3.1 .Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Thái Bình
3.2 Thực trạng cho vay đối với các dự án nước sạch nông thôn mới tại ngân
3.2.1 Hoạt động của các doanh nghiệp thực hiện dự án nước sạch nông thôn
mới tại Thái Bình
Những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tỉnh Thái Bình đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định và các văn bản chỉ đạo làm căn cứ triển khai thực hiện việc cấp nước sạch phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt là người dân vùng nông thôn. Cụ thể, giai đoạn 1998 - 2012, bằng nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia, vốn vay WB, tỉnh đã đầu tư xây dựng 66 công trình nước sạch với tổng vốn đầu tư hơn 615 tỷ đồng. Tuy nhiên, các công trình nước sạch này mới chỉ cung cấp được khoảng 20% số dân ở khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch, trong đó nhiều công trình đã xuống cấp, không bảo đảm số lượng và chất lượng cấp nước phục vụ nhân dân, hiệu quả đầu tư không cao. Trước nhu cầu sử dụng nước sạch tăng nhanh mà nguồn cung đang thiếu, thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 của HĐND tỉnh, ngày 2/8/2012, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND về việc ban hành quy định một số cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015 – 2020. Quyết định số 12 của tỉnh Thái Bình rất kịp thời, là cơ sở để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng công trình nước sạch nông thôn. Minh chứng là chỉ sau hơn một năm thực hiện Quyết định số 12, tỉnh đã thu hút được 20 doanh nghiệp đăng ký đầu tư 23 công trình phục vụ cấp nước cho 137 xã với tổng vốn đầu tư
1.384 tỷ đồng, gấp hai lần tổng vốn đầu tư cho các công trình nước sạch nông thôn từ trước tới năm 2012. Đây là những kết quả quan trọng ban đầu sau thực hiện xã hội hóa đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn. Khác với các dự án nước sạch từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia và vốn WB, các doanh nghiệp sau khi đầu tư nhận được ưu đãi theo Quyết định số 12 của tỉnh thường có quy mô lớn hơn, mỗi công trình cung cấp nước sạch từ 3 - 5 xã. Đến cuối năm 2016, trên địa bàn tỉnh đã có 58 dự án nước sạch nông thôn gồm 22 dự án đầu tư mới, 4 dự án đầu tư nâng cấp mở rộng, 5 dự án đầu tư mở rộng phạm vi cấp nước, 27 dự án chuyển giao doanh nghiệp quản lý. Trong đó, có 25 doanh nghiệp tham gia chương trình xã hội hóa đầu tư sản xuất kinh doanh nước sạch nông thôn mới với 29 nhà máy sản xuất và các doanh nghiệp này đều có những đặc điểm:
Bảng 3.5 Thống kê doanh nghiệp nƣớc sạch tỉnh Thái Bình
Đơn vị tính: Doanh nghiệp.
Nguồn vốn Số lao động Số năm hoạt động
< 20 tỷ đồng 20-100 tỷ đồng <10 người 10-300 người < 5 năm 5 – 10 năm Trên 10 năm DN nước sạch 11 14 4 21 6 13 6
(Nguồn Báo cáo của Hiệp hội nước sạch tỉnh Thái Bình năm 2016)
Trong 25 doanh nghiệp tham gia chương trình xã hội hóa đầu tư sản xuất kinh doanh nước sạch nông thôn mới có 21 doanh nghiệp nhỏ và vừa, 4 doanh nghiệp siêu nhỏ nên nguồn vốn của các doanh nghiệp thực hiện dự án nước sạch chưa đủ mạnh, uy tín trong thị trường tín dụng ngân hàng hay chứng khoán chưa cao. Mặc dù được nhận sự hỗ trợ từ Nhà nước, sự đóng
góp của dân cư, tuy nhiên, các doanh nghiệp này vẫn đang loay hoay về vốn và cầu cứu đến thị trường phi chính thức để đáp ứng nhu cầu vốn cấp bách của mình.
Là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ chính vì vậy những doanh nghiệp này được hình thành và hoạt động phù hợp với nhu cầu thực tế trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp này đang tận dụng được những nguồn lực có sẵn như nguồn lao động, máy móc, trụ sở…với chi phí thấp để thực hiện dự án một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, họ sẵn sàng phục vụ ở những nơi xa xôi nhất hoặc các khoảng trống vừa và nhỏ của thị trường các doanh nghiệp trên địa bàn.
Hầu hết các doanh nghiệp nước sạch là những doanh nghiệp trẻ năng động, linh hoạt dễ thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh mới mẻ. Điều này được thể hiện qua khả năng đổi mới công nghệ sản xuất nước sạch theo xu hướng hiện đại hóa khá nhanh của các doanh nghiệp trong giới hạn về vốn hiện nay; sự hiểu biết nhanh nhạy về các cơ chế, chính sách của Nhà nước về mô hình kinh doanh tư nhân hóa dịch vụ công; khả năng tiếp cận thị trường tín dụng không chính thức từ dân cư của các doanh nghiệp trước khi tiến hành dự án…
Kinh doanh ở lĩnh vực nước sạch thường cần vốn đầu tư dự án sản xuất ban đầu cao nhưng lại không đem lại lợi nhuận mong đợi nhanh chóng cho doanh nghiệp. Chính vì thế, có nhiều doanh nghiệp không sẵn sàng về vốn đang có xu hướng thoái thác cổ phần đầu tư cho doanh nghiệp khác hoặc bán dự án khi chưa hoàn thành.