khoản vay.
- Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo sau đó giải ngân.
- Trong quá trình giải ngân, đối với mỗi hợp đồng doanh nghiệp có thể rút vốn làm nhiều lần, mỗi lần phải lập giấy nhận nợ. Việc rút vốn vay từng lần được đảm bảo đúng nội dung yêu cầu chi trả và mục đích vay theo hồ sơ theo dõi và tiến hành định kỳ hạn nợ cho từng khoản rút vốn. Trong trường hợp cần thiết, ngân hàng có thể thu hồi vốn đã phát vay, quản lý chặt tài sản
đảm bảo. Khi khả năng thanh toán được tái lập, ngân hàng xét cho sử dụng tiếp số vốn đã ký vay.
Bước 2: Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay.
- Ngân hàng thường xuyên bám sát tình hình thực hiện dự án của doanh nghiệp theo đúng mục đích sử dụng vốn vay, hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn, đồng thời để sớm phát hiện những sai lệch trong quá trình sử dụng vốn vay, những khó khăn mà khách hàng gặp phải để có cơ hội hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, tránh rủi ro.
- Trong giai đoạn này, ngân hàng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay, theo dõi kỳ hạn nợ, chủ động lập giấy thu nợ.
- Trong một số trường hợp, ngân hàng có thể gia hạn nợ cho doanh nghiệp thực hiện dự án bao gồm các nguyên nhân khách quan như biến động thị trường, các nguyên nhân bất khả kháng, các nguyên nhân chủ quan chưa tính toán chính xác khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Bước 3: Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay.
- Khi doanh nghiệp thực hiện dự án đã trả hết nợ, ngân hàng tiến hành đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí… để tất toán khoản vay, giải chấp tài sản đảm bảo.
- Sau khi hoàn tất giao dịch vay vốn với doanh nghiệp thực hiện dự án, ngân hàng tiến hành đánh giá lại khách hàng, hiệu quả khoản vay.
3.2.2.3 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động cho vay dự án nước sạch nông thôn mới tại BIDV Thái Bình
Doanh số cho vay DANSNTM - Tốc độ tăng trƣởng doanh số cho vay DANSNTM
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay dự án nước sạch nông thôn mới trong khoảng thời gian từ 2012-2016, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay dự án NSNTM tại BIDV Thái Bình được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.2 Doanh số cho vay dự án nƣớc sạch nông thôn mới tại BIDV trong giai đoạn 2012- 2016.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm của BIDV Thái Bình)
Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy, doanh số cho vay dự án NSNTM có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2012, doanh số mới chỉ đạt 15,7 tỷ đồng thì đến năm 2016, con số này đã lên đến 149,8 tỷ đồng gấp gần 10 lần so với năm 2012 - khi tỉnh Thái Bình vừa bắt đầu triển khai hình thức các doanh nghiệp tham gia chương trình xã hội hóa đầu tư và ngân hàng cũng bắt tay kí kết những hợp đồng tín dụng đầy tiềm năng này. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng
0 20 40 60 80 100 120 140 160 2012 2013 2014 2015 2016 15,7 34,2 72,1 92,3 149,8
doanh số cho vay dự án NSNTM lại không đều và có xu hướng tăng chậm lại. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng doanh số đạt đỉnh điểm với 117,83% thì đến năm 2015, con số này chỉ còn 28,92%.
Biểu đồ 3.3. Tốc độ tăng trƣởng doanh số cho vay dự án NSNTM tại BIDV Thái Bình giai đoạn 2012- 2016
Đơn vị tính: %.
.
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm của BIDV Thái Bình)
Dƣ nợ cho vay - tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay
Trong những năm qua, bên cạnh những đối tượng khách hàng cho vay truyền thống, BIDV Thái Bình đã đẩy mạnh hoạt động cho vay dự án mà đặc biệt là dự án nước sạch nông thôn mới. Tình hình dư cho vay dự án nước sạch nông thôn mới qua các năm tại chi nhánh như sau:
Bảng 3.6 Dƣ nợ cho vay dự án nƣớc sạch nông thôn mới tại BIDV Thái Bình giai đoạn 2012- 2016
0 117,830% 110,820% 28,020% 62,300% 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 2012 2013 2014 2015 2016
Đơn vị: tỷ đồng.
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Dƣ nợ cho vay dự án NSNTM 15,7 31,2 65,5 84 140
Tăng giảm (+/-) 15,5 34,3 18,5 56
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm của BIDV Thái Bình)
Từ bảng số liệu trên cho thấy dư nợ cho vay dự án NSNTM có xu hướng tăng qua các năm. Nếu như năm 2012, tại thời điểm bắt đầu cho vay dự án NSNTM, dư nợ tín dụng cho đối tượng khách hàng mới chỉ đạt 15,7 tỷ đồng thì đến năm 2016 con số này đã lên đến 140 tỷ đồng. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DANSNTM thì có thay đổi không đều qua 5 năm nghiên cứu:
Biểu đồ 3.4. Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay dự án nƣớc sạch nông thôn mới từ 2012-2016 tại BIDV Thái Bình.
Đơn vị tính: %.
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm của BIDV Thái Bình)
0 98,730% 109,940% 28,240% 66,670% 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 2012 2013 2014 2015 2016
Từ biểu đồ trên, có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay dự án NSNTM tăng mạnh từ năm 2012-2014, sau đó giảm mạnh vào năm 2015 và tăng nhẹ vào năm 2016. Thời điểm từ năm 2013-2014, khi nền kinh tế đã có sự phục hồi, Ngân hàng cũng đẩy mạnh công tác cho vay đối với các dự án mang tính chất đầu tư xã hội hóa, với chủ trương không chỉ là lợi nhuận mang lại mà nâng cao vai trò hỗ trợ của ngân hàng đối với việc xây dựng nền kinh tế, xây dựng đất nước phát triển hơn. Năm 2014, cũng là thời điểm UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 19/2014/QĐ-UBND ngày 29/4/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định một số cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015 – 2020. Vì thế, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay dự án NSNTM thời điểm này tăng đột biến, sau đó tăng chậm hơn.
Lợi nhuận, tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận
Lợi nhuận từ hoạt động cho vay dự án NSNTM qua các năm tại BIDV Thái Bình được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.7. Lợi nhuận cho vay dự án nƣớc sạch nông thôn mới tại BIDV Thái Bình giai đoạn 2012- 2016
Đơn vị: Tỷ đồng.
2012 2013 2014 2015 2016
LN từ hoạt động cho vay 13,38 13,96 16,71 19,52 23,77
LN từ cho vay dự án NSNTM 0,15 0,32 0,68 1,09 1,68 LN từ cho vay dự án NSNTM/ LN từ hoạt động cho vay 1,15% 2.32% 4,11% 5,06% 7,07%
Cũng như dư nợ cho vay hay doanh số cho vay dự án NSNTM, lợi nhuận từ cho vay dự án NSNTM mới cũng có xu hướng tăng dần qua các năm 2012 – 2016. Năm 2012, lợi nhuận từ hoạt động cho vay này chỉ mang lại 0,15 tỷ đồng chiếm 1,15% trên tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay của toàn chi nhánh thì đến năm 2016, con số này là 23,77 tỷ đồng chiếm 7,07% lợi nhuận từ hoạt động cho vay của chi nhánh. Đây là điều đáng được ghi nhận, cho thấy hoạt động cho vay dự án nước sạch nông thôn mới tại BIDV Thái Bình thời gian qua được triển khai đem lại hiệu quả khá tốt. Đây cũng là tiền đề quan trọng để chi nhánh chú trọng mở rộng hơn về hoạt động cho vay dự án nước sạch nông thôn mới trên địa bàn.
Số lƣợng khách hàng
Một yếu tố không thể không nhắc đến khi đánh giá việc mở rộng hoạt động cho vay dự án NSNTM tại BIDV Thái Bình là số lượng dự án NSNTM có vay vốn tại ngân hàng. Số lượng khách hàng năm cũng có xu hướng tăng đều qua các năm thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.5. Số lƣợng dự án nƣớc sạch NTM vay vốn tại BIDV Thái Bình