Kết quả hoạt động tín dụng của BIDV Hà Tây giai đoạn 2012 – 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm định cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây (Trang 55)

giai đoạn 2012 – 2016 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ Tỷ đồng 3,063 3,630 4,215 5,909 6,974 2 Dư nợ tín dụng bình quân Tỷ đồng 2,723 3,185 3,809 5,052 6,475 3 Tỷ lệ dư nợ/Huy động vốn % 70.72 67.85 64.12 72.74 71.15 4 Tỷ nợ dư nợ TDBL/Tổng dư nợ % 13.61 13.08 11.66 13.08 14.11 5 Tỷ lệ dư nợ TD Tài trợ dự án/ Tổng dư nợ % 17.23 16.65 15.84 14.55 21.76 7 Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn/Tổng dư nợ % 30,1 27.4 26.8 41.58 43.53 8 Tỷ lệ dư nợ có TSĐB/Tổng dư nợ % 66,5 65.2 65.6 66.4 65.9 9 Tỷ lệ nợ xấu % 2,29 1.72 1.00 1.07 1.06

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV Hà Tây)

Hàng năm, Chi nhánh Hà Tây được Hội sở chính Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao một số chỉ tiêu kinh doanh chính liên quan đến hoạt động tín dụng và các hoạt động khác, đặc biệt đối với hoạt động tín dụng Hội sở chính luôn giao chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng, hệ số Q (tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng nguồn vốn huy

động được), tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ, tỷ trọng dư nợ TDBL/tổng dư nợ, tỷ trọng dư nợ DN ngoài quốc doanh/tổng dư nợ ... Chi nhánh Hà Tây được phân giao là chi nhánh tập trung vào công tác bán lẻ, tuy nhiên qua kết quả phân tích ở trên, có thể thấy tỷ lệ cho vay cá nhân gần như không tăng. Nguyên nhân là do các khoản cho vay cá nhân thường nhỏ lẻ, mặc dù số lượng khách hàng cũng như số lượng khoản vay tăng cao nhưng tổng doanh số cho vay cá nhân vẫn chiếm một tỷ lệ khá thấp trong tổng dư nợ của chi nhánh.

Ngoài ra, để đảm bảo hoạt động và khả năng thanh toán của Chi nhánh nói riêng và của toàn hệ thống BIDV nói chung, chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng nguồn vốn huy động là chỉ tiêu luôn được quan tâm hàng đầu. Hoạt động tín dụng của Chi nhánh luôn tuân thủ các chỉ tiêu nhằm đảm bảo an toàn và được thể hiện qua Hình 2.4.

Hình 3.4: Quy mô nguồn vốn, tín dụng của BIDV Hà Tây giai đoạn 2012 – 2016

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp - BIDV Hà Tây)

Bên cạnh việc chú trọng tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây luôn đặt vấn đề chất lượng tín dụng lên hàng đầu. Chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát và đảm bảo trong điều kiện nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp. Thực hiện phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định

493 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản hướng dẫn của BIDV đảm bảo thời gian, chất lượng. Kết quả phân loại nợ đến 31/12/2016:

+ Nợ nhóm 1: 6.863 tỷ đồng, chiếm 96,98% tổng dư nợ + Nợ nhóm 2: 138,8 tỷ đồng, chiếm 1,96% tổng dư nợ + Nợ nhóm 3-5: 75,1 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,06% tổng dư nợ

Trích đủ dự phòng rủi ro, đến thời điểm 31/12/2016, dư Quỹ dự phòng rủi ro là 66,9 tỷ đồng.

Trong điều kiện môi trường kinh tế - xã hội giai đoạn 2012 – 2016 biến động bất lợi, BIDV Hà Tây đã luôn tập trung chỉ đạo kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung dốc sức thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, kiên quyết không để nợ xấu phát sinh lớn. Với kết quả đạt được đã thể hiện sự nỗ lực rất lớn của các đơn vị có hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.

3.1.3.2 Hoạt động dịch vụ

Hoạt động dịch vụ của BIDV Hà Tây có những bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng thu từ hoạt động dịch vụ luôn đạt và vượt kế hoạch được giao. Năm 2012 thu từ hoạt động dịch vụ của Chi nhánh mới chỉ đạt 35,9 tỷ đồng thì đến năm 2014 con số này là 52,7 tỷ đồng (tăng 46% so với năm 2012), đến năm 2016 thu từ hoạt động dịch vụ đạt 69,74 tỷ đồng, tăng 94,26% so với năm 2012. Trong giai đoạn 2012 -2016, thu dịch vụ ròng tăng trưởng bình quân 13,95%/năm.

Đóng góp chủ yếu vào tổng thu dịch vụ là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống như: Dịch vụ bảo lãnh chiếm tỷ trọng từ 57-63% tổng thu dịch vụ; Dịch vụ thanh toán và TTTM chiếm tỷ trọng 20-26% tổng thu dịch vụ; Dịch vụ thẻ đã có nhiều chuyển biến khi tỷ trọng tăng từ 4,6% lên đến 9,21% tổng phí dịch vụ; Dịch vụ khác (tin nhắn, ngân hàng điện tử, quản lý tài khoản, dịch vụ ngân quỹ, thanh toán và chi trả kiều hối và các dịch vụ khác) chiếm tỷ trọng 6-13%. Mặc dù có nhiều cố gắng song cơ cấu thu dịch vụ vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực theo định hướng mô hình bán lẻ của chi nhánh.

Bảng 3.2: Tình hình hoạt động dịch vụ của BIDV Hà Tây giai đoạn 2012 – 2016 Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Thu từ hoạt động dịch vụ Tỷ đồng 35,9 41,5 52,7 63,5 69,7 2 Tỷ trọng % - Dịch vụ bảo lãnh % 61,23 62,14 57,01 57,54 59,68 - Dịch vụ thanh toán và tài trợ thương mại % 26,61 24,69 27,44 23,47 21,55 - Dịch vụ thẻ % 4,63 4,88 6,07 5,87 9,21 - Dịch vụkhác (WU, BSMS, NH điện tử… % 7,53 8,29 6,49 13,12 9,56

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV Hà Tây)

3.1.3.3 Kết quả kinh doanh

Chênh lệch thu chi của Chi nhánh năm 2012 đạt 77,1 tỷ đồng, năm 2013 chỉ đạt 108,3 tỷ đồng (tăng 40,5% so với năm 2012), năm 2014 tiếp tục tăng lên 190,1 tỷ đồng (tăng 81,8% so với năm 2013), năm 2015 chênh lệch thu chi đạt 225 tỷ đồng (tăng 18% so với năm 2014), năm 2016 đạt 219 tỷ đồng, giảm 2% so với năm 2015.

Với cơ chế mua bán vốn tập trung tại hội sở chính, việc gia tăng quy mô huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn không kỳ hạn đã giúp chi nhánh có được nguồn thu khá lớn từ việc bán vốn. Hơn nữa, trong ba năm từ 2014-2016, Chi nhánh Hà Tây liên tục được hoàn nhập dự phòng rủi ro, các khoản nợ xấu, nợ ngoại bảng được tích cực xử lý. Thu từ hoạt động tín dụng cũng không ngừng gia tăng cùng với sự tăng lên của quy mô dư nợ.

Kết quả chênh lệch thu chi được tổng hợp theo biểu đồ sau (xem Hình 3.5):

Hình 3.5: Kết quả kinh doanh của BIDV Hà Tây giai đoạn 2012 - 2016

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp - BIDV Hà Tây)

3.1.4 Hoạt động cho vay theo DAĐT tại BIDV Hà Tây

BIDV Hà Tây luôn là chi nhánh có số lượng dự án được vay vốn thuộc vào loại cao trong hệ thống các chi nhánh của BIDV. Những dự án vay vốn của chi nhánh tập trung vào rất nhiều loại hình kinh doanh nhưng chủ yếu là về: xây dựng, chế biến thực phẩm, bất động sản, đóng tàu, sản xuất bao bì đóng gói. Các dự án đầu tư xin vay vốn tại ngân hàng BIDV Hà Tây thường tập trung chủ yếu vào hai nhóm đối tượng khách hàng chính là các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy là hai loại hình doanh nghiệp khác nhau nhưng tựu trung lại các dự án xin vay vốn thuộc hai nhóm khách hàng này đều có những đặc điểm chung như sau:

-Về quy mô vốn vay: Các dự án thuộc các doanh nghiệp quốc doanh thường có quy mô vay vốn lớn dao động trong khoảng từ 15 tỷ đồng tới 100 tỷ đồng. Bên cạnh đó nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường nhỏ hơn khoảng từ 1 tỷ vnđ tới 10 tỷ vnđ. Ngân hàng có quy định cụ thể về mức vốn đối ứng với các dự án cho vay với các khách hàng là doanh nghiệp, tuy nhiên các doanh nghiệp thường đưa ra mức vốn đối ứng ở mức tối thiểu theo quy định. Đây cũng là điều dễ hiểu, tuy

nhiên Ngân hàng không đánh giá cao điều này vì vốn đối ứng thấp thể hiện sự thiếu trách nhiệm của phía khách hàng đối với dự án.

-Về thời gian cho vay: Tùy theo quy mô vốn vay mà thời gian cho vay là khác nhau. Chủ yếu thời gian cho vay với các dự án của doanh nghiệp quốc doanh là cho vay dài hạn (thời gian từ 5 năm trở lên), các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là ngắn hạn (dưới 2 năm) và trung hạn (từ 2 đến 5 năm). Thời gian cho vay là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc xác định lãi suất cho vay, tính toán rủi ro với dự án.

- Về lãi suất cho vay: Không giống như loại hình cho vay ngắn hạn hoặc cho vay bổ sung vốn lưu động thông thường, cho vay theo đầu tư dự án có cơ chế tính toán lãi suất khá riêng biệt. Nếu như cho vay ngắn hạn thông thường thì lãi suất được tính toán dựa trên lãi suất bình quân đầu vào cộng với các loại chi phí và lợi nhuận dự kiến đồng thời không thay đổi trong suốt thời gian vay thì ở cho vay đầu tư dự án, lãi suất được xem xét thay đổi hàng quý và được tính dựa trên lãi suất tiền gửi bình quân cộng với một khoảng % dự kiến (thông thường là 3-4%). Việc tính toán lãi suất theo phương thức như vậy sẽ thuận lợi cho khách hàng khi mà lãi suất thị trường có xu hướng giảm. Trọng tâm hoạt động cũng như truyền thống của NH TMCP ĐT&PT Việt Nam là phục vụ đầu tư phát triển các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. NH TMCP ĐT&PT Hà Tây cũng thực hiện rất thành công nghiệp vụ này. Trong những năm gần đây hoạt động cho vay theo dự án tại chi nhánh là một trong những hoạt động mang lại nguồn lợi lớn nhất của chi nhánh.Tính trong năm 2015, với 28 dự án được duyệt vay và dư nợ cho vay là: 845 tỷ đồng; năm 2016 với 34 dự án lớn nhỏ, doanh số cho vay lên đến 967 tỷ đồng. Số lượng dự án lớn, với nhiều quy mô và tính chất rất khác nhau, đòi hỏi công tác thẩm định dự án phải được chú trọng và quan tâm một cách thấu đáo.

3.1.5 Quy trình thẩm định dự án đầu tƣ

Tháng 9/2009, Tổng giám đốc BIDV đã ký quyết định ban hành quy định về “Quy trình thẩm định dự án đầu tư”. Quy định này được áp dụng rộng rãi và thống nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng BIDV trên cả nước. Quy trình trên được đánh giá cao do tính logic, khoa học và bao quát đầy đủ, chi tiết các nội dung cần thiết trong thẩm định. Quy định trên cũng bước đầu tạo dựng sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban: phòng thẩm đinh, phòng tín dụng, phòng nguồn vốn. Sự kết hợp này giúp cho

Ngân hàng quản lý hiệu quả hơn các hoạt động, phát hiện sai sót, tăng cường kiểm soát nội bộ, đưa ra kết quả thẩm định chính xác hơn và thống nhất lập tờ trình Ban lãnh đạo Ngân hàng. Sự phân chia trách nhiệm rõ làm cho quy trình diễn ra trôi chảy và tạo tính độc lập cho cán bộ tham gia công tác. Cách tiếp cận mới này đã thúc đẩy quá trình thẩm định dự án diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn, những vẫn duy trì sự chính xác và cẩn trọng.

Nội dung quy trình thẩm định dự án đầu tư tại BIDV như sau:

(1) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn: Nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở thẩm định thì chuyển lại để cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ; nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ, vào sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định.

(2) Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu ( hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc quy trình cho vay, cán bộ tín dụng tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng xin vay vốn. Nếu cần thiết, cán bộ tín dụng đề nghị khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm những nội dung cần làm sáng tỏ.

(3) Cán bộ tín dụng lập đề xuất cho vay dự án và trình Trưởng phòng QHKH xem xét. (4) Trưởng phòng QHKH kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, trên cơ sở đó sẽ thông qua hoặc yêu cầu cán bộ tín dụng chỉnh sửa, làm rõ các nội dung.

(5) Cán bộ tín dụng hoàn chỉnh nội dung trong Đề xuất cho vay dự án, trình Trưởng phòng QHKH ký thông qua lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và trình lên Phó giám đốc phụ trách mảng tín dụng xem xét và thông qua.

(6) Sau khi Đề xuất cho vay dự án đã được thông qua thì toàn bộ hồ sơ sẽ được chuyển lên Phòng Quản lý rủi ro. Tại đây, bằng các nghiệp vụ, cán bộ thẩm định rủi ro sẽ kiểm tra, rà soát lại các nội dung trong Đề xuất cho vay dự án cũng như các nội dung của dự án.

Sau khi có kết quả của Phòng Quản lý rủi ro, bộ phận tín dụng có trách nhiệm đối chiếu kết quả thẩm định. Trong truờng hợp có kết luận trái ngược nhau hoặc chưa đồng nhất về bất cứ khía cạnh nào trong thẩm định khách hàng cũng như thẩm định dự án, hai bên sẽ có trách nhiệm giải trình, thảo luận để đi đến kết luận hợp lý nhất. Cuối cùng bộ phận tín dụng có trách nhiệm hoàn thiện Tờ trình, trình phê duyệt theo quy định.

+ Trình Phó giám đốc quản lý rủi ro/Giám đốc Chi nhánh : nếu dự án vay vốn dưới 63 tỷ đồng đối với khách hàng nhóm 1, dưới 31 tỷ đồng đối với khách hàng nhóm 2, dưới 10 tỷ đồng đối với khách hàng nhóm 3, thời hạn vay dưới 12 tháng.

+ Trình Hội đồng tín dụng chi nhánh nếu dự án vay 63 và thời hạn vay từ 12 tháng trở lên.

Ngoài ra bộ phận tín dụng có trách nhiệm lập Tờ trình, trình Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Hội sở chính phê duyệt dự án sau khi đã được hội đồng tín dụng phê duyệt tại chi nhánh đối với các dự án có tổng dư nợ cũng như mức phán quyết đối với dự án vượt thẩm quyền phán quyết của Chi nhánh.

Hình 3.6: Lƣu đồ quy trình thẩm định dự án tại BIDV Hà Tây

Bƣớc KHÁCH HÀNG P.QHKH PGĐ QHKH P.QLRR PGĐ QLRR GIÁM ĐỐC HĐTD CƠ SỞ HỘI SỞ

CHÍNH 1 2 3 Tiếp nhận,kiểm tra hồ sơ Nhu cầu Bổ sung hồ sơ Xét duyệt Rà soát, thẩm định đánh giá rủi ro Xét duyệt Xét duyệt Xét duyệt QLRRTD Ban Thực hiện ý kiến phê duyệt của các

cấp có thẩm quyền Từ

chốicấp tín dụng

Ý kiến phê duyệt

Vượt thẩmquyền Vượt thẩm quyền Đàm phán, ký kết hợp đồng Thẩm định, lập Báo cáo đề xuất tín

dụng Vượt thẩm quyền Thiếu Đủ Đồng ý cấp tín dụng Không đồng ý cấp tín dụng Trao đổi Phê duyệt của cấp có thẩm quyền

3.2 THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TÂY

3.2.1 Công tác tổ chức thẩm định và nhân sự tham gia công tác thẩm định

Thẩm định là công việc phức tạp, chịu ảnh hưởng biến động của nhiều nhân tố. Vì vậy, việc tổ chức thực thi và tiến hành phải được thường xuyên theo dõi, đánh giá rút kinh nghiệm. Xây dựng công tác quản lý điều hành phải nhằm xây dựng một hệ thống đặc biệt phân cấp, phân quyền, công bằng và hợp lý. Nói cách khác, một cơ chế hoạt động tốt phải hội đủ hai tiêu chuẩn: hiệu quả và an toàn.

Hiện nay, tại BIDV Hà Tây nói riêng cũng như BIDV nói chung, công tác thẩm định dự án đầu tư được chuyên trách bởi 02 bộ phận, đó là Bộ phận tín dụng thuộc phòng QHKH và Bộ phận thẩm định thuộc phòng QLRR. Để đảm bảo chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư, các cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định rủi ro BIDV Hà Tây đã thực hiện bám sát với doanh nghiệp và dự án vay vốn, tuân thủ đúng quy trình thẩm định dự án do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm định cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)