3.1 .Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Thái Bình
3.3. Đánh giá chung
3.3.1. Mặt thành công
Thứ nhất, hoạt động cho vay đối với các dự án nước sạch nông thôn mới đã và đang gia tăng thu nhập cho ngân hàng, đóng góp một mức lợi nhuận vào tổng lợi nhuận chung của toàn chi nhánh.
Như đã phân tích ở trên, trong năm năm qua, lợi nhuận từ hoạt động cho vay dự án nước sạch nông thôn mới của chi nhánh có sự tăng trưởng đều và ổn định cùng với xu hướng dư nợ cho vay cũng tăng qua các năm. Nhìn chung, hoạt động cho vay dự án nước sạch nông thôn mới đang đem lại hiệu quả nhất định, tạo tiền đề để chi nhánh tiếp tục mở rộng hoạt động cho vay với đối tượng vay mới nói chung và các dự án nước sạch nông thôn mới nói riêng.
Thứ hai, Số lượng khách hàng dự án nước sạch nông thôn mới ngày càng gia tăng.
Sự tăng lên trong quy mô tín dụng cũng như số lượng khách hàng dự án nước sạch nông thôn mới qua các năm phân tích ở trên chứng tỏ BIDV Thái
Bình đã quan tâm, để ý tiếp cận đối tượng khách hàng này, phần nào có những chính sách nhằm mở rộng, thu hút các doanh nghiệp thực hiện dự án.
Thứ ba, chất lượng cho vay dự án nước sạch nông thôn mới tại BIDV Thái Bình đang được kiểm soát tốt.
Cụ thể, trong suốt năm năm từ 2012-2016, các khoản vay của doanh nghiệp thực hiện dự án có mức nợ xấu luôn được duy trì dưới mức 0,1%. Có thể nói, quy trình cấp tín dụng của BIDV Thái Bình khá chặt chẽ, việc quản lý các khoản tín dụng này được chú trọng, kiểm soát rủi ro tín dụng được đề cao.
3.3.2. Những hạn chế và những nguyên nhân 3.3.2.1 Những hạn chế 3.3.2.1 Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận ở trên, hoạt động cho vay dự án nước sạch nông thôn mới vẫn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới nhằm mở rộng hơn về hoạt động cho vay dự án nước sạch nông thôn mới tại BIDV Thái Bình:
- Số lượng khách hàng dự án nước sạch nông thôn mới của BIDV Thái Bình còn hạn chế so với khả năng cung ứng vốn của ngân hàng và các
ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh. Mặc dù 05 năm qua, lượng khách hàng
dự án nước sạch nông thôn mới tại BIDV Thái Bình có xu hướng tăng nghẹ nhưng chưa tương xứng với tiềm năng tiếp cận và mở rộng khách hàng của ngân hàng.
Nguồn lợi nhuận mang lại cho ngân hàng từ các dự án nước sạch nông thôn mới chưa phong phú, đa dạng. Mặc dù lợi nhuận từ cho vay dự án NSNTM mới có xu hướng tăng dần qua các năm 2012 – 2016. Đến năm 2016 lợi nhuận từ cho vay dự án NSNTM mới là 23,77 tỷ đồng chiếm 7,07% lợi nhuận từ hoạt động cho vay của chi nhánh. Nhưng hầu hết các khoản lợi nhuận này chỉ xuất phát từ lãi và phí của khoản vay ký kết giữa doanh nghiệp
và ngân hàng. Đây đang là hạn chế của BIDV Thái Bình trong việc nâng cao lợi nhuận từ công tác giới thiệu và bán chéo sản phẩm trên nền tảng khách hàng có sẵn.
- Quy mô cho vay dự án nước sạch nông thôn mới thực tế tương đối
thấp. Theo như các chính sách áp dụng cho vay dự án nước sạch nông thôn mới đã nêu ở trên, BIDV Thái Bình có thể hỗ trợ cho vay lên đến 70% giá trị tổng mức đầu tư dự án ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư dự án tuy nhiên trên thực tế, số cho vay chỉ đạt khoảng 15-20% tổng mức đầu tư. Chính vì vậy trong thời gian tới, BIDV Thái Bình cần xem xét lại về quy mô cho vay phù hợp với thực tế nhu cầu đầu tư của các dự án.
3.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế - Từ phía doanh nghiệp
Thứ nhất, trình độ xây dựng dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh khả thi của các doanh nghiệp thực hiện dự án còn hạn chế, chưa đủ điều kiện tiếp cận vốn ngân hàng.
Đây là một điều kiện tiên quyết gây cản trở cho các doanh nghiệp khi mới tham gia thị trường hàng hóa đặc biệt này. Có nhiều doanh nghiệp lập phương án vay vốn, kế hoạch sản xuất kinh doanh còn mang tính chủ quan chưa tính toán tới các điều kiện khách quan bên ngoài có thể gây tác động không tốt tới dự án; nhiều khi để cố vay được vốn ngân hàng mà các doanh nghiệp đưa ra phương án sản xuất kinh doanh chỉ nhằm đáp ứng được nhu cầu vay vốn mà chưa tính đến yếu tố hiệu quả của dự án đến đâu. Điều này được lý giải do bản thân các doanh nghiệp thực hiện dự án là các doanh nghiệp trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nước sạch, có thể họ chuyển đổi mô hình kinh doanh từ lĩnh vực khác sang nên chưa thực sự hiểu về dự án sắp triển khai sẽ đạt hiệu quả có tương xứng với những chi phí họ bỏ ra hay không.
Thứ hai,một số doanh nghiệp thực hiện dự án nước sạch nông thôn mới chưa đáp ứng được yêu cầu về vốn tự có và tài sản thế chấp khoản vay.
Là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hay doanh nghiệp siêu nhỏ nên một số doanh nghiệp thực hiện dự án nước sạch nông thôn mới có quy mô doanh nghiệp nhỏ, nguồn vốn ban đầu hạn chế, thiếu vốn tự có là một trở ngại lớn khi doanh nghiệp muốn tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này đang dùng chính đất đai, máy móc, dây chuyền thiết bị để thế chấp khoản vay tuy nhiên những tài sản này đang được định giá theo khung giá của Nhà nước không tương xứng với những đầu tư thực tế (chỉ khoảng trên dưới 50% giá trị tài sản). Mặt khác, nhiều doanh nghiệp đang sử dụng tài sản pháp nhân và tài sản cá nhân xen lẫn, thiếu minh bạch, gây khó khăn trong quá trình thẩm định, đánh giá về năng lực thực sự của doanh nhiệp.
Thứ ba, tâm lý e ngại tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp thực hiện dự án nước sạch nông thôn mới vẫn nặng nề.
Doanh nghiệp thực hiện dự án e ngại đối mặt với những hồ sơ vay vốn ngân hàng phức tạp, rườm ra; quy trình giải quyết cho vay khó khăn với nhiều giấy tờ, thủ tục; phí giao dịch phát sinh liên quan đến khoản vay cao. Đặc biệt trong quá trình vay vốn, doanh nghiệp không hiểu hết được cơ chế vay, phương thức tính lãi, phí phạt của ngân hàng, gây ra sự bất đồng giữa doanh nghiệp và ngân hàng, để từ đó doanh nghiệp có cái nhìn không tốt đối với những khoản tín dụng chính thống này.
- Từ phía ngân hàng
Thứ nhất, quy trình và chính sách vay vốn dành cho khách hàng dự án nước sạch nông thôn mới chưa linh hoạt.
Hiện nay quy trình cho vay và quản lý trong và sau vay đối với các khoản vay dự án nước sạch nông thôn mới được BIDV Thái Bình áp dụng chung như đối với các dự án đầu tư khác mà chưa có quy trình, chính sách
riêng cho đối tượng khách hàng này. Điều này đã hạn chế phần nào việc tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp cũng như việc mở rộng khách hàng đặc biệt này của ngân hàng. Một quy trình cứng nhắc, chưa linh hoạt có thể là một rào cản rủi ro tốt mà ngân hàng đang nhìn nhận, nhưng nó cũng tạo ra rào cản giữa ngân hàng và doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn.
Thứ hai, BIDV Thái Bình chưa chú trọng trong việc đẩy mạng hoạt động marketing, tìm kiếm và mở rộng khách hàng là các doanh nghiệp thực hiện dự án nước sạch nông thôn mới.
BIDV Thái Bình không có bộ phận nghiên cứu thị trường chuyên biệt, chưa có chiến lược quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ rõ ràng. Ngân hàng còn gặp nhiều lúng túng khi tìm hiểu và tiếp cận khách hàng mới, đặc biệt là các doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm nguồn vốn đầu tư ban đầu cho các dự án nước sạch nông thôn mới.
Thứ ba, trình độ cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định dự án của BIDV Thái Bình chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Mặc dù những năm gần đây, trình độ của cán bộ nhân viên các phòng ban liên quan đến tín dụng đã được nâng cao nhưng kiến thức về thị trường, về các cơ chế, chính sách mới của Nhà nước chưa được cập nhật thường xuyên. Ngoài ra, vẫn có nhiều cán bộ nhân viên cứng nhắc trong việc xét duyệt, thẩm định dự án, dẫn đến từ chối một số khoản vay tốt có đủ điều kiện và khả năng trả nợ cao.
-Các nguyên nhân khác
Cơ chế hỗ trợ của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp thực hiện dự án nước sạch nông thôn mới chưa nhất quán; các yếu tố hỗ trợ doanh nghiệp được nêu ra trong các văn bản nghị định, quyết định chưa được thực hiện đầy đủ, kịp thời, gây tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại khi thực hiện cho vay dự án.
Chưa có văn bản pháp quy nào quy định cụ thể về các doanh nghiệp thực hiện dự án nước sạch nông thôn mới, tạo sự độc quyền tương đối cho một số doanh nghiệp nhà nước đã và đang kinh doanh ngành nghề này. Các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia vào lĩnh vực sản xuất hàng hóa công gặp không ít khó khăn với khả năng cạnh tranh hạn chế về vốn, quy mô sản xuất, kinh nghiệm thực tế…
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DỰ ÁN NƢỚC SẠCH NÔNG THÔN MỚI TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÁI BÌNH. 4.1 Định hƣớng cho vay dự án nƣớc sạch nông thôn mới tại Ngân hàng đầu tƣ và phát triển chi nhánh Thái Bình trong thời gian tới
4.1.1 Định hướng chung về hoạt động cho vay của BIDV Thái Bình
Mục tiêu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Bình là tiếp tục tạo bước phát triển mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh chính gắn với định hướng phát triển của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hướng tới nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của một Chi nhánh NHTM uy tín có quy mô, thị phần, chất lượng trên địa bàn và khu vực Đồng bằng sông Hồng, góp phần xây dựng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trở thành Tập đoàn tài chính – Ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa dạng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Định hướng cụ thể đến năm 2020 của Chi nhánh như sau:
- Nâng cao sức cạnh tranh trên các bình diện: thị trường, thị phần, sản phẩm dịch vụ và hiệu quả kinh doanh;
- Tái cơ cấu (nền khách hàng, danh mục tài sản nợ - có) nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng, chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững;
- Cải thiện và phát triển hệ thống công nghệ thông tin gắn với phát triển đa dạng hóa hệ thống sản phẩm và kênh phân phối;
- Duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng trên 20%/năm. Gắn tăng trưởng tín dụng với các chương trình thúc đẩy sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng của Chính phủ, tập trung đẩy mạnh phát triển tín dụng bán lẻ. Đảm bảo “chất lượng, hiệu quả, an toàn trong tín dụng”. Tăng trưởng gắn liền kiểm soát rủi ro tín dụng, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu <5%. Đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng huy động vốn và thu dịch vụ trên 20%/năm.
- Xây dựng bộ phận chăm sóc khách hàng riêng trên toàn hệ thống, cập nhật thông tin ý kiến khách hàng thường xuyên liên tục, giải đáp thắc mắc, tư vấn và bán hàng dịch vụ trực tuyến thông qua bộ phận chăm sóc khách hàng này.
Về cơ bản, định hướng hoạt động cho vay của BIDV Thái Bình trong thời gian tới vẫn là tăng cường hơn nữa hoạt động cho vay trung – dài hạn, đặc biệt là cho vay dự án nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng hoạt động. Đồng thời mở rộng quy mô, hiệu quả của hoạt động cho vay dự án cũng được quan tâm đặt lên hàng đầu. Các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu…gắn liền với định hướng chung của chi nhánh.
4.1.2 Định hướng mở rộng cho vay dự án nước sạch nông thôn mới của BIDV Thái Bình Thái Bình
Dự án nước sạch nông thôn mới là một trong những đối tượng vay khá mới đối với hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Thái Bình.
- Mở rộng thị phần cho vay dự án nước sạch nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đạt mức trên 40% tổng số dự án trên địa bàn tỉnh. Duy trì tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay dự án nước sạch nông thôn mới ở mức ổn định đạt 40-50%/ năm. Đồng thời phối hợp với khách hàng tìm giải pháp cùng nhau vượt qua những khó khăn khi phải chịu sự tác động khách quan từ bên ngoài, trên cơ sở ưu tiên giải ngân cho các dự án nước sạch sắp hoàn thành, hỗ trợ cho việc sản xuất kinh doanh nước sạch của các doanh nghiệp triển khai dự án có hiệu quả. Đảm bảo tỷ lệ nợ xấu ở mức nhỏ hơn 3%.
- Cơ cấu các khoản vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp thực hiện dự án nước sạch tại BIDV Thái Bình đã chiếm tỷ trọng lớn, Ngân hàng tiếp tục giữ cân đối giữa cho vay ngắn hạn và cho vay trung – dài hạn để tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện dự án mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm nước sạch.
- Điều hành lãi suất linh hoạt trên cơ sở khung lãi suất của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, đáp ứng nhạy bén, kịp thời sự thay đổi của thị trường, đảm bảo cân đối hợp lý giữa tài chính và thu hút vốn đối với các doanh nghiệp nói chung và các dự án nước sạch nói riêng.
4.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay dự án nƣớc sạch nông thôn mới tại Ngân hàng đầu tƣ và phát triển chi nhánh Thái Bình
4.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách
- Hoàn thiện cơ chế đảm bảo tiền vay đối với doanh nghiệp thực hiện dự án nước sạch nông thôn mới: BIDV Thái Bình nên xây dựng chuẩn mực riêng về đảm bảo tiền vay đối với các khoản vay dành riêng cho các doanh nghiệp thực hiện dự án nước sạch nông thôn mới. Cụ thể, giá trị tài sản đảm bảo nên được định giá phù hợp với giá trị thị trường chứ không chỉ dựa vào khung giá của Nhà nước đưa ra, BIDV Thái Bình có thể coi trọng nhưng không quá phụ thuộc vào tài sản đảm bảo bởi các khoản vay dự án nước sạch nông thôn mới được trả bằng nguồn thu từ phương án sản xuất kinh doanh chứ không phải tài sản sản đảm bảo, nên tài sản đảm bảo chỉ là điều kiện cần chứ không là điều kiện đủ trong cho vay.
BIDV Thái Bình thực hiện chính sách khách hàng đặc biệt đối với các dự án nước sạch nông thôn mới như giảm thiểu những quy trình nghiệp vụ mang tính lặp lại trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo đúng, đủ trong nguyên tắc tín dung; đưa ra những ưu đãi về lãi suất cho vay, giảm phí dịch vụ, ưu đãi sử dụng các sản phẩm khác của ngân hàng… Chính sách khách hàng đặc biệt này như một hình thức khuyến mại mà ngân hàng dành cho các doanh nghiệp thực hiện dự án nước sạch nông
thôn mới và khuyến khích doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng nhiều các sản phẩm của ngân hàng.
4.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
BIDV Thái Bình cần tiếp tục xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp theo từng vị trí, chức danh, nhiệm vụ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực hiện tại: