Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động cho vay dự án nước sạch nông thôn mới tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 96)

3.1 .Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Thái Bình

4.3.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

4.3. Một số kiến nghị

4.3.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

- NHNN cần hoàn thiện môi trường hành lang pháp lý thông qua việc ban hành những văn bản dưới luật, kết hợp có hiệu quả với các văn bản quy phạm pháp luật khác như công văn, thông tư, chỉ thị của các cấp ngành liên quan nhằm đưa ra những chính sách tín dụng hợp lý, hỗ trợ tối đa trong quá trình vay vốn, khuyến khích phát triển tín dụng sạch cho các doanh nghiệp tham gia quá trình xã hội hóa đầu tư nói chung và các dự án nước sạch nông thôn mới nói riêng. Cụ thể, NHNN cần nhanh chóng chỉnh sửa và hoàn thiện các văn bản pháp luật về quy chế cho vay, bảo lãnh, tài sản bảo đảm…theo hướng linh hoạt, tăng tính chủ động cho các NHTM và các doanh nghiệp.

- Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng CIC của NHNN, cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác cho các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế khác: Xây dựng CIC là trung tâm tín dụng quốc gia hàng đầu trên cơ sở công nghệ khoa học tiên tiến; có sự phối hợp chặt chẽ giữa CIC với các cơ quan thuế, thống kê, bộ tài chính, bộ kế hoạch đầu tư…để sàng lọc thông tin.

- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước với các tổ chức tín dụng nhằm phát hiện, xử lý các sai phạm của các tổ chức tín dụng khi thực hiện các quy định của NHNN về tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ nợ xấu trong mức cho phép… đồng thời tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng trong môi trường kinh doanh giữa các tổ chức tín dụng và ngân hàng, phòng ngừa tổn thất cho cả hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động cho vay dự án nước sạch nông thôn mới tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 96)