CHƢƠNG 2 :PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
2.2.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng trong việc tập hợp xử lý số liệu, để so sánh các số liệu đó trong cùng một thời điểm hoặc ở thời điểm khác nhau. Phương pháp này còn dùng để so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu kinh tế, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng, xu hướng vận động của các hiện tượng nghiên cứu.
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). So sánh
được dùng trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Tiêu chuẩn để so sánh thường là: các chỉ tiêu kế hoạch của một giai đoạn, tình hình thực hiện các giai đoạn đã qua, chỉ tiêu với các đơn vị khác.
Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ thay đổi.
Trong luận văn, tác giả kết hợp cả hai hình thức so sánh tương đối và tuyệt đối. Sự kết hợp này sẽ bổ trợ cho nhau giúp chúng ta vừa có được những chỉ tiêu cụ thể về khối lượng và giá trị hoạt động tín dụng khách hàng DNVVN, vừa thấy được tốc độ phát triển, thay đổi của hoạt động này tại ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Mỹ Đình.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH
3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Mỹ Đình
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Mỹ Đình
MB Mỹ Đình thành lập ngày 03/08/2007. Tiền thân là Phòng giao dịch (PGD) Mỹ Đình trực thuộc Sở giao dịch. Đến tháng 15/07/2008, chi nhánh chính thức Online, chuyển cấp quản lý từ Sở Giao dịch về trực thuộc Hội sở.
Trong 5 năm đầu hoạt động, Chi nhánh Mỹ Đình đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ với chiến lược tập trung mảng khách hàng doanh nghiệp lớn, trở thành một trong những top Chi nhánh lớn nhất trong hệ thống MB. Đến giai đoạn 2012 – 2015 là giai đoạn hết sức khó khăn của MB Mỹ Đình khi xuất hiện nhiều khoản nợ xấu từ việc các khách hàng lớn gặp trục trặc trong kinh doanh, thậm chí một số doanh nghiệp dẫn tới phá sản. Chi nhánh đã phải mất nhiều năm thực hiện việc tái cơ cấu lại toàn bộ hoạt động và đến nay đã cơ bản hoàn thành. Chính vì vậy, MB Mỹ Đình hiểu được rất rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻtrong định hướng phát triển của mình.
Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, MB Mỹ Đình đã xác định được hướng đi đúng đắn cho mình, phát triển ổn định bền vững, tận dụng cơ hội để phát triển mạnh về mảng bán lẻ, quy mô hoạt động và hiệu quả của Chi nhánh đã tăng trưởng đáng kể so với giai đoạn tái cơ cấu trước đây.
Hiện tại, nhân sự toàn chi nhánh có 100 cán bộ công nhân viên và có 03 Phòng giao dịch trực thuộc:
+ PGD Đông Đô: Km 12, đường 32, Phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. + PGD Mỹ Đình I: Nguyễn Cơ Thạch, Phường Mỹ Đình I, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. + PGD Đan Phượng: Đường Quốc lộ 32, Huyện Đan Phượng, Hà Nội.
doanh nghiệp xây lắp, kinh doanh cho thuê MMTB, thương mại ô tô các loại, vì gần bến xe Mỹ Đình (01 trong 04 bến lớn nhất Hà Nội) nên có nhiều doanh nghiệp vận tải, logistics…
Với địa bàn như trên chi nhánh Mỹ Đình tập trung khai thác các Khách hàng ở các lĩnh vực như xây lắp, cho thuê xe các loại và MMTB công trình, kinh doanh ô tô, khai thác các doanh nghiệp vận tải và logistics, các khách hàng nhóm Bộ công an… Chi Nhánh Mỹ Đình luôn quyết liệt đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, 06 tháng đầu năm, MB Mỹ Đình là đơn vị thuộc top 3 các chi nhánh khu vực Hà Nội về tốc độ tăng trưởng dư nợ của mảng SME. MB Mỹ Đình đặt ra mục tiêu năm 2018 hoàn thành 110% chỉ tiêu phân giao của Hội sở(như dư nợ, thu dịch vụ, lợi nhuận…), tiếp tục phát triển đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, có tính kế thừa, tăng trưởng đảm bảo quản trị rủi ro hàng đầu, phù hợp với định hướng chung của MB.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Mỹ Đình
Cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành tại MB Chi nhánh Mỹ Đình được bố trí như sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của MB Chi nhánh Mỹ Đình
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH VẬN HÀNH Phòng Khách hàng cá nhân Các Phó giám đốc Phòng Khách hàng doanh nghiệp Phòng Hỗ trợ PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KINH DOANH BÁN LẺ Phòng Dịch vụ khách hàng
Bộ máy tổ chức của MB Mỹ Đình gồm Ban giám đốc, 4 phòng nghiệp vụ và 3 phòng giao dịch trực thuộc. Chịu trách nhiệm điều hành chung toàn bộ hoạt động của Chi nhánh là Giám đốc chi nhánh. Giúp việc cho Giám đốc chi nhánh có 1 phó giám đốc phụ trách kinh doanh bán lẻ và 1 phó giám đốc phụ trách hoạt động vận hành của chi nhánh. Cũng như các Chi nhánh MB, MB Mỹ Đìnhđã được kiện toàn tổ chức theo mô hình tập trung.
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Mỹ Đình giai đoạn 2015-2017
3.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
Tính đến hết ngày 31/12/2017:
- Tổng tài sản của chi nhánh đạt 5.500 tỷ đồng. - Dư nợ tín dụng đạt: 3.768 tỷ đồng.
- Tổng huy động vốn đạt: 4.310 tỷ đồng.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn năm 2015 đến năm 2017 được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Chi nhánh Mỹ Đình giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2015 2016 2017
Số tiền Số tiền So với 2015 Số tiền So với 2016
± % ± %
1. Tổng doanh thu 400,25 501,32 101,07 25,25 496,67 -4,65 -0,93 2. Tổng chi phí 335,96 432,07 96,11 28,61 425,68 -6,39 -1,48 3. Lợi nhuận trước
thuế 64,29 69,25 4,96 7,72 70,99 1,74 2,51 Trong đó: Lợi
nhuận từ tín dụng DNVVN
41,79 43,63 1,84 4,40 44,01 0,39 0,89 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MB Chi nhánhMỹ Đình năm
2015-2017)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy:
ứng với tỷ lệ tăng 25,25%. Nhưng đến năm 2017 con số này lại giảm so với 2016 là 4,65 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 0,93%.
- Tổng chi phí năm 2016 cũng tăng so với 2015 là 96,11 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 28,61%. Song, chi phí hoạt động của chi nhánh năm 2017 so với 2016 lại giảm 6,39 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 1,48%.
- Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh có sự tăng trưởng liên tục qua các năm. Trong năm 2015 lợi nhuận của chi nhánh đạt 64,29 tỷ đồng, sang năm 2016 con số này đã đạt 69,25 tỷ đồng, tăng 7,72% tức tăng 4,96 tỷ đồng so với năm 2015. Năm 2017 chi nhánh chưa hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận đề ra (mức tăng trưởng lợi nhuận trên 3%) đạt mức tăng trưởng 2,51% tức tăng 1,74 tỷ đồng so với năm 2016.
Trong đó lợi nhuận từ tín dụng DNVVN cũng tăng đều qua các năm. Năm 2015 lợi nhuận từ tín dụng DNVVN đạt 41,79 tỷ đồng, đến năm 2016 con số này đã đạt 43,63 tỷ đồng tăng 1,84 tỷ đồng tức tăng 4,40% so với năm 2015. Đến năm 2017 lợi nhuận từ hoạt động tín dụng DNVVN của chi nhánh tiếp tục tăng đạt 44,01tỷ đồng tăng so với năm 2016 là 0,39 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,89%.
3.1.3.2. Tình hình huy động vốn
Nguồn vốn của kinh doanh của NHTM được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: vốn điều lệ, vốn vay, vốn huy động, vốn tài trợ, lợi nhuận để lại… song cơ bản nhất và quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn huy động - nó minh chứng cho khả năng tồn tại và chức năng trung gian tài chính của một ngân hàng. Làm thế nào để tạo ra một chính sách thu hút vốn, tạo tiền đề cho quá trình cho vay đạt được hiệu quả cao luôn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu của chi nhánh. Trong nhiều năm qua, sự vận hành của nền kinh tế thị trường đã tạo ra một hệ quả tất yếu là có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hầu khắp các ngành nghề kinh doanh cũng như giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế. Hoạt động ngân hàng cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của quy luật này - đặc biệt khi nó kinh doanh một đối tượng khác với mọi ngành kinh tế là tiền tệ. Trong những năm qua MB Chi nhánh Mỹ Đình đã luôn chú trọng trong việc hoạch định chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn trên địa quận Nam Từ Liêm nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung.
Tình hình hoạt động huy động vốn của MB chi nhánh Mỹ Đình giai đoạn 2015-2017 được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn giai đoạn 2015- 2017 tại MB Chi nhánh Mỹ Đình
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2015 2016 2017
Số tiền % Số tiền % So với 2015 Số tiền % So với 2016
± % ± %
Tổng vốn huy động 3.195,90 100,00 3.515,50 100,00 319,60 10,00 4.310,00 100,00 794,50 22,60
I. Vốn huy động từ tiền gửi 3.084,20 96,50 3.323,20 94,53 239,00 7,75 4.113,00 95,43 789,80 23,77
1. Phân theo khách hàng
1.1 Tiền gửi của dân cư 2.504,37 81,20 2.751,94 82,81 247,57 9,89 3.263,67 79,35 511,72 18,59 1.2 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 579,83 18,80 579,83 17,19 -8,57 -1,48 849,33 20,65 278,08 48,68
2. Phân theo kỳ hạn
2.1 Không kỳ hạn 468,80 15,20 630,40 18,97 161,60 34,47 722,16 17,56 91,76 14,56 2.2 Có kỳ hạn 2.615,40 84,80 2.692,80 81,03 77,40 2,96 3.390,84 82,44 698,04 25,92
II. Vốn Ủy thác đầu tư 84,70 2,65 153,30 4,36 68,60 81,00 156,50 3,63 3,20 2,08
III. Vốn huy động khác 27,00 0,85 39,00 1,11 12,00 44,44 40,50 0,94 1,50 3,84
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy hoạt động huy động vốn của Chi nhánh trong những năm qua có mức tăng trưởng cao. Năm 2016 tăng so với năm 2015 là 319,6 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 10% đạt 3.515,5 tỷ đồng. Đến năm 2017 tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt 4.310 tỷ đồng tăng 794,5 tỷ đồng so với năm 2016 và tỷ lệ tăng là 22,6%.
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động từ tiền gửi phân theo đối tượng khách hàng, tiền gửi huy động của chi nhánh tập trung chủ yếu từ đối tượng dân cư. Nhưng năm qua, lượng tiền gửi của dân cư tăng lên liên tục, năm 2016 đạt 2.751,94 tỷ đồng, tăng 247,57 tỷ đồng tức 9,89 % so với năm 2015; năm 2017 đạt 3.263,67 tỷ đồng, tăng 18,59 % so với năm 2016. Tuy nhiên, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2015 đạt 579,83 tỷ đồng, đến năm 2016 đạt 579,83 tỷ đồng, giảm 8,57 tỷ đồng, tức giảm 1,48 %; nhưng đến năm 2017, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng rõ rệt, đạt 849,33 tỷ đồng, tăng 278,08 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ tăng 48,68 %.
Theo kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn huy động và tăng liên tục qua các năm, năm 2016 tăng so với năm 2015 là 77,4 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 2,96 % đạt 2.692,8 tỷ đồng chiếm 81,03 % trong tổng nguồn vốn và tăng lên 3.390,84 tỷ đồng chiếm chiếm 82,44 % tổng vốn huy động vào năm 2017 tăng 698,04 tỷ đồng so với năm 2016 và tỷ lệ tăng là 25,92 %.
Nguồn vốn Ủy thác đầu tư và nguồn vốn huy động khác cũng có xu hướng tăng liên tục qua 3 năm 2015, 2016, 2017. Năm 2015, tổng 2 nguồn vốn huy động này chiếm 3,5% trong tổng nguồn vốn huy động tại chỗ. Năm 2016, hai nguồn vốn này tăng lên đạt 192,3 tỷ đồng, chiếm 5,47 % trong tổng vốn huy động tại chỗ. Đến năm 2017, hai nguồn vốn này tăng thêm 4,7 tỷ đồng, đạt 197 tỷ đồng.
3.1.3.3. Hoạt động tín dụng
Song song với việc tạo ra một chính sách huy động vốn hiệu quả, khả năng hoạt động tín dụng và thu hồi vốn cũng luôn là mối quan tâm của ngân hàng. Hoạt động tín dụng của chi nhánh nói riêng cũng như các NHTM nói chung là nhằm mục tiêu lợi nhuận dựa trên nguyên tắc: huy động vốn để cho vay. Do đó chất lượng hoạt động tín dụng luôn được các NHTM đặt lên hàng đầu.
Khi vay vốn tại chi nhánh, khách hàng có thể lựa chọn một trong các phương thức cho vay đa dạng phù hợp với nhu cầu và dự kiến hoạt động kinh doanh của mình. Chi nhánh sẽ dựa trên những điều kiện vay vốn như nhu cầu vốn, khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp để quyết định cấp tín dụng hay không. Mức cho vay được căn cứ theo nhu cầu của khách hàng, tỷ lệ vốn vay so với tài sản đảm bảo tiền vay, khả năng trả nợ của khách hàng.
Thủ tục pháp lý trong cấp vốn cho mọi khách hàng luôn đảm bảo cho việc nắm mọi thông tin cần thiết và đầy đủ về khách hàng, tạo thuận lợi cho chi nhánh trong việc đánh giá khả năng thu hồi vốn cũng như tạo cho khách hàng ý thức về nghĩa vụ trả nợ. Tuỳ theo loại khách hàng, phương thức cho vay, chi nhánh và khách hàng lập một bộ hồ sơ, cụ thể:
+ Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn. Nếu là pháp nhân, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân còn phải cần thêm hồ sơ kinh tế.
+ Hồ sơ do chi nhánh lập: Báo cáo thẩm định, tái thẩm định, biên bản họp hội đồng tín dụng (trong trường hợp phải họp Hội đồng tín dụng), các thông báo như thông báo từ chối cho vay, thông báo gia hạn nợ, thông báo nợ quá hạn, sổ theo dõi cho vay - thu nợ.
+ Hồ sơ do chi nhánh và khách hàng cùng lập: Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có), giấy nhận nợ, hợp đồng bảo hiểm tiền vay, biên bản kiểm tra sau khi vay, biên bản xác nhận rủi ro bất khả kháng.
Hoạt động tín dụng của chi nhánh những năm vừa qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Doanh số cho vay của MB Chi nhánh Mỹ Đình giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2015 2016 2017
Số tiền % Số tiền % So với 2015
Số tiền % So với 2016
± % ± %
Doanh số cho vay 2.765,30 100,00 3.002,50 100,00 237,20 8,58 3.201,30 100,00 198,80 6,62
1. Phân theo thời hạn
1.1. Ngắn hạn 1.471,69 53,22 1.641,56 54,67 169,87 11,54 1.823,34 56,95 181,78 11,07 1.2. Trung & dài hạn 1.284,61 46,78 1.360,94 45,33 76,33 5,94 1.377,96 43,05 17,02 1,25
2. Phân theo khách hàng
2.1. KHDN 2.399,43 86,77 2.575,12 85,77 175,69 7,32 2.799,75 87,46 224,63 8,72
2.1.1. Doanh nghiệp lớn 443,12 18,47 398,64 15,48 -44,48 -10,04 477,33 17,05 78,69 19,74
2.1.2. DNVVN 1.956,31 81,53 2.176,48 84,52 220,17 11,25 2.322,42 82,95 145,94 6,71 2.2. KHCN 365,87 13,23 427,38 14,23 61,51 16,81 401,55 12,54 -25,83 -6,04
3. Phân theo loại tiền
3.1. VND 2.000,14 72,33 2.157,90 71,87 157,76 7,89 2.301,09 71,88 143,20 6,64 3.2. Ngoại tệ quy đổi 765,16 27,67 844,60 28,13 79,44 10,38 900,21 28,12 55,60 6,58
Qua bảng số liệu về doanh số cho vay của MB Chi nhánh Mỹ Đình giai đoạn 2015 – 2017 ta thấy:
Năm 2015 doanh số cho vay của Chi nhánh đạt 2.765,3 tỷ đồng, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tới 53,22% trong tổng doanh số cho vay, đạt 1.471,69 tỷ đồng. Ta thấy chi nhánh ngân hàng chủ yếu là tín dụngKHDN. Cụ thể là doanh số cho