CHƢƠNG II : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phƣơng pháp luận
Từ giác độ tư duy theo quan điểm duy vật biện chứng, nghiên cứu này hệ thống lại những lý luận cơ bản, những cơ sở khoa học về hoạt động thẩm định cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng. Lấy đó làm căn cứ để tiến hành thu thập số liệu,thông tin. Việc tiến hành xử lý thông tin nhằm có những kết luận, nhận định khách quan về thực trạng công tác thẩm định tại ngân hàng. Từ đó, đưa ra những nhân tố tác động tới chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư từ phía ngân hàng và khách hàng. Cuối cùng là đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua thẩm định cho vay dự án đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây.
2.2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra, thu thập số liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra thu thập số liệu được sử dụng để thu thập thông tin về cơ sở lý luận, các công trình nghiên cứu trước đây, chọn những tài liệu phù hợp với vấn đề nghiên cứu, kế thừa những công trình nghiên cứu phù hợp đối tượng nghiên cứu đã đặt ra.
2.2.3 Phƣơng pháp điều tra khảo sát
Thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra khao sát với nội dung cụ thể như sau:
- Đối tượng điều tra: Cán bộ tại các phòng Khách hàng doanh nghiệp 1, Khách hàng doanh nghiệp 2, Phòng khách hàng cá nhân, Phòng quản lý rủi ro tham gia trực tiếp vào công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư.
- Số lượng đối tượng điều tra: 38 cán bộ. - Nội dung khảo sát: Theo phụ lục 1.
2.2.4 Phƣơng pháp xử lý thông tin
Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp số liệu
Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện luận án. Sau khi tổng hợp tất cả những dữ liệu đã thu thập được, tiến hành phân tích, đánh giá những ảnh hưởng của từng yếu tố tới quá trình thẩm định và chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại BIDV Hà Tây. Từ đó đưa ra kết luận về thực trạng cũng như yêu cầu về sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ.
Phƣơng pháp so sánh, đánh giá
Phương pháp so sánh được sử dụng để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Kỹ thuật so sánh thường được sử dụng:
So sánh về số tuyệt đối: là việc xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu kỳ
phân tích với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so sánh cho thấy sự biến động về số tuyệt đối của hiện tượng đang nghiên cứu.
So sánh b ng số tương đối: là xác định số % tăng giảm giữa thực tế so với kỳ gốc
của chỉ tiêu phân tích.
So sánh theo chiều ngang: là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số
tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính.
So sánh theo chiều dọc: là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương
quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.