Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động cho vay dự án nước sạch nông thôn mới tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 61)

3.1 .Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Thái Bình

3.1.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh

3.1.4.1 Hoạt động huy động vốn

Bảng 3.1. Tình hình huy động vốn tại BIDV Thái Bình giai đoạn 2012-2016

Đơn vị: Tỷ đồng, %.

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng huy động 2.352 2.869 3.082 3.122 3.784

Tăng giảm (+/-) 547 517 213 40 662

Tăng giảm (%) 30,30% 21,98% 7,42% 1,3% 21,2%

(Nguồn báo cáo thường niên - BIDV Thái Bình)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, nguồn huy động vốn của BIDV Thái Bình qua các năm tăng lên với diễn biến khá tốt. Tính đến 31/12/2016 tổng nguồn vốn huy động (bao gồm cả VNĐ và ngoại tệ) đạt 3.784 tỷ đồng tăng 662 tỷ đồng so với năm 2015.

Bên cạnh đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng chiếm khoảng 25- 35% trên tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, nguồn vốn này chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn – số tiền các doanh nghiệp gửi vào để đảm bảo thanh toán – với nguồn vốn này, Ngân hàng phải trả lãi suất rất thấp nhưng nó không mang tính ổn định cao, khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào, vì vậy Ngân hàng luôn phải dự trữ một tỷ lệ lớn để đảm bảo thanh toán. Trong giai đoạn từ 2012- 2016, tỷ trọng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế giảm dần từ 35,29% năm 2012 xuống 25,84% trong năm 2016.

Có thể nhận thấy tình hình huy động vốn trong thời gian vừa qua của BIDV Thái Bình là khá tốt và ấn tượng trong bối cảnh thị trường huy động vốn giữa các ngân hàng thương mại nói chung và trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói riêng đang có sự cạnh tranh khốc liệt. Chi nhánh đã thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình huy động vốn – sử dụng vốn hàng tháng trên địa bàn để đẩy mạnh những sản phẩm huy động vốn phù hợp, lãi suất huy động linh hoạt theo từng sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định và chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước, đảm bảo khả năng thanh toán, cân đối vốn tại chỗ.

3.1.4.2 Hoạt động sử dụng vốn

BIDV Thái Bình rất coi trọng công tác tín dụng, đảm bảo hoạt động tín dụng tăng trưởng an toàn và hiệu quả. Công tác tín dụng của BIDV Thái Bình trong giai đoạn 2012-2016 được thể hiện qua như sau:

Bảng 3.2 Tình hình sử dụng vốn của BIDV Thái Bình từ 2012 -2016.

Đơn vị: Tỷ đồng.%.

STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

1 Tổng dư nợ 1.394 1.516 1.908 2.296 2.814

Phân loại theo thời gian 1.394 1.516 1.908 2.296 2.814

Ngắn hạn 1100,43 1115,77 1329,6 1548,36 1770,07

Trung và dài hạn 293,57 400,23 578,4 747,64 1043,93

Phân loại theo TSĐB 1.394 1.516 1.908 2.296 2.814

Dư nợ cho vay có TSĐB 1.178 1.399 1.812 2.137 2.698

Dư nợ cho vay không có TSĐB 216 117 96 159 116

Phân loại theo đối tượng vay 1.394 1.516 1.908 2.296 2.814

Cho vay KHDN 1.044 1.100 1.350 1.545 1.803

Cho vay bán lẻ 350 416 558 751 1.011

2 Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,57 1,4 1,45 1,3 1,2

Từ bảng số liệu cho thấy, thời điểm năm 2012-2013 khi hệ thống các ngân hàng thương mại đang trong giai đoạn phục hồi sau khi bị ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế và lạm phát, thì dư nợ tín dụng của chi nhánh vẫn duy trì và có mức tăng trưởng nhẹ. Giai đoạn từ 2014-2016, sự tăng trưởng tích cực hơn cả về quy mô và chất lượng, điều đó đã khẳng định vị thế của BIDV Thái Bình trong thị trường cạnh tranh tín dụng giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Tính đến 31/12/2016 tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt 2.814 tỷ đồng, tăng 518 tỷ đồng tương ứng 22,56% so với năm 2015, hoàn thành 105% kế hoạch năm. Tăng trưởng dư nợ tín dụng đều mức 20-25% phù hợp với mục tiêu kinh doanh đề ra của chi nhánh.

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo thời gian trong giai đoạn 2012-2016

Đơn vị tính: %.

(Nguồn báo cáo thường niên - BIDV Thái Bình)

Nhìn vào biểu đồ về cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian có thể thấy: dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên tỷ trọng này cũng giảm dần qua các năm từ 2012-2016. Năm 2012, tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 78,94% tổng dư nợ, dư nợ tín dụng trung, dài hạn chỉ chiếm 21,06% tổng dư nợ nhưng đến năm 2016, tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn giảm còn

2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6

78,940% 73,600%

69,690% 67,440% 62,900% 21,060% 26,400%

30,310% 32,560% 37,100%

CƠ CẤU DƢ NỢ TÍN DỤNG THEO THỜI GIAN

62,9% tổng dư nợ trong khi đó, dư nợ tín dụng trung, dài hạn lên đến 37,1% tổng dư nợ. Điều này cho thấy, sự chú trọng của Ban giám đốc cũng như các phòng ban kinh doanh vào phát triển chất lượng tín dụng đã mang lại hiệu quả nhất định.

Cơ cấu cho vay phân theo đối tượng vay cũng có sự dịch chuyển đáng kể: nếu như năm 2012, cho vay khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 74,89% trên tổng dư nợ và cho vay bán lẻ chiếm 25,11% tổng dư nợ thì đến năm 2016, con số này đã có sự dịch chuyển đáng kể từ đối tượng khách hàng doanh nghiệp sang bán lẻ, lần lượt là 63,07% và 35,93%. Như vậy trong 5 năm nghiên cứu, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp đang có xu hướng giảm trong khi dư nợ cho vay bán lẻ có xu hướng ngày càng tăng.

Quy mô dư nợ tín dụng của BIDV Thái Bình liên tục tăng từ năm 2012 đến năm 2016, trong khi đó tỷ lệ nợ xấu đến năm 2016 đã được khống chế ở mức ổn định. Năm 2012, khi nền kinh tế bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng, tỷ lệ nợ xấu của BIDV Thái Bình còn ở mức 2,57% thì đến năm 2016, tỷ lệ này đã giảm xuống một nửa còn 1,2%. Có thể nói, BIDV Thái bình bên cạnh việc mở rộng tín dụng còn tập trung vào mục tiêu đảm bảo tỷ lệ an toàn hoạt động, tăng cường năng lực quản trị điều hành, tiếp tục hoàn thiện mô hình kinh doanh theo định hướng chiến lược khác biệt về chất thay vì chỉ hướng vào tổng quy mô tài sản hay tăng trưởng tín dụng.

3.1.4.3 Hoạt động dịch vụ

Bên cạnh những sản phẩm truyền thống của ngân hàng về huy động vốn và hoạt động tín dụng, BIDV còn phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác. Ngoài những dịch vụ truyền thống về phát hành thẻ, phát hành bảo lãnh, mở L/C, dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước…BIDV còn

tích hợp công nghệ hiện đại với nhiều tính năng, tiện ích để đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới: smartbanking, BSMS, thanh toán hóa đơn điện nước, nạp thẻ điện thoại, thanh toán vé máy bay…giúp đem lại một nguồn lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng.

Bảng 3.3 Kết quả hoạt động dịch vụ tại BIDV Thái Bình giai đoạn từ 2012-2016

Đơn vị: Tỷ đồng.

STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

1 Thu dịch vụ thanh toán 5,721 6,66 8,6 9,32 10,132 2 Thu tài trợ thương mại 0,986 1,662 2,66 2,53 2,95 3 Thu dịch vụ bảo lãnh 2,090 1,875 5,51 4,338 4,57 4 Thu phí dịch vụ thẻ 1,049 1,104 1,71 1,93 2,016 5 Thu phí dịch vụ khác 2,754 4,379 4,8 7,582 8,932

Tổng phí dịch vụ ròng 12,6 15,68 23,28 25,7 28,6

(Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Thái Bình hàng năm)

Nhìn vào bảng tổng hợp trên có thể thấy nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ có xu hướng tăng từ năm 2012 đến 2016. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất ( khoảng 35-45%) vẫn là thu từ dịch vụ thanh toán, bao gồm thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế. Tiếp đến là hoạt động bảo lãnh gồm bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng, cam kết mở thư tín dụng (L/C).

Phát hành thẻ có thể coi là điểm sáng trong hoạt động của ngân hàng khi đứng trong môi trường cạnh tranh về phát hành thẻ rất lớn với 4 liên minh thẻ và hàng chục ngân hàng cùng phát hành thẻ với hàng chục thương hiệu thẻ khác nhau. BIDV Thái Bình đã phải giao chỉ tiêu phát hành thẻ tới từng phòng ban và các phòng giao chỉ tiêu tới các cán bộ, triển khai thực hiện tốt các chương trình khuyến mại của thẻ. Nhờ có sự tích cực, chủ động, sáng tạo

mà chỉ tiêu phát hành thẻ của ngân hàng đã vượt kế hoạch được giao, giúp ngân hàng thu phí dịch vụ thẻ đạt 2,016 tỷ đồng vào năm 2016.

Các dịch vụ khác: bảo hiểm, thanh toán hóa đơn, thu hộ…cũng có sự tăng trưởng mạnh qua các năm.

3.1.4.4 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2012- 2016

Bảng 3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Thái Bình từ 2012-2016.

Đơn vị: Tỷ đồng, %.

STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

I Chỉ tiêu về quy mô

1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 1.394 1.516 1.908 2.296 2.814

2 Dư nợ tín dụng bình quân 1.103 1.191 1.932 2.102 2.995

3 Huy động vốn cuối kỳ 2.352 2.869 3.082 3.122 3.784

4 Huy động vốn bình quân 1.946 2.450 2.960 2.809 3.564

II Chỉ tiêu về cơ cấu, chất lượng

1 Tỷ lệ dư nợ/ Huy động vốn 59,27% 52,84% 61,91% 77,36% 74,37%

2 Tỷ trọng dư nợ TDH/Tổng DN 25,11% 27,44% 29,25% 32,71% 35,93%

III Các chỉ tiêu hiệu quả

1 LNR trước thuế 38,25 62,6 80,19 97,014 99,186

2 LNTT bình quân đầu người 0,386 0,638 0,786 0,851 0,813

3 Thu dịch vụ ròng 12,6 15,68 23,28 25,7 28,6

(Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Thái Bình hàng năm)

Từ bảng số liệu trên cho thấy hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2012-2016 của BIDV Thái Bình đã đạt được những kết quả khả quan. Từ những phân tích ở trên về tình hình huy động vốn và sử dụng vốn có xu hướng tăng dẫn tới lợi nhuân ròng trước thế tăng đều qua các năm hay lợi nhuận ròng trước thuế bình quân đầu người cũng có xu hướng tăng từ năm 2012-2015, đến năm 2016 lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người có sự

giảm nhẹ bởi BIDV Thái Bình có sự thay đổi về cơ cấu nhân sự, tăng số lượng định biên lao động lên thành 122 người.

3.2 Thực trạng cho vay đối với các dự án nƣớc sạch nông thôn mới tại ngân hàng đầu tƣ và phát triển chi nhánh Thái Bình

3.2.1 Hoạt động của các doanh nghiệp thực hiện dự án nước sạch nông thôn mới tại Thái Bình mới tại Thái Bình

Những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tỉnh Thái Bình đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định và các văn bản chỉ đạo làm căn cứ triển khai thực hiện việc cấp nước sạch phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt là người dân vùng nông thôn. Cụ thể, giai đoạn 1998 - 2012, bằng nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia, vốn vay WB, tỉnh đã đầu tư xây dựng 66 công trình nước sạch với tổng vốn đầu tư hơn 615 tỷ đồng. Tuy nhiên, các công trình nước sạch này mới chỉ cung cấp được khoảng 20% số dân ở khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch, trong đó nhiều công trình đã xuống cấp, không bảo đảm số lượng và chất lượng cấp nước phục vụ nhân dân, hiệu quả đầu tư không cao. Trước nhu cầu sử dụng nước sạch tăng nhanh mà nguồn cung đang thiếu, thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 của HĐND tỉnh, ngày 2/8/2012, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND về việc ban hành quy định một số cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015 – 2020. Quyết định số 12 của tỉnh Thái Bình rất kịp thời, là cơ sở để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng công trình nước sạch nông thôn. Minh chứng là chỉ sau hơn một năm thực hiện Quyết định số 12, tỉnh đã thu hút được 20 doanh nghiệp đăng ký đầu tư 23 công trình phục vụ cấp nước cho 137 xã với tổng vốn đầu tư

1.384 tỷ đồng, gấp hai lần tổng vốn đầu tư cho các công trình nước sạch nông thôn từ trước tới năm 2012. Đây là những kết quả quan trọng ban đầu sau thực hiện xã hội hóa đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn. Khác với các dự án nước sạch từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia và vốn WB, các doanh nghiệp sau khi đầu tư nhận được ưu đãi theo Quyết định số 12 của tỉnh thường có quy mô lớn hơn, mỗi công trình cung cấp nước sạch từ 3 - 5 xã. Đến cuối năm 2016, trên địa bàn tỉnh đã có 58 dự án nước sạch nông thôn gồm 22 dự án đầu tư mới, 4 dự án đầu tư nâng cấp mở rộng, 5 dự án đầu tư mở rộng phạm vi cấp nước, 27 dự án chuyển giao doanh nghiệp quản lý. Trong đó, có 25 doanh nghiệp tham gia chương trình xã hội hóa đầu tư sản xuất kinh doanh nước sạch nông thôn mới với 29 nhà máy sản xuất và các doanh nghiệp này đều có những đặc điểm:

Bảng 3.5 Thống kê doanh nghiệp nƣớc sạch tỉnh Thái Bình

Đơn vị tính: Doanh nghiệp.

Nguồn vốn Số lao động Số năm hoạt động

< 20 tỷ đồng 20-100 tỷ đồng <10 người 10-300 người < 5 năm 5 – 10 năm Trên 10 năm DN nước sạch 11 14 4 21 6 13 6

(Nguồn Báo cáo của Hiệp hội nước sạch tỉnh Thái Bình năm 2016)

Trong 25 doanh nghiệp tham gia chương trình xã hội hóa đầu tư sản xuất kinh doanh nước sạch nông thôn mới có 21 doanh nghiệp nhỏ và vừa, 4 doanh nghiệp siêu nhỏ nên nguồn vốn của các doanh nghiệp thực hiện dự án nước sạch chưa đủ mạnh, uy tín trong thị trường tín dụng ngân hàng hay chứng khoán chưa cao. Mặc dù được nhận sự hỗ trợ từ Nhà nước, sự đóng

góp của dân cư, tuy nhiên, các doanh nghiệp này vẫn đang loay hoay về vốn và cầu cứu đến thị trường phi chính thức để đáp ứng nhu cầu vốn cấp bách của mình.

Là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ chính vì vậy những doanh nghiệp này được hình thành và hoạt động phù hợp với nhu cầu thực tế trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp này đang tận dụng được những nguồn lực có sẵn như nguồn lao động, máy móc, trụ sở…với chi phí thấp để thực hiện dự án một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, họ sẵn sàng phục vụ ở những nơi xa xôi nhất hoặc các khoảng trống vừa và nhỏ của thị trường các doanh nghiệp trên địa bàn.

Hầu hết các doanh nghiệp nước sạch là những doanh nghiệp trẻ năng động, linh hoạt dễ thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh mới mẻ. Điều này được thể hiện qua khả năng đổi mới công nghệ sản xuất nước sạch theo xu hướng hiện đại hóa khá nhanh của các doanh nghiệp trong giới hạn về vốn hiện nay; sự hiểu biết nhanh nhạy về các cơ chế, chính sách của Nhà nước về mô hình kinh doanh tư nhân hóa dịch vụ công; khả năng tiếp cận thị trường tín dụng không chính thức từ dân cư của các doanh nghiệp trước khi tiến hành dự án…

Kinh doanh ở lĩnh vực nước sạch thường cần vốn đầu tư dự án sản xuất ban đầu cao nhưng lại không đem lại lợi nhuận mong đợi nhanh chóng cho doanh nghiệp. Chính vì thế, có nhiều doanh nghiệp không sẵn sàng về vốn đang có xu hướng thoái thác cổ phần đầu tư cho doanh nghiệp khác hoặc bán dự án khi chưa hoàn thành.

3.2.2 Thực trạng cho vay đối với các doanh nghiệp thực hiện dự án nước sạch nông thôn mới tại BIDV Thái Bình nông thôn mới tại BIDV Thái Bình

3.2.2.1 Chính sách cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp thực hiện dự án nước sạch nông thôn mới tại BIDV Thái Bình

Chính sách cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp thực hiện dự án nước sạch nông thôn mới tại BIDV Thái Bình được áp dụng chung theo Quyết định 203/QĐ- HĐQT ngày 16/7/2004 về Quy chế cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và Sổ tay tín dụng của Ngân hàng được định kì bổ sung sửa chữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động cho vay dự án nước sạch nông thôn mới tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 61)